Giải bài toán khó tiếp cận vốn cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ

Theo daibieunhandan.vn

“Hiện nay, các doanh nghiệp công nghệ hỗ trợ có thể tiếp cận được nguồn vốn dồi dào từ các ngân hàng và 40 quỹ hỗ trợ ngành công nghiệp hỗ trợ. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp khó có thể tiệp cận được nguồn vốn này vì thẩm định dự án, đề án của các đơn vị chưa tốt, đồng thời sự rắc rối trong cơ chế vay vẫn còn là sự cản trở các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tiếp cận được”, Chuyên gia tài chính – ngân hàng, TS.Cấn Văn Lực chia sẻ.

Phóng viên: Để giúp các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ phát triển thì việc tìm nguồn vốn có thể từ đâu, thưa ông?

TS Cấn Văn Lực

TS.Cấn Văn Lực

TS.Cấn Văn Lực:Trước hết, nguồn vốn đối với doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ có thể lấy từ ngân sách nhà nước thông qua việc trợ cấp, bảo lãnh, bảo hiểm, ưu đãi, giảm thuế…Thứ hailà nguồn vốn nước ngoài.Thứ balà nguồn vốn được huy động từ chứng khoán, trái phiếu… Tuy nhiên, quan trọng nhất là nguồn vốn từ ngân hàng, các doanh nghiệp có thể vay từ ngân hàng để phục vụ các hoạt động của mình. Nhưng nguồn vốn thương mại từ hệ thống tài sản ngân hàng chỉ chiếm khoảng 75% tổng tài sản hệ thống tài chính.Vì vậy, doanh nghiệp có thể lấy vốn từ chứng khoán, trái phiếu, cộng với từ quỹ các nhà đầu tư sẽ chiếm 25%nguồn vốn để doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ có thể vay. Hiện nay, nguồn vốn từ ngân hàng chiếm quá cao so với các nước khác, cụ thể ở Trung Quốc nguồn vốn này chỉ chiếm khoản 50%, Singapore, Malaysia thì chỉ chiếm khoảng 30- 40%.

Với nguồn vốn chiếm 75% tỷ lệ vốn vay của các doanh nghiêp công nghiệp hỗ trợ, theo Ông hệ thống ngân hàng phải có động thái gì để giúp đỡ các doanh nghiệp ?

Vì đây là nguồn vốn chủ yếu của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, nên hệ thống này phải bảo đảm vai trò cung cấp tín dụng tạo nên sự an tâm cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, hệ thống này là một hệ thống thương mại và lâu dài sẽ vận hành như các nước khác có thể xuống tỷ lệ 50% - 50% thậm chí ngang bằng với các nước Singapore và Malaysia.

Bên cạnh đó, Ngân hàng thương mại vẫn có thể cho các doanh nghiệp không có tài sản thế chấp vay vốn. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần phải đánh giá được uy tín, tín nhiệm của doanh nghiệp thông qua năng lực quản trị, sổ sách kế toán minh bạch, năng lực tài chính trước khi cho vay. Bởi hiện nay, luật pháp quy định người cho vay phải chịu trách nhiệm hình sự đối với các khoản vay không có tài sản đảm bảo.

Ngoài việc khó tiếp cận nguồn vốn do sự thẩm định dự án chưa tốt, thì các nguồn vốn này hoạt động chưa hiệu quả là do đâu thưa Ông ?

Nguyên nhânđầu tiênlà do đa số các quỹ hỗ trợ ngành công nghiệp hỗ trợ đều lấy từ Ngân sách Nhà nước, do đó doanh nghiệp tiếp cận sẽ phải vượt qua những cơ chế, chính sách quy trình hoạt động của các quỹ khá là phức tạp.Thứ hai,các quỹ chưa phối hợp hiệu quả với các bộ, ngành để giải quyết những tồn tại vướng mắc mà quỹ đang mắc phải.Thứ balà có quá ít quỹ tư nhân cho nên cơ chế vận hành theo cơ chế thị trường chưa được rõ và cam kết đối với nguồn vốn được hỗ trợ chưa cao.Thứ tưlà đầu ra cho các doanh nghiệp, các quỹ này chưa tốt.

Để giúp các doanh nghiệp hoạt động công nghiệp hỗ trợ, theo Ông cần có giải pháp nào ?

Đối với Chính phủ, cần phải hoàn thiện, cập nhật chiến lược phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ cùng với ban hành Chương trình phát triển Công nghệ thông tin 2016 – 2025. Cùng với đó, cần sớm ban hành Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, vì các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ sẽ đều là đối tượng này. Ngoài ra, cần hoàn thiện quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm, các khu, các cụm công nghiệp và quy hoạch tổng thể ngành công nghiệp tại các địa phương một cách hợp lý. Đồng thời có sự liên kết các vùng giữa các khu công nghiệp với nhau. Đặc biệt là giảm áp lực vốn trung dài hạn từ hệ thống ngân hàng đối với các khoản vay của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ…

Đối với các định chế tài chính, cần phải thiết kế các gói sản phẩm riêng biệt cho doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ, tăng cường thực hiện cho vay theo chuỗi cung ứng; có sự hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tìm kiếm đối tác, thị trường; hỗ trợ nhân lực, tư vấn quản trị doanh nghiệp tới doanh nghiệp công nghệ hỗ trợ…

Xin cám ơn Ông!