Doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam: Cần sự cố gắng từ 2 phía

Theo infotv.vn

(Tài chính) Trong một hoạt động đầu tư, thì sự hợp tác chặt chẽ từ hai phía địa phương và doanh nghiệp là cực kỳ quan trọng.

Doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam: Cần sự cố gắng từ 2 phía
Trong một hoạt động đầu tư, thì sự hợp tác chặt chẽ từ hai phía địa phương và doanh nghiệp là cực kỳ quan trọng. Nguồn: internet
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành công nghiệp hỗ trợ có những đặc trưng riêng, do đó sự thấu hiểu doanh nghiệp và chia sẻ từ phía lãnh đạo địa phương sẽ là chìa khoá giúp mở ra cơ hội đầu tư cho các doanh nghiệp.

Tiềm năng chưa khai thác hết
Năm 2013 là năm đánh dấu mốc quan trọng trong quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản. 40 năm qua, mối quan hệ này đã và đang phát triển hết sức tốt đẹp trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế. Đến nay, Nhật Bản đã trở thành đối tác hàng đầu trong lĩnh vực kinh tế của Việt Nam với số vốn đầu tư liên tục tăng trong 3 năm trở lại đây.

Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, việc hợp tác giữa hai bên vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, triển vọng hợp tác chưa được khai thác hết.

Tại nhà xưởng của công ty EXEZY Việt Nam, một trong 37 thành viên của tập đoàn EXEZY có trụ sở chính tại OSAKA, Nhật Bản. EXEDY là nhà cung cấp lá côn, bàn ép nổi tiếng trên thế giới. Sản phẩm của EXEDY được phân phối rộng rãi ở 22 nước như Mĩ, Anh, Úc, New Zeland, Trung Quốc và cả Việt Nam.

Nhà xưởng chiếm chưa tới 8.000m2 được bài trí gọn gàng, khoa học và cũng rất nhân văn. Đại diện EXEDY cho biết thành quả gặt hái được mà công ty này có khi đầu tư vào Việt Nam chính là con người. Và những gì EXEZY đầu tư vào đây chính là để dành cho tương lai, tương lai của cả người Việt Nam và Nhật Bản.

“Người lao động Việt Nam rất nghiêm túc trong công việc. Họ có sự cần cù, sáng tạo và rất chăm chỉ. Tuy nhiên dù người Việt Nam hay người Nhật Bản thì điều quan trọng hơn cả là công tác đào tạo nhân lực. Nếu đào tạo ban đầu diễn ra tốt thì nhân viên sẽ vào một quy chuẩn chung, lao động Việt Nam cũng sẽ làm việc giống lao động Nhật Bản. Tôi tự hào về lao động của công ty EXEDY tại Việt Nam”, đại diện của EXEDY cho hay.

Về phía doanh nghiệp Việt Nam, theo ông Nguyễn Nhật Cương, Giám đốc maketing online , Siêu thị điện máy Trần Anh, việc thu hút những công ty như EXEDY đang là chiến lược trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của nhiều địa phương, trong đó có tỉnh Vĩnh Phúc.

“Các doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhật Bản hoạt động trong ngành công nghiệp hỗ trợ có nhiều ưu điểm như sở hữu công nghệ cao, quy mô doanh nghiệp phù hợp với đặc trưng và nhu cầu đáp ứng về mặt bằng, lao động của địa phương. Bên cạnh đó, việc thu hút các công ty vệ tinh này cũng khiến địa phương có nhiều lợi thế trong thu hút doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cuối cùng”, ông Cương nói.

Doanh nghiệp cần liên kết chặt chẽ với địa phương

Hiện nay hầu hết các địa phương đều có các hoạt động xúc tiến đầu tư của riêng mình. Do đó điều mà nhiều doanh nghiệp quan tâm là sự thờ ơ của chính quyền địa phương không còn là trở ngại lớn trong hoạt động đầu tư tại Việt Nam.

Đặc biệt ngày càng nhiều địa phương muốn thu hút các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp hỗ trợ, do vai trò hết sức quan trọng của khối doanh nghiệp này, nên tâm lý e ngại không được chào đón như các doanh nghiệp lớn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã được giải toả. Điều này hết sức quan trọng trong hoạt động đầu tư tại địa phương.

Ông Lê Đức Anh, Đại diện siêu thị Topcare Cầu Giấy cho rằng, mối quan hệ giữa doanh nghiệp và chính quyền địa phương là cực kỳ quan trọng. Hiện nay, địa phương có vai trò lớn trong việc thông tin, tạo điều kiện như giải phóng mặt bằng, hỗ trợ dạy nghề, giải quyết các vấn đề pháp lý cũng như vướng mắc của doanh nghiệp. Do đó doanh nghiệp cần phải có sự liên kết chặt chẽ với địa phương để công việc vận hành tốt nhất.

Đặc điểm các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Nhật Bản là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, họ chỉ đầu tư vào các khu công nghiệp có điều kiện vật chất sẵn sàng và chỉ thuê loại nhà xưởng diện tích nhỏ, khoảng 300m2-500m2. Do đó các địa phương cần xác định chiến lược hợp lý, cung cấp mặt bằng phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp, tránh lãng phí cũng như tạo môi trường hoạt động tốt hơn cho nhà đầu tư.

Sự hợp tác tích cực từ lãnh đạo địa phương chính là chìa khoá trong thu hút các doanh nghiệp Nhật Bản trong ngành công nghiệp hỗ trợ nói riêng, cũng như tất cả các ngành nghề khác.