TRIỂN KHAI LUẬT KẾ TOÁN NĂM 2015 TRONG CHIẾN LƯỢC KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN NĂM 2020

Kiểm toán Nhà nước: Đẩy mạnh học tập gắn liền với chất lượng và đạo đức công vụ

Kiểm toán Nhà nước: Đẩy mạnh học tập gắn liền với chất lượng và đạo đức công vụ

Kỷ niệm 133 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2023), Đảng ủy Kiểm toán Nhà nước tổ chức Hội nghị Sơ kết việc thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” giai đoạn 2021-2023.
Hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ theo luật kế toán năm 2015

Hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ theo luật kế toán năm 2015

Hiện nay, có rất nhiều quan điểm khác nhau về kiểm toán nội bộ và hệ thống kiểm soát nội bộ. Xã hội phát triển, kiểm toán nội bộ và hệ thống kiểm soát nội bộ không chỉ nằm trong phạm vi hoạt động của đơn vị mà nó vượt ra khỏi phạm vi nội bộ đơn vị nhằm đáp ứng yêu cầu sử dụng thông tin của các đối tượng bên ngoài. Luật Kế toán năm 2015 đã chỉ rõ trách nhiệm của đơn vị kế toán phải xây dựng, thiết lập một hệ thống kiểm soát nội bộ có hiệu quả, hiệu lực và tin cậy, tổ chức kiểm toán nội bộ với những nhiệm vụ được quy định cụ thể theo luật định.
Hoàn thiện môi trường pháp lý, tăng tính cạnh tranh cho hoạt động dịch vụ kế toán

Hoàn thiện môi trường pháp lý, tăng tính cạnh tranh cho hoạt động dịch vụ kế toán

Việt Nam đã cam kết mở cửa toàn diện thị trường dịch vụ kế toán khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và Hiệp định đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). Đây là cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán và hành nghề kế toán, song cũng là thách thức đặt ra đối với thị trường dịch vụ kế toán Việt Nam còn non trẻ bởi các quy định luật pháp về kế toán mới được hình thành và các yếu tố của thị trường chưa đầy đủ, đội ngũ kế toán viên có chứng chỉ theo quy chuẩn quốc tế còn ít về số lượng và hạn chế về chất lượng…
Áp dụng nguyên tắc “coi trọng nội dung bản chất hơn hình thức” trong kế toán

Áp dụng nguyên tắc “coi trọng nội dung bản chất hơn hình thức” trong kế toán

Hệ thống pháp lý về kế toán (Luật Kế toán, chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán) ở các quốc gia trên thế giới cũng như ở Việt Nam được xây dựng, củng cố và hoàn thiện theo nguyên tắc “coi trong nội dung bản chất hơn hình thức” trong việc hướng dẫn ghi nhận và trình bày thông tin kế toán. Bài viết cung cấp thông tin đầy đủ hơn về nguyên tắc “coi trọng nội dung bản chất hơn hình thức” và đưa ra các đề xuất, khuyến nghị triển khai áp dụng triệt để nguyên tắc này nhằm nâng cao chất lượng thông tin kế toán.
Luật Kế toán mới và quy định ứng dụng công nghệ thông tin trong kế toán doanh nghiệp

Luật Kế toán mới và quy định ứng dụng công nghệ thông tin trong kế toán doanh nghiệp

Đáp ứng yêu cầu hội nhập về kế toán – tài chính quốc tế, Quốc hội đã thông qua Luật Kế toán năm 2015 – Luật số 88/2015/QH13 gồm 6 Chương, 74 Điều. Một trong những mục tiêu của việc sửa đổi Luật Kế toán nhằm nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hệ thống kế toán Việt Nam, qua đó, nâng cao chất lượng của công tác kế toán với vai trò là công cụ quản lý tài chính, vốn, tài sản của nhà nước, của doanh nghiệp, là công cụ quản lý, giám sát của Nhà nước. Luật Kế toán năm 2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2017.
Định hướng triển khai thực hiện kế toán quản trị theo Luật Kế toán năm 2015

Định hướng triển khai thực hiện kế toán quản trị theo Luật Kế toán năm 2015

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng hơn với khu vực và thế giới, việc đổi mới và hội nhập của kế toán Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết, trong đó việc ban hành Luật Kế toán năm 2015 thay thế Luật Kế toán năm 2003 là một trong những vấn đề quan trọng nhất. Để triển khai Luật Kế toán mới có hiệu quả, cần tiếp tục nghiên cứu và bổ sung những nội dung mới về kế toán quản trị, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng kế toán quản trị trong quá trình quản trị, điều hành tại các doanh nghiệp.
Nguyên tắc giá trị hợp lý theo Luật kế toán: Lý luận và định hướng áp dụng ở Việt Nam

Nguyên tắc giá trị hợp lý theo Luật kế toán: Lý luận và định hướng áp dụng ở Việt Nam

Luật Kế toán số 03/2003/QH11 được Quốc hội thông qua ngày 17/6/2003 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2004 đã tạo hành lang pháp lý cho lĩnh vực kế toán. Trải qua hơn 13 năm triển khai thực hiện, bên cạnh những đóng góp tích cực cho nền kinh tế, Luật cũng đã bộc lộ một số hạn chế cần sửa đổi để đáp ứng yêu cầu đổi mới mạnh mẽ và hội nhập sâu rộng của nền kinh tế. Việc ban hành và sửa đổi, bổ sung Luật Kế toán Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế là rất thiết thực và có ý nghĩa khoa học. Trong các nội dung sửa đổi, có nội dung quan trọng được bổ sung đó là quy định giá trị hợp lý.
Luật kế toán năm 2015 trong chiến lược cải cách khung pháp lý về kế toán Việt Nam

Luật kế toán năm 2015 trong chiến lược cải cách khung pháp lý về kế toán Việt Nam

Trước yêu cầu cải cách hệ thống kế toán phù hợp với tiến trình hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với thế giới, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược kế toán, kiểm toán Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030”. Việc thực hiện Chiến lược đặt ra yêu cầu cấp bách phải cải cách căn bản khung pháp lý về kế toán, kiểm toán phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội của Việt Nam và thông lệ kế toán, kiểm toán phổ biến trên thế giới. Trong lộ trình đó, vấn đề hoàn thiện Luật Kế toán Việt Nam năm 2003 đã sớm được đặt ra. Sau một thời gian nghiên cứu, thảo luận, Luật Kế toán số 88/2015/QH13 đã được Quốc hội thông qua ngày 20/11/2015, có hiệu lực thi hành từ 1/1/2017.