Để phát triển thị trường carbon, Bộ Tài chính cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường đang từng bước xây dựng các quy định cần thiết để triển khai sớm nhất vào năm 2028.
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 57/2024/TT-BTC hướng dẫn quản lý và sử dụng tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản và hoạt động chôn lấp chất thải tại Quỹ Bảo vệ môi trường.
Vào ngày 1/12, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức Hội thảo tập huấn, phổ biến các quy định, chính sách của Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) và các văn bản quy định chi tiết thi hành tại Cần Thơ.
Ngày 24/10, Cục Biển và Hải đảo Việt Nam phối hợp với Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức hội thảo “Đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo, đề xuất giải pháp hoàn thiện”.
Tại Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 07/10/2022, Bộ Chính trị đã đề ra các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó chú trọng phát triển công nghiệp xanh, năng lượng tái tạo gắn với bảo vệ môi trường.
Ở Việt Nam, Chính phủ nhận thức rõ những thách thức phải đối mặt về biến đổi khíhậu ngày càng tăng và đã ứng phó mạnh mẽ thông qua các chính sách, chương trình hành động, chiến lược quốc gia về biến đổi khíhậu, tăng trưởng xanh. Nguồn lực tài chính ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu khá đa dạng, bao gồm ngân sách trung ương, chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu, nguồn viện trợ ODA, viện trợ quốc tế, đầu tư của khu vực tư nhân... Tuy đã có những chính sách, kế hoạch và chương trình thích ứng với biến đổi khí hậu và đã tập trung nguồn lực để thực hiện nhưng hiện nay nguồn lực tài chính mới đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu, trong khi chi phí ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam được dự báo sẽ vượt quá 3-5% GDP vào năm 2030. Do đó, vấn đề đặt ra là cần đa dạng hóa các nguồn lực tài chính, tập trung huy động và đầu tư có hiệu quả các nguồn lực hiện có.
Bảo vệ môi trường đang là vấn đề được hầu hết các quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm và dành nhiều nỗ lực để thực hiện. Đối với Việt Nam, bảo vệ môi trường và thúc đẩy tăng trưởng xanh là một chủ trương lớn được xác định trong nhiều chiến lược, kế hoạch phát triển trung và dài hạn của Đất nước. Để thực hiện được các mục tiêu về bảo vệ môi trường, thúc đẩy tăng trưởng xanh đòi hỏi phải có sự kết hợp hiệu quả của nhiều chính sách khác nhau, trong đó không thể thiếu chính sách tài chính.
Nguồn vốn tín dụng có ý nghĩa quan trọng đối với các dự án xanh, doanh nghiệp xanh. Trong thời gian qua, mặc dù quy mô dư nợ tín dụng xanh đ. được cải thiện đáng kể, song tỷ trọng dư nợ tín dụng xanh trong tổng dư nợ tín dụng ngân hàng c.n tương đối thấp, chỉ ở mức dưới 4,5%. Thực tiễn này đòi hỏi cần có những chính sách khơi thông vốn tín dụng xanh nhằm hỗ trợ tích cực hơn nữa các dự án xanh, dự án phát triển kinh tế bền vững, hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững và gia tăng khả năng chống đỡ của nền kinh tế trước các nguy cơ biến đổi khí hậu.
Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn được coi là xu hướng phát triển tất yếu trong bối cảnh nguồn nguyên nhiên liệu ngày càng khan hiếm, tình trạng ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng biến đổi khí hậu khó lường hiện nay tại nhiều nước trên thế giới. Việc phát triển nền kinh tế xanh hay phát triển nền kinh tế tuần hoàn là phương tiện và là kết quả để phát triển bền vững, bảo vệ môi trường. Việt Nam không nằm ngoài xu thế chung này. Bài viết làm rõ một số nội dung liên quan đến vấn đề cối lõi của kinh tế xanh, bảo vệ môi trường, chính sách phát triển nền kinh tế xanh ở Việt Nam trong thời gian qua.