Giá dầu tăng vọt trong bối cảnh bất ổn chính trị tại các quốc gia sản xuất dầu lớn
Giá dầu Brent tăng 41 cent, lên 84,39 USD/thùng vào thứ Hai, lúc 06:32 GMT (giờ Mỹ) trong bối cảnh bất ổn chính trị tại các nước sản xuất dầu lớn trên thế giới.
Giá dầu Brent đã tăng lên 84,39 USD/thùng vào thời điểm 6h32 (giờ Mỹ), tăng 41 cent so với mức trước đó, đạt mức cao nhất kể từ ngày 10/5.
Giá dầu thô Mỹ West Texas Intermediate (WTI) giao tháng 6 đã tăng lên 80,29 USD/thùng, tăng 23 cent so với mức trước đó và đạt mức cao nhất kể từ ngày 1/5.
Giá dầu tiếp tục tăng vào thứ Hai trong bối cảnh bất ổn chính trị tại các nước sản xuất và có trữ lượng lớn, khi Tổng thống Iran qua đời và Hoàng tử Ả Rập Saudi hủy chuyến đi Nhật Bản, với lý do vấn đề sức khỏe của Quốc vương Salman.
Tổng thống Iran Ebrahim Raisi, một người có đường lối cứng rắn từ lâu được coi là người kế nhiệm tiềm năng của Lãnh đạo tối cao Ayatollah Ali Khamenei, đã thiệt mạng trong một vụ tai nạn máy bay trực thăng ở địa hình đồi núi gần biên giới Azerbaijan, các quan chức và truyền thông nhà nước cho biết ngày 20/5.
Trong khi đó, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshimasa Hayashi xác nhận, Thái tử Ả Rập Saudi Mohammed Bin Salman đã hoãn chuyến thăm Nhật Bản, dự kiến bắt đầu vào thứ Hai, vì vấn đề sức khỏe của Quốc vương Salman.
Trước đó vào ngày 19/5, Hãng thông tấn nhà nước Ả Rập Saudi đưa tin Quốc vương Salman, 88 tuổi, sẽ phải điều trị bệnh viêm phổi.
Nhà phân tích Tony Sycamore của IG Markets cho biết: “Nếu sức khỏe của Quốc vương Salman không tốt, điều này sẽ làm tăng thêm sự bất ổn vốn đang bao trùm thị trường năng lượng sau thông tin Tổng thống Iran qua đời”.
Ông cho biết thêm, giá dầu thô WTI có thể tăng trở lại lên mức 83,50 USD sau khi tăng trên mức trung bình động 200 ngày là 80,02 USD.
“Tôi nghĩ rằng có đủ lý do để điều này xảy ra bởi biện pháp kích thích bất động sản của Trung Quốc có thể gây ra áp lực tăng giá dầu. Đặc biệt dẫn đến sự gia tăng về tiêu thụ năng lượng và nguyên liệu xây dựng bao gồm dầu để sản xuất, vận chuyển các vật liệu xây dựng. Kết hợp với bất ổn chính trị ở các quốc gia sản xuất dầu lớn, điều này có thể làm tăng giá dầu trên thị trường toàn cầu” - ông Tony Sycamore nhấn mạnh
Dầu Brent đã kết thúc tuần trước với mức tăng khoảng 1%, mức tăng hàng tuần đầu tiên sau 3 tuần, trong khi WTI tăng 2%. Sự cải thiện trong chỉ số kinh tế từ hai quốc gia lớn như Mỹ và Trung Quốc đã giúp tăng giá dầu, đặc biệt là Brent và WTI.
Mỹ và Trung Quốc đều là hai quốc gia tiêu dùng dầu lớn nhất trên thế giới. Vì vậy, bất kỳ dấu hiệu tích cực nào từ hai nền kinh tế này cũng có thể làm tăng niềm tin trong thị trường dầu.
Warren Patterson, người đứng đầu chiến lược hàng hóa tại ING, cho biết: “Thị trường dầu hiện tại đang ở trong một phạm vi không có chất xúc tác mới đáng kể. Ông nhấn mạnh rằng việc chờ đợi sự rõ ràng về chính sách sản lượng của OPEC+ có thể là yếu tố quan trọng giúp thị trường thoát ra khỏi tình trạng này”.
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các đồng minh (OPEC+), dự kiến sẽ tổ chức cuộc họp vào ngày 1/6 tới đây. Trong cuộc họp này, các quốc gia thành viên của OPEC và các đối tác không thuộc OPEC như Nga sẽ thảo luận về chính sách sản lượng dầu mỏ và các biện pháp nhằm ổn định thị trường dầu mỏ.
Warren Patterson đã đưa ra quan điểm rằng, thị trường dầu có vẻ đang trở nên "tê liệt" trước những biến động về mặt địa chính trị. Ông chỉ ra rằng một nguyên nhân khác do các quốc gia sản xuất dầu lớn, đặc biệt khi các thành viên của OPEC đều nắm giữ một lượng lớn công suất dự phòng.
Chính phủ Hoa Kỳ đã quyết định mua 3,3 triệu thùng dầu với giá 79,38 USD/thùng vào cuối tuần trước để bổ sung vào Kho dự trữ Dầu khí Chiến lược sau đợt bán lớn từ kho dự trữ vào năm 2022. Hành động này được thực hiện nhằm đối phó với sự sụt giảm giá dầu gần đây và để tái cân bằng lại cung cầu dầu mỏ trong nước.