Giá thực phẩm ngày 2/7: Rau ăn lá tăng nhẹ, các loại củ giảm
Giá rau củ quả, thực phẩm hôm nay 2/7 tại TP. Hồ Chí Minh và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục tăng nhẹ ở các loại rau ăn lá, một số loại củ giảm nhẹ.
Tại TP. Hồ Chí Minh, giá rau cải xanh, cải ngọt 16.000 đồng/kg tăng nhẹ 1000 đồng/kg với ngày hôm qua, rau mùng tơi 15.000 đồng/kg tăng 2.000 đồng/kg, bắp cải trắng 15.000 đồng/kg tăng 3000 đồng/kg, cà chua Đà Lạt 20.000 đồng/kg, cà rốt Đà Lạt 20.000 đồng/kg, cải bó xôi 35.000 đồng/kg tăng 5000 đồng/kg, cải thảo 20.000 đồng/kg...
Tại Đồng bằng sông Cửu Long giá nhiều loại rau củ quả cũng có xu hướng giảm giá nhẹ. Rau xà lách 12.000 đồng/kg, rau muống 13.000 đồng/kg giảm nhẹ 1000 đồng/kg, rau mùng tơi 12.000 đồng/kg giảm 1.000 đồng, hành lá 18.000 đồng/kg, đậu ve 16.000 đồng/kg, đậu đũa 12.000 đồng/kg, cà tím 24.000 đồng/kg, ớt 26.000 đồng/kg, bắp cải trắng 12.000 đồng/kg giảm 2000 đồng/kg, bí đao 16.000 đồng/kg giảm 2000 đồng/kg, đậu bắp 16.000 đồng/kg giảm 2000 đồng/kg, khổ qua 16.000 đồng/kg giảm 2000 đồng/kg...
Giá trái cây tiếp tục giữ giá ở mức thấp. Bưởi da xanh loại 1 giá 22.000 đồng/kg, loại 2 giá 18.000 đồng/kg, chanh 5000 đồng/kg, cam sành 20.000 đồng/kg, dưa hấu 10.000 đồng/kg, quýt 30.000 đồng/kg...
Giá thủy hải sản ổn định. Cá tra thịt trắng giá 40.000 đồng/kg, tôm càng xanh 260.000 đồng/kg tăng 10.000 đồng/kg, cá rô phi 35.000 đồng/kg, cá điêu hồng 45.000 đồng/kg giảm nhẹ 2000 đồng, lươn loại 1 giá 240.000 đồng/kg, lươn loại 2 giá 180.000 đồng/kg, ếch nuôi giá 55.000 đồng/kg. Giá trứng ở mức cao, trứng gà 2700 đồng/trứng, trứng vịt 3300 đồng/ trứng tăng 300 đồng/ trứng.
Theo Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh, hiện có 93/234 chợ truyền thống tại thành phố đã tạm ngưng hoạt động do tình hình dịch bệnh tiếp tục có xu hướng diễn biến phức tạp. Để đảm bảo quyền lợi chính đáng cho tiểu thương và duy trì việc cung ứng lương thực, thực phẩm thiết yếu cho số đông người dân được liên tục, đồng thời không để xảy ra tình trạng lợi dụng số lượng điểm bán giảm để găm hàng, trục lợi, tăng giá bán hàng hóa gây ảnh hưởng đến đời sống người lao động và ảnh hưởng hiệu quả triển khai công tác phòng, chống dịch. Sở Công Thương đề nghị UBND TP. Thủ Đức và các quận, huyện nhanh chóng báo cáo tình hình hoạt động các chợ trên địa bàn. Việc rà soát, có kế hoạch nhằm sớm hoạt động trở lại để phục vụ người dân; đồng thời chủ động kết nối các đầu mối cung ứng hàng hóa thiết yếu để đảm bảo cung cầu hàng hóa lương thực, thực phẩm thiết yếu cho người dân thành phố.