CƠ CẤU LẠI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC, BẢO ĐẢM NỀN TÀI CHÍNH QUỐC GIA AN TOÀN, BỀN VỮNG

Tác động phân cấp tài khóa đến thu nhập ở Việt Nam

Tác động phân cấp tài khóa đến thu nhập ở Việt Nam

Bài viết nghiên cứu tác động của phân cấp tài khóa đến bất bình đẳng thu nhập của 63 tỉnh/thành của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2000 - 2014. Trong mối quan hệ giữa phân cấp tài khóa và bất bình đẳng thu nhập, ở giai đoạn đầu thì phân cấp tài khóa làm gia tăng bất bình đẳng thu nhập bình quân đầu người giữa các tỉnh nhưng sự gia tăng này không duy trì liên tục. Đến một mức độ nhất định thì việc tiếp tục gia tăng phân cấp tài khóa sẽ làm giảm bất bình đẳng thu nhập.
Quan hệ giữa ngân sách trung ương với ngân sách địa phương: Thực trạng và một số đề xuất

Quan hệ giữa ngân sách trung ương với ngân sách địa phương: Thực trạng và một số đề xuất

Phân cấp quản lý nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách có mối liên hệ chặt chẽ đối với sự ổn định, bền vững của ngân sách nhà nước và có tác động nhiều mặt đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Ở Việt Nam hiện nay, để bảo đảm các nhu cầu chi tiêu và nâng cao tính bền vững của ngân sách nhà nước cần xác định mức độ phân cấp thu, chi ngân sách hợp lý, đúng đắn, từng bước tiến tới giảm nợ công, tăng tính tự chủ và phân cấp ngân sách hơn nữa cho địa phương.
Giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước và nợ công ở Việt Nam

Giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước và nợ công ở Việt Nam

Trong những năm qua, chính sách thu ngân sách nhà nước liên tục được hoàn thiện theo yêu cầu thực tiễn đã góp phần tăng quy mô và tỷ lệ động viên GDP vào ngân sách nhà nước. Cụ thể, tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách nhà nước thông qua thuế, phí đã đạt khoảng 21% GDP/năm, gần sát với mục tiêu nghị quyết của Quốc hội đề ra. Tuy nhiên, quy mô chi ngân sách nhà nước tăng khá cao, điều này gây không ít khó khăn đối với cân đối ngân sách nhà nước. Để giải quyết tình trạng này cần có giải pháp hữu hiệu để cơ cấu lại ngân sách nhà nước đảm bảo phát triển ổn định, bền vững.
Chi ngân sách nhà nước góp phần phát triển bền vững nền kinh tế

Chi ngân sách nhà nước góp phần phát triển bền vững nền kinh tế

Chi ngân sách nhà nước là việc phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo thực hiện chức năng của nhà nước theo những nguyên tắc nhất định. Với chức năng quan trọng đó, trong nhiều năm qua, chi ngân sách nhà nước đã từng bước được hoàn thiện theo hướng phân bổ hợp lý, có hiệu quả các nguồn lực gắn với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.
Huy động nguồn thu ngân sách nhà nước ở Việt Nam theo hướng bền vững

Huy động nguồn thu ngân sách nhà nước ở Việt Nam theo hướng bền vững

Bài viết đánh giá thực trạng huy động nguồn lực vào ngân sách nhà nước ở Việt Nam qua việc phân tích quy mô và cơ cấu thu ngân sách những năm gần đây. Sự thay đổi về bối cảnh kinh tế trong và ngoài nước đặt ra yêu cầu cần phải cải cách, hoàn thiện chính sách động viên ngân sách cho phát triển. Để đảm bảo tính bền vững của ngân sách trong giai đoạn tới, Việt Nam buộc phải có những điều chỉnh về chính sách thuế đồng thời với chính sách chi ngân sách. Trong cơ cấu thu ngân sách, vai trò của các khoản thu nội địa, nhất là loại thuế tài sản, thuế tiêu dùng với hàng sản xuất nội địa (như thuế tiêu thụ đặc biệt), thuế thu nhập cá nhân sẽ ngày càng quan trọng hơn.
Đảm bảo bền vững tài khóa ở Việt Nam: Hướng đến một chiến lược tổng thể và toàn diện

Đảm bảo bền vững tài khóa ở Việt Nam: Hướng đến một chiến lược tổng thể và toàn diện

Trong gần 2 thập niên qua, thể chế tài chính – ngân sách nhà nước của Việt Nam liên tục được đổi mới và hoàn thiện, nhờ đó, tiềm lực tài chính quốc gia được tăng cường và mở rộng, an ninh, an toàn nền tài chính công được đảm bảo. Tuy nhiên, những năm gần đây, Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều rủi ro, nhất là khi nhìn nhận từ giác độ bền vững tài khóa. Yêu cầu đặt ra đối với Việt Nam trong thời gian tới là phải có một kế hoạch tổng thể để từng bước giảm dần mức bội chi ngân sách nhà nước, qua đó hạn chế sự gia tăng của nợ công, góp phần vào chiến lược phát triển trung và dài hạn của đất nước.
Huy động nguồn lực tài chính phục vụ cơ cấu lại nền kinh tế

Huy động nguồn lực tài chính phục vụ cơ cấu lại nền kinh tế

Cơ cấu lại tổng thể và đồng bộ nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng là chiến lược lớn của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Để thực hiện thành công chiến lược này, cần huy động nguồn lực tài chính đa dạng từ nhiều lĩnh vực và liên quan đến nhiều chủ thể khác nhau trong nền kinh tế. Dựa trên việc phân tích thực trạng huy động nguồn lực tài chính trên một số phương diện khác nhau, bài viết đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm phát huy nguồn lực tài chính phục vụ cho chiến lược trên.