FED và ECB tập trung ngăn giảm phát

CafeF

Trọng tâm của Ngân hàng Trung ương trên thế giới đã chuyển từ kiềm chế lạm phát sang ngăn chặn giảm phát trong chỉ vài tháng.

Ngân hàng Trung ương trên thế giới đang chuyển sang ngăn chặn nguy cơ giảm phát.

 

Sau một thời gian ngắn, mối lo lớn của các Ngân hàng Trung ương trên thế giới chuyển từ kiềm chế lạm phát sang ngăn nguy cơ giảm phát – đó là khi giá cả hạ liên tục, người tiêu dùng và doanh nghiệp trì hoãn mua hàng và đẩy kinh tế đi xuống sâu hơn.

 

Bà Janet Yellen, chủ tịch của FED tại San Francisco và ông Papademos – phó chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu trong phát biểu mới nhất tại American Economics Association nhấn mạnh đến rủi ro giảm phát.

 

Bà Yellen cho rằng FED nên mở rộng hỗ trợ chính sách hỗ trợ tài chính bởi lãi suất cơ bản hiện nay đã hạ xuống mức thấp nhất có thể.

 

Bà cũng hối thúc Quốc hội thông qua kế hoạch kích thích tăng trưởng kinh tế của Tổng thống đắc cử Obama.

 

Không giống như FED đã hạ lãi suất về mức 0% đến 0,25% trong tháng 12/2008, Ngân hàng Trung ương châu Âu hạ lãi suất hết sức dè dặt.

 

Trong 2 tháng qua, Ngân hàng Trng ương châu Âu hạ lãi suất cơ bản đồng Euro 1,75 điểm phần trăm xuống mức 2,5%. Thị trường dự đoán Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ tiếp tục hạ lãi suất thêm 0,5 điểm phần trăm trong buổi họp ngày 15/01/2009.

 

Đại diện của Ngân hàng Trưng ương châu Âu cho biết họ sẽ không để tỷ lệ lạm phát rơi xuống dưới mức 2% trong một khoảng thời gian dài.

 

Ông cho rằng việc cắt giảm lãi suất xuống mức quá thấp sẽ có ảnh hưởng tiêu cực về lâu dài đối với tình hình ổn định giá cả.

 

Lạm phát tại châu Âu giảm mạnh

 

Tỷ lệ lạm phát tháng 12/2008 tại Italia và Tây Ban Nha giảm mạnh. Ngân hàng Trung ương châu Âu chịu thêm nhiều áp lực phải giảm lãi suất để giúp kinh tế phát triển và ngăn khả năng giảm phát.

 

Cụ thể tháng 12/2008 tỷ lệ lạm phát tại Tây Ban Nha giảm xuống mức thấp nhất trong 1 thập kỷ là 1,5%; kinh tế Tây Ban Nha đi xuống.