NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA - TIỀN TỆ

Kế hoạch đầu tư công trung hạn cần đảm bảo tính bền vững của chính sách tài khóa

Kế hoạch đầu tư công trung hạn cần đảm bảo tính bền vững của chính sách tài khóa

Trước những thông tin về số dư nợ Chính phủ hiện chiếm 50,3% GDP được đưa ra tại Báo cáo đánh giá bổ sung tình hình thực hiện NSNN năm 2015 của Bộ Tài chính tại phiên họp của UBTVQH ngày 7/3/2016, dư luận xã hội đang đặc biệt quan tâm đến mức độ an toàn nợ công của Việt Nam hiện nay cũng như các giải pháp để nợ công không vượt trần dư nợ Quốc hội đề ra. Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính đã có cuộc trao đổi với ông Trương Hùng Long - Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại để làm rõ hơn vấn đề trên.
Cải cách quản lý ngân sách nhà nước và tái cơ cấu đầu tư công

Cải cách quản lý ngân sách nhà nước và tái cơ cấu đầu tư công

Ngày 25/6/2015, Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Ngân sách nhà nước 2015 có hiệu lực thi hành từ năm tài khóa 2017 và thay thế Luật Ngân sách nhà nước 2002. Luật Ngân sách nhà nước 2015 với 12 chương, 76 Điều đã quy định một số điểm mới cơ bản mang tính đột phá trong công tác quản lý tài chính – ngân sách nhà nước sẽ góp phần quan trọng trong việc huy động, phân bổ nguồn lực tài chính quốc gia một cách hiệu quả...
Tác động của chính sách tài khóa đến kinh tế Việt Nam và một số khuyến nghị

Tác động của chính sách tài khóa đến kinh tế Việt Nam và một số khuyến nghị

Cùng với các chính sách kinh tế khác, chính sách tài khóa là một công cụ trọng yếu giữ vai trò quyết định trong quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Để đánh giá những tác động của chính sách tài khóa đối với kinh tế vĩ mô, bài viết phân tích thực trạng từ năm 1990-2015 qua phương pháp so sánh và đo xung lực tài khóa (MFI) nhằm xem xét tính phù hợp của chính sách tài khóa đối với chu kỳ kinh tế, từ đó đưa ra các kiến nghị trong thời gian tới.
Phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ  ở việt nam giai đoạn 2011-2015 và giải pháp đến năm 2020

Phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ ở việt nam giai đoạn 2011-2015 và giải pháp đến năm 2020

Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ là hai công cụ ổn định kinh tế vĩ mô quan trọng ở mọi quốc gia và có mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau. Để đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô tối ưu gồm tăng trưởng và ổn định giá cả, hai chính sách này cần được phối hợp và bổ sung cho nhau. Sự phối hợp sẽ được điều chỉnh nhằm ứng phó linh hoạt hơn đối với các chu kỳ của nền kinh tế.
Bàn về khuôn khổ phối hợp chính sách tài khóa – tiền tệ

Bàn về khuôn khổ phối hợp chính sách tài khóa – tiền tệ

Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ tuy chức năng khác nhau song lại có mối quan hệ mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau trong việc thực hiện mục tiêu kinh tế chung của mỗi quốc gia. Với một nước đang phát triển như Việt Nam thì việc tìm ra khuôn khổ cho sự phối hợp giữa hai chính sách này trong điều hành, quản lý kinh tế vĩ mô lại càng trở nên quan trọng.
Nâng cao hiệu quả phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ

Nâng cao hiệu quả phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ

Phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ là một trong những vấn đề có tầm quan trọng bậc nhất trong công tác hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô ở bất kỳ nước nào. Mặc dù vậy, thực tiễn cho thấy việc phối hợp các chính sách kinh tế nói chung, trong đó có chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ nói riêng, không phải lúc nào cũng diễn ra suôn sẻ.
Phối hợp chính sách tài khóa và tiền tệ ở Việt Nam giai đoạn 2001-2015 và phương án năm 2016

Phối hợp chính sách tài khóa và tiền tệ ở Việt Nam giai đoạn 2001-2015 và phương án năm 2016

Thực tế điều hành chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ thời gian qua cho thấy đây là hai công cụ quan trọng trong điều hành kinh tế vĩ mô; Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính đã có những can thiệp linh hoạt thông qua các công cụ của chính sách của mình. Bài viết đánh giá thực trạng mức độ phối hợp điều hành hai chính sách này ở Việt Nam thời kỳ 2001- 2015, đồng thời thực hiện dự báo phương án phối hợp hai chính sách trong năm 2016.