Kim ngạch xuất, nhập khẩu tăng, giảm phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như lượng xuất, nhập khẩu, giá xuất, nhập khẩu, thị trường xuất, nhập khẩu, trong đó giá xuất, nhập khẩu là yếu tố có tầm quan trọng hàng đầu.
(Tài chính) Dù bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều khó khăn nhưng xuất, nhập khẩu của Việt Nam năm 2013 vẫn được dự báo đạt được mức tăng trưởng khá, khoảng 133-136 tỷ USD (tương đương 16-19%), cao hơn chỉ tiêu tăng trưởng 10% (125,5 tỷ USD) do Quốc hội đề ra. Dự kiến nhập siêu năm 2013 khoảng 5 tỷ USD (khoảng 4% xuất khẩu), thấp hơn mức 8% do Quốc hội đề ra.
Báo cáo mới nhất của Bộ Công Thương về tình hình xuất nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2013 tỏ ra lạc quan khi xuất khẩu tăng 16,1%, nhập khẩu tăng 17,4% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, phân tích kỹ các số liệu về xuất nhập khẩu theo từng ngành, cho thấy còn nhiều vấn đề chưa thể an tâm cả trong cơ cấu xuất khẩu và nhập khẩu. Xem ra, điểm sáng trong bức tranh kinh tế năm 2012 khó có thể lặp lại trong năm nay.
Nguy cơ mất thị trường vì rào cản kỹ thuật gia tăng và sự mất cân đối giữa tỷ trọng xuất – nhập đang diễn ra ở một số thị trường là nỗi lo của xuất khẩu những tháng cuối năm.
Tại Hội nghị giao ban sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm, Bộ Công thương cho biết, việc triển khai quyết liệt các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn để sản xuất và xuất khẩu về đích là nhiệm vụ ưu tiên cao nhất của ngành công thương trong những tháng cuối năm 2013.
Mặc dù chỉ đạt 49% kế hoạch trong nửa đầu năm nhưng Bộ Công Thương dự báo, hoạt động xuất khẩu sẽ lấy đà khởi sắc vào những tháng tiếp theo, kim ngạch xuất khẩu sẽ vượt 127 tỷ USD trong năm 2013, tăng 1-2 tỷ USD so với kế hoạch đề ra.
Trong một báo cáo mới đây, Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR - Đại học Quốc gia Hà Nội) nhận định: sự gần gũi về địa lý, giàu tài nguyên và ở một trình độ sản xuất thấp hơn Trung Quốc có thể khiến Việt Nam đang dần bị hút vào vòng xoáy "giải công nghiệp hóa”. Việc tham gia vào Khu vực thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) - thông qua đó đa số hàng rào thuế quan giữa ASEAN với Trung Quốc được gỡ bỏ - có thể khiến hiệu ứng "giải công nghiệp hóa" trở nên rõ nét hơn.
(Tài chính) Việc Việt Nam chính thức tham gia đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) từ năm 2010 thể hiện quyết tâm chính trị cao, nỗ lực mạnh mẽ hội nhập kinh tế quốc tế của chúng ta. Cơ hội mở ra với xuất khẩu và đầu tư là khá to lớn nhưng bên cạnh đó cũng kèm theo những thách thức không nhỏ...
(Tài chính) Theo Tổng cục Hải quan, dự toán số thu ngân sách 6 tháng đầu năm 2013 đạt 96.000 tỷ đồng, đạt 40,4% kế hoạch, tăng 5,5% so với cùng kỳ. Nhiều cục Hải quan tỉnh, thành phố bước đầu đã đạt kết quả đáng khích lệ cho những nỗ lực từ đầu năm đến nay.
Trong những năm qua, xuất - nhập khẩu của Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần không nhỏ vào sự phát triển của đất nước. Xuất - nhập khẩu tăng trưởng với nhịp độ bình quân khá cao về kim ngạch, đa dạng và phong phú về mặt hàng. Thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng. Tuy nhiên, phía sau của thành công là một loạt những tồn tại cần sớm được giải quyết.