Giới giàu Trung Quốc “mất ăn mất ngủ” lo giữ tiền

Theo Trung Mến/nhipsongdoanhnghiep.cuocsongantoan.vn

Chuyên gia tư vấn cho giới siêu giàu tại quỹ Shanghai SF Law Firm, ông Echo Zhao, nhận xét: “Vài năm trước đây, người ta chỉ quan tâm đến việc đầu tư như thế nào”. Mọi chuyện giờ đây hoàn toàn khác.

Ảnh: WSJ
Ảnh: WSJ

Nhiều người giàu ở Trung Quốc hiện trong những ngày này không thể ngủ ngon. Khi mà chiến dịch phân chia lại thu nhập của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được thực hiện ngày một mạnh mẽ hơn, người giàu Trung Quốc đang trở nên có tâm lý phòng thủ, họ xóa các tài khoản mạng xã hội và chuyển tiền đi lòng vòng nhiều nơi khác và chuẩn bị sẵn sàng cho đợt siết chặt chính sách tiếp theo, theo nội dung bài báo mới được Bloomberg đăng tải. 

Việc người giàu Trung Quốc tập trung vào bảo vệ tài sản có thể coi như bước chuyển khác biệt hoàn toàn với tầng lớp giàu có Trung Quốc bởi đã nhiều năm nay họ hưởng lợi từ tăng trưởng kinh tế cao và thái độ khá dễ chịu của xã hội đối với tài sản cá nhân. Trong năm 2021, cứ mỗi tuần, Trung Quốc tạo ra được một tỷ phú mới, tổng số tỷ phú USD tại Trung Quốc hiện giờ tăng lên cao hơn so với Ấn Độ, Nga và Đức cộng lại và chỉ thấp hơn một chút so với con số ước tính 830 tỷ phú tại Mỹ, theo Bloomberg Billionaires.

Giờ đây tâm lý đã thay đổi, giới chức Trung Quốc đã nói rằng việc mang đến thịnh vượng chung không phải là “cướp tiền của người giàu”, tuy nhiên các chuyên gia quản lý tài sản nói rằng động lực thu hẹp khoảng cách chênh lệch giàu nghèo đã khiến cho giới chính trị hàng đầu nước này đặc biệt quan tâm.

Họ đặc biệt lo lắng đến việc quan điểm của giới chức trên lý thuyết như thế nào và thực tế ra sao. Cho đến nay, Bắc Kinh đã áp biện pháp hạn chế với nhiều ngành nghề, trong đó có cả các hoạt động từ thiện, đồng thời, giới chức cũng đang chuẩn bị áp dụng thuế bất động sản mới.

Chuyên gia tư vấn cho giới siêu giàu tại quỹ Shanghai SF Law Firm, ông Echo Zhao, nhận xét: “Vài năm trước đây, người ta chỉ quan tâm đến việc đầu tư như thế nào. Giờ đây họ còn không dám đón nhận cơ hội nữa”.

Các chuyên gia quản lý tài sản cho hay đối với người giàu, giờ đây việc họ quan tâm chính là tránh né sự quan tâm không cần thiết. Trong năm vừa qua, những người dùng online đã quan với nhiều bài đăng trên mạng xã hội tấn công trực diện vào người giàu, các nhà khoa học hoặc bất kỳ ai có quan điểm không trung thành với chính quyền. Có nhiều đồn đoán rằng các bài đăng này đến từ các cơ quan của chính phủ.

Nhà sáng lập của công ty vận chuyển thực phẩm Meituan, ông Wang Zing, đã mất 2,5 tỷ USD sau khi đăng bài chỉ trích chính phủ. Diễn viên điện ảnh Trịnh Sảng cũng bị điều tra về hành vi trốn thuế và đã bị buộc phải trả 299 triệu nhân dân tệ tương đương 46 triệu USD sau khi có nhiều bê bối trên mạng xã hội.

Nhiều người Trung Quốc trong cơn lo lắng đang giảm sử dụng các mạng xã hội trong đó có Weibo. Họ cũng từ chối các cuộc phỏng vấn trên truyền thông và nhiều kênh từ thiện đồng thời giữ danh tính càng kín càng tốt.

Cách đây không lâu, sẽ là hoàn toàn bình thường với người giàu Trung Quốc khi họ biết được trọng lượng chính xác tính theo kilogram của 1 triệu nhân dân tệ nếu quy ra tiền đôla Hồng Kông, điều này phản ánh cho thực tế rằng hành động chuyển tiền qua biên giới phổ biến đến thế nào. Các biện pháp kiểm soát vốn chặt chẽ hạn chế người dân chuyển đi khoảng 50.000USD/năm, chính vì vậy giới giàu có của Trung Quốc đã tìm mọi cách để chuyển tài sản ra nước ngoài.

Tất yếu điều này dẫn đến việc nhu cầu chuyển tiền ngầm và chi phí chuyển tiền tăng cao. Nhiều chuyên viên ngân hàng cá nhân phàn nàn về việc tiền phí chuyển tiền lên đến 20% so với con số chỉ dưới 10% cách đây 1 năm.

Còn đối với những người không trực tiếp chuyển tiền, vẫn có hoạt động chuyển tiền ngang hàng, tức về lý thuyết không có tiền nào chuyển qua biên giới cả. Người chuyển tiền theo kênh này sử dụng mạng lưới các đối tác kinh doanh để thực hiện giao dịch chuyển tiền.