Đức và Mỹ: Mô hình kinh tế nào vượt trội ?

Theo Stox.vn

Quy mô gói kích thích kinh tế không phải là yếu tố chính quyết định tốc độ hồi phục từ suy thoái. Người Mỹ dùng gói kích thích lớng, nhưng hồi phục chậm. Người Đức chi ít tiền, nhưng hồi phục đứng hướng.

Trong nửa đầu năm nay, các lãnh đạo của Đức và Mỹ tham gia và một cuộc tranh luận mang tính sử thi trong kinh tế học. Người Mỹ lập luận rằng khủng hoảng kinh tế đang rất tồi tệ và chính phủ cần vay tiền để đưa ra các gói kích thích. Người Đức thì lại cho rằng, khoản tiền kích thích kinh tế nhỏ trong ngắn hạn thì có thể chấp nhận được, còn lại không nên chi quá lớn trong thời gian dài. Điều cần làm không phải là tăng thêm gánh nặng nợ nần, mà là biện pháp để cân bằng ngân sách và hồi phục niềm tin.

Cuộc tranh cãi ngày càng gay gắt. Các kinh tế gia người Mỹ chỉ trích các lãnh đạo Đức đang gây rủi ro suy thoái trong dài hạn. Bộ trưởng tài chính Đức ông Wolfgan Schauble phản bác rằng “ Chính phủ không thể dấn quá sâu vào nợ nần chỉ để giải quyết vấn đề kích cầu”.

Hai nước này đi theo 2 con đường chính sách trái ngược nhau. Theo giáo sư Gary Becker từ Đại Học Chicago, người Mỹ đã vay khoản tiền tương đương 6% GDP để kích thích tăng trưởng. Còn người Đức chi khoảng 1,5% G.D.P vào gói kích thích của mình.

Những gì đang diễn ra hiện nay cho thấy nước Đức đang đúng hướng. Gói kích thích kinh tế của người Mỹ, với hy vọng tạo ra “một mùa hè hồi phục”, theo như một quan chức chính quyền Obama cho biết. Dự kiến tăng trưởng việc làm sẽ đạt đến 500,000 việc làm một tháng. Những thay vào đó nền kinh tế Mỹ đang trong vòng luẩn quẩn.

Trái lại, nền kinh tế Đức đang tăng trưởng với tỷ lệ rất nóng, 9%/ năm. Thất nghiệp đã giảm xuống mức bằng thời điểm trước khủng hoảng.

Kết quả tăng trưởng của một quý dĩ nhiên chưa thể xác định ai là người thắng trong cuộc tranh luận. Nhiều yếu tố khác đóng góp vào kết quả này. Ví dụ như, kinh tế Đức tăng trưởng một phần bởi vì nước Mỹ đang đi vay nợ. Về cơ bản, những người Mỹ đang vay từ thế hệ con cháu mình, và chi tiêu một phần vào các sản phẩm máy móc từ Đức, và giúp cho công nhân Đức có việc làm.

Tuy nhiên kết quả tăng trưởng thực sự cho thấy một sự thật cơ bản: Quy mô gói kích thích kinh tế không phải là yếu tố chính quyết định tốc độ hồi phục từ suy thoái. Người Mỹ dùng gói kích thích lớng, nhưng hồi phục chậm. Người Đức chi ít tiền, nhưng hồi phục đúng hướng.

Điều hành kinh tế không phải như chơi Piano, ấn phím chính sách tài khóa thì sẽ tạo ra âm hưởng việc làm tăng trưởng. Thay vào đó, quản lý kinh tế cũng như cha mẹ dạy bảo con. Nếu bạn truyền cho con những giá trị tốt và tạo ra một môi trường an toàn, bằng các quá trình hành động mà bạn sẽ không bao giờ hiểu, con cái của bạn dần dần sẽ phát triển tốt.

Vấn đề cốt yếu là có được nền tảng cơ bản tốt. Người Đức đã làm tốt hơn vì trong thập kỷ qua trong việc quan tâm đến nền tảng cơ bản đó, còn người Mỹ thì không

Tình hình có thể được diễn giải thế này: Các nhà làm chính sách tại Đức được thừa hưởng một mô hình kinh tế dựa trên sự đồng thuận. Mô hình này có nhiều ưu điểm. Nó đẩy mạnh sự đổi mới, sáng tạo. Nó cũng có những nhược điểm. Nó đôi khi sẽ dẫn đến sự cứng nhắc và thất nghiệp cao.

Tại Mỹ, các nhà lãnh đạo thừa hưởng một mô hình hoàn toàn khác, và cũng có những lợi ích nhất định. Nó thúc đẩy sự đột phá mang tính đột biến ( kiểu như Silicon Valley). Nó cũng có những điểm yếu cố hữu, đó là tính ưa thích tiêu dùng quá tay và suy tính thiển cận.

Trong thập kỷ vừa qua, các nhà làm chính sách Mỹ hầu như không làm được gì để tăng tính hiểu quả trong ưu điểm của mô hình của mình, hay chỉ ra các vấn đề trong mô hình đó. Thực ra, họ chỉ đưa ra những dự báo tình hình sẽ xấu đi trong ngắn hạn, với các chính sách tài chính, tài khóa và sở hữu nhà khuyến khích người ta vay tiền và chi tiêu nhiều hơn.

Sự thăng trầm của một quốc gia gắn liền với sức mạnh về văn hóa và thể chế điều hành. Mặc dù đều có những yếu điểm, nhưng thể chế điều hành của Đức đã vận hạnh hợp lý, trải qua những thay đổi khó khăn nhưng cần thiết. Còn người Mỹ có văn hóa sáng tạo rất ấn tượng, nhưng hiện nay đang yếu kém về mặt hệ thống.