Fed: Giảm phát là mối đe dọa đối với nền kinh tế Mỹ
(Tài chính) Fed cho rằng lạm phát liên tục giảm thấp là mối đe dọa trực tiếp tới nền kinh tế Mỹ hơn là giá cả tăng cao.
Ngày 16/4, trong bài phát biểu tại Câu lạc bộ Kinh tế New York, chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Janet Yellen nhấn mạnh rằng, ngân hàng trung ương Mỹ sẽ duy trì chính sách kích thích thêm một thời gian nữa.
Bà Yellen cũng không đưa ra dự báo về thời điểm tăng lãi suất. Thay vào đó, bà nhấn mạnh, quyết định sẽ phụ thuộc vào sự phục hồi của thị trường lao động và tốc độ tăng của lạm phát lên mức mục tiêu 2%.
Khi được hỏi khi nào Fed cho phép lạm phát tăng lên 2% để hỗ trợ thêm cho nền kinh tế, bà Yellen nhấn mạnh, trong khi lạm phát chỉ dao động ở 1% thì thị trường nên lo ngại về tình trạng lạm phát thấp chứ không phải là mục tiêu của Fed. Ngân hàng trung ương chắc chắn sẽ phải thắt chặt chính sách để tránh tình trạng lạm phát tăng quá cao vượt mục tiêu vì khi đó, nền kinh tế sẽ phải trả giá rất đắt.
Bà Yellen cũng lưu ý rằng, không chỉ có Fed là đang phải đối mặt với tình trạng lạm phát thấp mà còn có cả khu vực đồng euro và Nhật Bản. Ngân hàng Trung ương châu Âu đang cân nhắc thực hiện các chính sách phi chuẩn nhằm nâng mức lạm phát của khu vực trong khi Nhật Bản cũng rơi vào tình trạng giảm phát trong 15 năm.
Hiện tại, Fed đang để lãi suất chuẩn ở mức cận 0 kể từ cuối năm 2008 và mua khối tài sản hơn 3 nghìn tỷ USD để giảm chi phí vay và kích thích tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh kinh tế toàn cầu phục hồi chậm chạp.
Trong khi mức lạm phát hiện đang ở khoảng 1%, Fed cũng đưa ra thêm một yếu tố phổ biến khác sẽ tác động đến việc tăng lãi suất. Đó là tỷ thất nghiệp. Tháng 3, tăng trưởng việc làm phục hồi, nhưng tỷ lệ thất nghiệp vẫn cao ở mức 6,7%.
Chứng khoán Mỹ tăng sau bài bình luận của bà Yellen do giới đầu tư cho rằng, điều đó thể hiện sự sẵn sàng của Fed trong việc kiên nhẫn hỗ trợ nền kinh tế phục hồi hoàn toàn.
Sự phục hồi rõ ràng trong nền kinh tế Mỹ sau thời kỳ ảm đạm của mùa đông khiến nhiều nhà đầu tư dự báo rằng, Fed sẽ tăng lãi suất vào giữa năm 2015. Trong khi đó, bà Yellen cho biết, Fed sẽ tăng lãi suất nếu nền kinh tế có thể tạo ra đủ số việc làm cho người dân và lạm phát ở mức vừa phải vào cuối năm 2016.
Bà Yellen cũng nhấn mạnh rằng, những sự kiện không lường trước có thể làm thay đổi chủ trương hiện tại của Fed. Thậm chí, Fed có thể gạt bỏ nỗ lực cắt giảm chương trình mua trái phiếu nếu phải đối mặt với một cú sốc kinh tế. Các chuyên gia thị trường tài chính tin rằng, Fed gần như chắc chắn sẽ kết thúc chương trình kích thích vào cuối năm nay.
Bà Yellen cũng không đưa ra dự báo về thời điểm tăng lãi suất. Thay vào đó, bà nhấn mạnh, quyết định sẽ phụ thuộc vào sự phục hồi của thị trường lao động và tốc độ tăng của lạm phát lên mức mục tiêu 2%.
Khi được hỏi khi nào Fed cho phép lạm phát tăng lên 2% để hỗ trợ thêm cho nền kinh tế, bà Yellen nhấn mạnh, trong khi lạm phát chỉ dao động ở 1% thì thị trường nên lo ngại về tình trạng lạm phát thấp chứ không phải là mục tiêu của Fed. Ngân hàng trung ương chắc chắn sẽ phải thắt chặt chính sách để tránh tình trạng lạm phát tăng quá cao vượt mục tiêu vì khi đó, nền kinh tế sẽ phải trả giá rất đắt.
Bà Yellen cũng lưu ý rằng, không chỉ có Fed là đang phải đối mặt với tình trạng lạm phát thấp mà còn có cả khu vực đồng euro và Nhật Bản. Ngân hàng Trung ương châu Âu đang cân nhắc thực hiện các chính sách phi chuẩn nhằm nâng mức lạm phát của khu vực trong khi Nhật Bản cũng rơi vào tình trạng giảm phát trong 15 năm.
Hiện tại, Fed đang để lãi suất chuẩn ở mức cận 0 kể từ cuối năm 2008 và mua khối tài sản hơn 3 nghìn tỷ USD để giảm chi phí vay và kích thích tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh kinh tế toàn cầu phục hồi chậm chạp.
Trong khi mức lạm phát hiện đang ở khoảng 1%, Fed cũng đưa ra thêm một yếu tố phổ biến khác sẽ tác động đến việc tăng lãi suất. Đó là tỷ thất nghiệp. Tháng 3, tăng trưởng việc làm phục hồi, nhưng tỷ lệ thất nghiệp vẫn cao ở mức 6,7%.
Bảng theo dõi thị trường lao động của Janet Yellen (Bloomberg)
Chứng khoán Mỹ tăng sau bài bình luận của bà Yellen do giới đầu tư cho rằng, điều đó thể hiện sự sẵn sàng của Fed trong việc kiên nhẫn hỗ trợ nền kinh tế phục hồi hoàn toàn.
Sự phục hồi rõ ràng trong nền kinh tế Mỹ sau thời kỳ ảm đạm của mùa đông khiến nhiều nhà đầu tư dự báo rằng, Fed sẽ tăng lãi suất vào giữa năm 2015. Trong khi đó, bà Yellen cho biết, Fed sẽ tăng lãi suất nếu nền kinh tế có thể tạo ra đủ số việc làm cho người dân và lạm phát ở mức vừa phải vào cuối năm 2016.
Bà Yellen cũng nhấn mạnh rằng, những sự kiện không lường trước có thể làm thay đổi chủ trương hiện tại của Fed. Thậm chí, Fed có thể gạt bỏ nỗ lực cắt giảm chương trình mua trái phiếu nếu phải đối mặt với một cú sốc kinh tế. Các chuyên gia thị trường tài chính tin rằng, Fed gần như chắc chắn sẽ kết thúc chương trình kích thích vào cuối năm nay.