Giải đáp quy định áp mã HS cho mặt hàng dây chuyền chế biến bột cá
Giải đáp nội dung vướng mắc của Cục Hải quan tỉnh Nghệ An về việc áp mã HS cho mặt hàng dây chuyền chế biến bột cá do Công ty TNHH Chế biến phụ phẩm thủy sản Xuri Việt Trung nhập khẩu, ngày 25/9/2017, Tổng cục Hải quan đã ra Công văn số 6281/TCHQ-TXNK hướng dẫn cụ thể vấn đề này.
Theo báo cáo của Cục Hải quan tỉnh Nghệ An thì dây chuyền chế biến bột cá có công suất 120 tấn nguyên liệu/ngày gồm bộ phận hấp, bộ phận sấy, bộ phận ép, bộ phận ly tâm, bộ phận sàng, bộ phận làm nguội, bộ phận đóng bao.
Cơ cấu hoạt động của dây chuyền chế biến bột cá như sau: Nguyên liệu cá biển tươi được chuyển qua bang tải đến bộ phận hấp chín cá, sau đó được chuyển qua băng tải đến bộ phận ép nước cá, nước cá qua bộ phận ly tâm để tách mỡ cá, xác cá được chuyển qua băng tải tới bộ phận sấy cá để sấy khô thành bột, sau đó bột cá được chuyển qua băng tải bộ phận làm nguội bột, sau đó qua băng tải tới bộ phận sàng bột để loại bỏ các tạp chất, bột cá sau đó được chuyển tới bộ phận đóng bao thành phẩm.
Mặt hàng đã được doanh nghiệp thực hiện thủ tục đăng ký theo Điều 7 Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/1/2015 của Bộ Tài chính.
Theo Giấy chứng nhận lưu hành tự do số 003/CFS ngày 31/7/2015 của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Nghệ An, sản phẩm “bột cá” được sản xuất bởi Công ty TNHH Chế biến phụ phẩm thủy sản Xuri Việt Trung dùng làm thức ăn chăn nuôi.
Căn cứ Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa; phân tích để kiểm tra chât lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Căn cứ Thông tư số 103/2015/TT-BTC ngày 01/7/2015 của Bộ Tài chính ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam thì: Dây chuyền chế biến bột cá gồm bộ phận hấp, bộ phận sấy, bộ phận ép, bộ phận ly tâm, bộ phận sàng, bộ phận làm nguội phù hợp thuộc nhóm 84.36 “Các loại máy khác dùng trong nông nghiệp, làm vườn, lâm nghiệp, chăn nuôi gia cầm hoặc nuôi ong, kê cả máy ươm hạt giống có lắp thiết bị cơ khí hoặc thiết bị nhiệt; máy ấp trứng gia câm và thiêt bị sưởi ấm gia cầm mới nở”; phân nhóm 8436.10 “Máy chế biến thức ăn gia súc (nội dung tiếng Anh: 8436.10-Machinery for preparing animal feeding stuffs”); mã số 8436.10.lờ “Hoạt động bằng điện”.
Riêng bộ phận đóng bao chỉ thực hiện chức năng phụ trợ, không tham gia vào quá trình sản xuất, chế biến bột cá. Căn cứ chú giải 4 Phần XVI Danh mục hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 103/2015/TT-BTC, thì bộ phận đóng bao được phân loại thuộc một nhóm riêng, không được phân loại theo nhóm của dây chuyền chế biến bột cá nêu trên. Do vậy, đề nghị Cục Hải quan tỉnh Nghệ An đối chiếu thực tế “bộ phận đóng bao” được doanh nghiệp nhập khẩu với nội dung nhóm 84.22 “Máy rửa bát đĩa; máy làm sạch hoặc làm khô chai lọ hoặc các loại đồ chứa khác; máy rót, đóng kín, gắn xi, đóng nắp hoặc dán nhãn vào các chai, lon, hộp, túi hoặc đồ chứa khác; máy bọc chai lọ, ống và các loại đồ chứa tương tự; máy đóng gói hay bao gói khác (kể cả máy bọc màng co nhiệt); máy nạp ga cho đồ uống” để xác định mã số phù hợp./.