FDI toàn cầu giảm 41% sau cuộc cải cách thuế quan của Mỹ
Theo số liệu sơ bộ từ Cơ quan Thương mại và phát triển Liên hiệp quốc (UNCTAD), ngày 15/10 cho thấy, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu đã giảm 41%, xuống 470 tỷ USD trong nửa đầu năm nay, là mức thấp nhất kể từ năm 2005 đến nay.
Cuộc cải cách thuế quan Mỹ của Tổng thống Donald Trump được cho là nguyên nhân chính gây ra sự sụt giảm này, sau sự sụt giảm năm 2017 với 23% do các công ty Mỹ chuyển lượng kiều hối 217 tỷ USD từ các chi nhánh nước ngoài. UNCTAD cho rằng, bức tranh nhìn chung vẫn ảm đạm và viễn cảnh không có nhiều lạc quan.
FDI bao gồm các nguồn vốn xuyên biên giới của các công ty, các khoản vay nội bộ và đầu tư vào các dự án khởi nghiệp ở nước ngoài, là một chuỗi toàn cầu hóa và là dấu hiệu tiềm năng cho sự tăng trưởng của chuỗi cung ứng doanh nghiệp và các mối quan hệ thương mại trong tương lai. Nhưng FDI cũng có thể sụt giảm nhanh chóng khi các công ty rút ra khỏi các dự án nước ngoài hoặc thu hồi vốn về nước.
Sự đảo chiều này có thể làm xói mòn tầm quan trọng của chuỗi cung ứng quốc tế vốn trở thành động lực ngày càng quan trọng của thương mại quốc tế cho đến năm 2011 và sau đó bị trì trệ. “Nếu thiếu FDI để mở rộng chuỗi giá trị thì tất nhiên sẽ tác động đến chuỗi giá trị toàn cầu và do đó tác động đến thương mại toàn cầu” - đại diện UNCTAD nhận định.
Khi các công ty Mỹ rút tiền khỏi các dự án đầu tư ở nước ngoài trong nửa đầu năm nay, Trung Quốc đã trở thành điểm đến hàng đầu cho FDI, với hơn 70 tỷ USD vốn đầu tư vào, tăng 6%. Các nước đang phát triển đã thu hút gấp đôi FDI so với các nước phát triển. Dòng vốn vào châu Âu đã giảm 93% khi dòng vốn truyền thống vào Ailen - cơ sở châu Âu của một số tập đoàn đa quốc gia của Mỹ - đã giảm tới 81 tỷ USD và Thụy Sỹ giảm 77 tỷ USD. Nhưng Anh đã vươn lên vị trí thứ hai trong bảng xếp hạng toàn cầu với 66 tỷ USD vốn vào khi các công ty quốc tế chuyển tiền sang Anh thông qua các khoản vay nội bộ, đảo ngược tình thế năm 2017. Mỹ là điểm đến thứ ba với 46,5 tỷ USD dòng vốn vào.
Mặc dù có sự suy giảm tổng thể, dòng tiền đi vào các dự án khởi nghiệp mới được công bố, gọi là đầu tư vào lĩnh vực xanh đã tăng 42%, mang lại hy vọng sẽ thu hút nhiều vốn hơn và thúc đẩy chi tiêu, thương mại trong tương lai. Các khoản đầu tư vào lĩnh vực xanh ở châu Á đã đạt mức kỷ lục, đi đầu là Trung Quốc với 41 tỷ USD đầu tư vào cây trồng, và một loạt dự án Đông Nam Á, đặc biệt là Indonesia, Việt Nam và Philippines.