Tiêu điểm tài chính

PHÁT TRIỂN ĐẶC KHU KINH TẾ Ở VIỆT NAM

PHÁT TRIỂN ĐẶC KHU KINH TẾ Ở VIỆT NAM

Ba thập kỷ qua, Trung Quốc đã khiến cả thế giới ngưỡng mộ khi xây dựng Thâm Quyến từ “chỗ không có gì” trở thành một đặc khu kinh tế giàu có. Trong khi đó, dù được nhận định là có cơ hội to lớn để hình thành các đặc khu hành chính, kinh tế, song đến nay Việt Nam vẫn chưa có đặc khu kinh tế nào. Câu hỏi đặt ra hiện nay là làm sao để Việt Nam có thể phát triển các khu vực kinh tế năng động nhất, tự do nhất, với nhiều ưu đãi tiên tiến và nổi trội nhất, tạo sức lan tỏa cho những khu vực kinh tế khác và cho kinh tế cả nước?
BẢO HIỂM HƯU TRÍ Ở VIỆT NAM

BẢO HIỂM HƯU TRÍ Ở VIỆT NAM

Sự già hoá của dân số Việt Nam đã tác động không nhỏ đến ngân sách chính phủ và sự bền vững tài chính của quỹ hưu trí. Thực tế này đang đang đặt ra yêu cầu cải cách hệ thống hưu trí theo hướng đảm bảo sự bền vững của hệ thống, sự cân đối của quỹ hưu trí trong dài hạn và bao phủ số đông dân số nhằm đảm bảo cuộc sống của người lao động khi đến tuổi nghỉ hưu.
PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH Ở VIỆT NAM

PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH Ở VIỆT NAM

Ngày 11/3/2014, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam. Xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán phái sinh là điều cần thiết, là xu thế phát triển tất yếu nhằm hoàn thiện thị trường vốn Việt Nam, qua đó giúp đẩy mạnh quá trình huy động và khơi thông các nguồn vốn cho đầu tư phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
NHÌN LẠI VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LỆNH PHÍ VÀ LỆ PHÍ

NHÌN LẠI VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LỆNH PHÍ VÀ LỆ PHÍ

Tại phiên "Phiên giải trình về chấp hành pháp luật về phí và lệ phí”, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng khẳng định Pháp lệnh Phí và lệ phí có hiệu lực từ năm 2002 là hành lang pháp lý quan trọng để thống nhất quản lý việc sử dụng phí và lệ phí hiệu quả. Qua 12 năm triển khai thực hiện, đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng cũng còn một số tồn tại, vướng mắc. Thời gian tới, Bộ Tài chính sớm tổng kết việc thực hiện Pháp lệnh Phí và lệ phí, để chuẩn bị trình Chính phủ ban hành Luật Phí lệ phí thay thế Pháp lệnh này.
THÁCH THỨC BẪY THU NHẬP TRUNG BÌNH Ở VIỆT NAM

THÁCH THỨC BẪY THU NHẬP TRUNG BÌNH Ở VIỆT NAM

Tất cả các nước đang phát triển tại châu Á có mức thu nhập trung bình đều rất dễ rơi vào bẫy thu nhập trung bình và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Theo nhiều chuyên gia kinh tế trong nước và quốc tế, bẫy thu nhập trung bình thực sự đã trở thành thách thức cho Việt Nam. Làm sao Việt Nam có thể tránh được bẫy thu nhập trung bình?
VIỆT NAM - ĐIỂM ĐẾN CỦA CÁC NHÀ ĐẦU TƯ NHẬT BẢN

VIỆT NAM - ĐIỂM ĐẾN CỦA CÁC NHÀ ĐẦU TƯ NHẬT BẢN

Ngày 25/4 tại thủ đô Tokyo (Nhật Bản), Bộ Tài chính Việt Nam đã tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư “Việt Nam – Điểm đến của nhà đầu tư Nhật Bản”. Hội nghị đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của dư luận quốc tế nói chung và của các nhà đầu tư hàng đầu Nhật Bản nói riêng.
TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ TÁI CƠ CẤU DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 2014-2015

TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ TÁI CƠ CẤU DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 2014-2015

Làm thế nào để tái cơ cấu DNNN thành công vào năm 2015 là vấn đề thu hút sự quan tâm của dư luận. Đây cũng là nội dung chính của Chủ đề “Triển khai nhiệm vụ tái cơ cấu DNNN 2014-2015” trên Tạp chí Tài chính số này. Qua bài viết phân tích, bình luận của các chuyên gia kinh tế, các nhà quản lý về tình hình tái cơ cấu DNNN hiện nay, nhiều giải pháp hữu ích nhằm đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu DNNN cũng được đề xuất, kiến nghị.
TẠO LẬP THỊ TRƯỜNG MUA BÁN NỢ Ở VIỆT NAM

TẠO LẬP THỊ TRƯỜNG MUA BÁN NỢ Ở VIỆT NAM

Để góp phần giải quyết nợ xấu hiện nay, Việt Nam cần tạo lập một thị trường mua bán nợ chuyên nghiệp. Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, để hoàn thành nhiệm vụ này cần phải có nhiều thời gian bởi còn nhiều vướng mắc cần xử lý để khơi thông hoạt động mua bán nợ xấu.
VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG DƯỚI GIÁC ĐỘ KINH TẾ

VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG DƯỚI GIÁC ĐỘ KINH TẾ

Những ngày qua, hành vi Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan Hải Dương 981 và nhiều tàu, máy bay vào xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam đã khiến dư luận trong và ngoài nước vô cùng bức xúc. Thấy rõ Biển Đông có vị trí chiến lược về kinh tế, quốc phòng, hàng hải… Trung Quốc muốn đơn phương độc chiếm vùng biển này, bất chấp Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Hành động này thực sự đang đe dọa ổn định kinh tế trong khu vực.
THU HÚT NGUỒN LỰC BÊN NGOÀI VÀO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM

THU HÚT NGUỒN LỰC BÊN NGOÀI VÀO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM

Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, khi nhu cầu về vốn cho sự phát triển kinh tế rất lớn mà khả năng tích lũy còn hạn chế thì các nguồn lực đầu tư từ bên ngoài sẽ là "cú huých" mạnh đối với sự phát triển kinh tế. Với ý nghĩa đó, những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định, nguồn lực đầu tư từ bên ngoài là thành phần kinh tế quan trọng của đất nước. Theo đó, chính sách mở cửa hội nhập, cải thiện môi trường kinh doanh... để kêu gọi các nguồn lực đầu tư từ nước ngoài liên tục được cải thiện mạnh mẽ.