PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ TÀI CHÍNH VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI

Thực trạng và giải pháp phát triển thị trường dịch vụ tài chính Việt Nam

Thực trạng và giải pháp phát triển thị trường dịch vụ tài chính Việt Nam

Trong thời gian qua, thị trường dịch vụ tài chính Việt Nam đã có bước chuyển biến tích cực, thể chế được hoàn thiện, chất lượng dịch vụ được tăng cường, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Trong bối cảnh Cách mạng công nghệ 4.0 bùng nổ đã tác động sâu rộng đến cấu trúc nhiều ngành, lĩnh vực, trong đó có dịch vụ tài chính. Để bắt kịp xu hướng chung, thị trường dịch vụ tài chính của Việt Nam cần tiếp tục đổi mới, mở rộng các sản phẩm, dịch vụ áp dụng công nghệ mới, phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân, doanh nghiệp. Bài viết đánh giá thực trạng thị trường dịch vụ tài chính Việt Nam trong thời gian qua và định hướng phát triển thời gian tới.
Cơ hội và thách thức với thị trường dịch vụ tài chính khi Việt Nam tham gia các FTA thế hệ mới

Cơ hội và thách thức với thị trường dịch vụ tài chính khi Việt Nam tham gia các FTA thế hệ mới

Việc đàm phán, ký kết và thực thi các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thời gian qua đã đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia hội nhập nhanh và toàn diện vào nền kinh tế thế giới. Trong các FTA, các cam kết về lĩnh vực dịch vụ tài chính luôn là vấn đề được quan tâm. Đây cũng là một trong những ngành có đóng góp quan trọng trong GDP của Việt Nam. Nghiên cứu này đánh giá những thách thức và cơ hội của thị trường dịch vụ tài chính Việt Nam trong bối cảnh hội nhập, nhất là trong điều kiện thực thi các FTA thế hệ mới, từ đó gợi mở một số giải pháp tới các cơ quan quản lý nhà nước có những quyết sách điều chỉnh phù hợp với bối cảnh mới.
Phát triển thị trường dịch vụ tài chính Việt Nam trong kỷ nguyên Cách mạng công nghiệp 4.0

Phát triển thị trường dịch vụ tài chính Việt Nam trong kỷ nguyên Cách mạng công nghiệp 4.0

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã, đang diễn ra mạnh mẽ tác động đến đời sống kinh tế - xã hội Việt Nam. Lĩnh vực tài chính – ngân sách nói chung và thị trường dịch vụ tài chính nói riêng được đánh giá là một trong các lĩnh vực được “hưởng lợi” nhiều nhất nhưng đồng thời cũng chịu tác động lớn từ cuộc cách mạng này. Đánh giá thực trạng áp dụng giải pháp công nghệ tài chính mới tại thị trường dịch vụ tài chính Việt Nam, phân tích định hướng phát triển thị trường này trong thời gian tới, bài viết đưa ra một số kiến nghị dưới góc nhìn công nghệ - kỹ thuật nhằm hỗ trợ công tác quản lý, phát triển thị trường tài chính hoạt động an toàn, minh bạch, hiệu quả.
Phát triển các sản phẩm mới thu hút đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam

Phát triển các sản phẩm mới thu hút đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam

Hướng tới mục tiêu mở rộng quy mô thị trường cổ phiếu đạt 100% GDP vào năm 2020 và 120% GDP vào năm 2025; quy mô thị trường trái phiếu đạt 47% GDP vào năm 2020 và 55% GDP vào năm 2025; số lượng công ty niêm yết đến năm 2020 tăng 20% so với năm 2017… thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian qua đã không ngừng phát triển về quy mô, hoàn thiện về cấu trúc; đa dạng các sản phẩm mới nhằm thu hút các nhà đầu tư. Việc làm này đã tiếp sức cho nỗ lực nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam, từ “cận biên” lên “mới nổi”; trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng cho nền kinh tế.
Định hướng phát triển dịch vụ tài chính - ngân hàng Việt Nam và những vấn đề đặt ra

Định hướng phát triển dịch vụ tài chính - ngân hàng Việt Nam và những vấn đề đặt ra

Phát triển dịch vụ tài chính – ngân hàng là yêu cầu tất yếu của nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính Việt Nam nói riêng. Vì vậy, chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam đến năm 2030 đã đặt ra những mục tiêu cụ thể về phát triển dịch vụ tài chính – ngân hàng trong bối cảnh đất nước hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng. Nghiên cứu định hướng phát triển dịch vụ tài chính – ngân hàng của Việt Nam, bài viết nhận diện những khó khăn, thách thức, đề xuất kiến nghị để thực hiện thành công định hướng mà Chính phủ đã đề ra đến năm 2030.
Kết nối và hợp tác tài chính trong thực thi các FTA thế hệ mới

Kết nối và hợp tác tài chính trong thực thi các FTA thế hệ mới

Việc thực thi các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đặt ra không ít thách thức đối với kết nối và hợp tác tài chính của các bên tham gia. Kinh nghiệm của một số nước cho thấy, trong bối cảnh thực thi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA), Việt Nam cần nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống tài chính, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để đáp ứng với các yêu cầu hội nhập và điều hành chính sách ổn định vĩ mô hiệu quả.