Giới chức Mỹ lạc quan về tái đàm phán FTA với Hàn Quốc
Ngày 5/9, Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer bày tỏ lạc quan về tiến trình tái đàm phán Hiệp định Thương mại tự do (FTA) với Hàn Quốc (KORUS FTA), ngay sau khi Tổng thống Donald Trump đề xuất hủy bỏ thỏa thuận này.
Phát biểu trước báo giới tại thủ đô Mexico, sau vòng đàm phán thứ hai về Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA), ông Lighthizer cho biết đàm phán với Seoul về sửa đổi KORUS vẫn tiếp tục. Ông khẳng định hai bên đang tiến hành đàm phán tích cực và hy vọng về một kết quả tốt đẹp khi mọi vấn đề liên quan đều được giải quyết.
Trước đó, ngày 2/9, Tổng thống Trump cho biết trong tuần này sẽ thảo luận với các cố vấn của Nhà Trắng về số phận của KORUS FTA. Tuy nhiên, các nghị sỹ cấp cao Mỹ và nhóm nghị sỹ vận động thương mại đã kêu gọi Tổng thống Trump không nên rút khỏi văn kiện có hiệu lực từ năm 2012 này, đặc biệt vào thời điểm căng thẳng gia tăng liên quan đến các vụ thử tên lửa hạt nhân của Triều Tiên.
Trong một tuyên bố ngày 5/9, Chủ tịch Ủy ban Thuế và an sinh xã hội của Hạ viện, Chủ tịch Ủy ban Tài chính Hạ viện Mỹ cùng hạ nghị sỹ Kevin Brady cho rằng vụ thử bom nguyên tử lần thứ sáu và mạnh nhất của Bình Nhưỡng hôm 3/9 nhấn mạnh "tầm quan trọng sống còn" của liên minh Mỹ và Hàn Quốc.
Một số thượng nghị sỹ cấp cao Mỹ cũng khẳng định luôn ủng hộ các cuộc đàm phán nhằm cải thiện việc thực thi và tuân thủ thỏa thuận thương mại với Hàn Quốc và thỏa thuận này chính là trọng tâm của liên minh Mỹ-Hàn Quốc.
Trong khi đó, Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ Tom Donohue, đại diện cho hơn 3 triệu doanh nghiệp, cũng đã lên tiếng phản đối, đồng thời nêu rõ việc rút khỏi FTA với Hàn Quốc là "thiếu suy nghĩ và vô trách nhiệm."
KORUS FTA được coi là một biểu tượng làm sâu sắc hơn quan hệ kinh tế giữa Hàn Quốc và Mỹ. Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Trump đã gọi văn kiện này là "thảm họa" và cam kết sửa đổi.
Kim ngạch song phương Hàn Quốc-Mỹ đã tăng từ hơn 100 tỷ USD năm 2011 lên gần 110 tỷ USD năm ngoái, với thặng dư thương mại của Hàn Quốc đạt khoảng 27 tỷ USD trong năm trước, tăng mạnh so với con số gần 12 tỷ USD trước đó năm năm.
Giới chức Hàn Quốc cho biết thỏa thuận này có lợi cho cả hai bên. Mỹ thâm hụt về thương mại hàng hóa nhưng lại thặng dư về thương mại dịch vụ với Hàn Quốc.
Phó Chủ tịch phụ trách châu Á thuộc Phòng Thương mại Mỹ Tami Overby cũng cho rằng không thể đổ lỗi cho FTA gây ra thâm hụt thương mại của Washington với Seoul. Theo bà, con số thâm hụt có thể sẽ cao hơn nhiều nếu không có thỏa thuận này.
Bà cũng cho biết thêm rằng giới doanh nhân Mỹ tin rằng KORUS FTA đang hoạt động tốt.
Trước đó, ngày 2/9, Tổng thống Trump cho biết trong tuần này sẽ thảo luận với các cố vấn của Nhà Trắng về số phận của KORUS FTA. Tuy nhiên, các nghị sỹ cấp cao Mỹ và nhóm nghị sỹ vận động thương mại đã kêu gọi Tổng thống Trump không nên rút khỏi văn kiện có hiệu lực từ năm 2012 này, đặc biệt vào thời điểm căng thẳng gia tăng liên quan đến các vụ thử tên lửa hạt nhân của Triều Tiên.
Trong một tuyên bố ngày 5/9, Chủ tịch Ủy ban Thuế và an sinh xã hội của Hạ viện, Chủ tịch Ủy ban Tài chính Hạ viện Mỹ cùng hạ nghị sỹ Kevin Brady cho rằng vụ thử bom nguyên tử lần thứ sáu và mạnh nhất của Bình Nhưỡng hôm 3/9 nhấn mạnh "tầm quan trọng sống còn" của liên minh Mỹ và Hàn Quốc.
Một số thượng nghị sỹ cấp cao Mỹ cũng khẳng định luôn ủng hộ các cuộc đàm phán nhằm cải thiện việc thực thi và tuân thủ thỏa thuận thương mại với Hàn Quốc và thỏa thuận này chính là trọng tâm của liên minh Mỹ-Hàn Quốc.
Trong khi đó, Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ Tom Donohue, đại diện cho hơn 3 triệu doanh nghiệp, cũng đã lên tiếng phản đối, đồng thời nêu rõ việc rút khỏi FTA với Hàn Quốc là "thiếu suy nghĩ và vô trách nhiệm."
KORUS FTA được coi là một biểu tượng làm sâu sắc hơn quan hệ kinh tế giữa Hàn Quốc và Mỹ. Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Trump đã gọi văn kiện này là "thảm họa" và cam kết sửa đổi.
Kim ngạch song phương Hàn Quốc-Mỹ đã tăng từ hơn 100 tỷ USD năm 2011 lên gần 110 tỷ USD năm ngoái, với thặng dư thương mại của Hàn Quốc đạt khoảng 27 tỷ USD trong năm trước, tăng mạnh so với con số gần 12 tỷ USD trước đó năm năm.
Giới chức Hàn Quốc cho biết thỏa thuận này có lợi cho cả hai bên. Mỹ thâm hụt về thương mại hàng hóa nhưng lại thặng dư về thương mại dịch vụ với Hàn Quốc.
Phó Chủ tịch phụ trách châu Á thuộc Phòng Thương mại Mỹ Tami Overby cũng cho rằng không thể đổ lỗi cho FTA gây ra thâm hụt thương mại của Washington với Seoul. Theo bà, con số thâm hụt có thể sẽ cao hơn nhiều nếu không có thỏa thuận này.
Bà cũng cho biết thêm rằng giới doanh nhân Mỹ tin rằng KORUS FTA đang hoạt động tốt.