Giới thiệu về Hiệp định TPP

Theo thuvienphapluat.vn

MỞ ĐẦU

Các Bên tham gia Hiệp định này, với mục đích:

THÀNH LẬP một hiệp định khu vực toàn diện phục vụ thúc đẩy hội nhập kinh tế nhằm tự do hóa thương mại và đầu tư, đem lại tăng trưởng kinh tế và lợi ích xã hội, tạo ra những cơ hội mới cho người lao động và doanh nghiệp, góp phần nâng cao mức sống, lợi ích người tiêu dùng, giảm nghèo và thúc đẩy tăng trưởng bền vững;

THẮT CHẶT tình hữu nghị và hợp tác giữa chính phủ và người dân của các Nước ký kết

XÂY DỰNG dựa trên các quyền và nghĩa vụ tương ứng theo Hiệp định Marrakesh về thành lập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới;

THỪA NHẬN sự khác biệt về mức độ phát triển và sự đa dạng của các nền kinh tế;

CỦNG CỐ khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp của nước mình trên thị trường toàn cầu và tăng cường khả năng cạnh tranh của các nền kinh tế bằng cách tạo ra các cơ hội cho các doanh nghiệp, bao gồm cả việc thúc đẩy sự phát triển và tăng cường các chuỗi cung ứng khu vực;

HỖ TRỢ tăng trưởng và phát triển của vi mô, doanh nghiệp nhỏ và vừa bằng cách tăng cường khả năng của doanh nghiệp đối với việc tham gia và hưởng lợi từ các cơ hội mà Hiệp định này đem lại;

THÀNH LẬP một khuôn khổ pháp lý và thương mại có thể dự đoán được cho thương mại và đầu tư trên nguyên tắc các bên cùng có lợi;

TẠO THUẬN LỢI cho thương mại khu vực bằng cách khuyến khích áp dụng thủ tục hải quan hiệu quả và minh bạch để giảm chi phí và đảm bảo khả năng dự báo cho các nhà nhập khẩu và xuất khẩu của các Bên;

THỪA NHẬN quyền điều chỉnh và giải quyết sẵn có của các Bên để bảo tồn sự linh hoạt của các Bên tham gia nhằm thiết lập các ưu tiên về quy phạm pháp luật, bảo vệ lợi ích công cộng, và bảo vệ các mục tiêu phúc lợi công cộng hợp pháp, chẳng hạn như y tế công cộng, an toàn, môi trường, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên có khả năng bị cạn kiệt, sự toàn vẹn và sự ổn định của hệ thống tài chính và đạo đức xã hội;

THỪA NHẬN quyền áp dụng, duy trì hoặc sửa đổi các hệ thống chăm sóc sức khỏe của các Bên;

KHẲNG ĐỊNH rằng các doanh nghiệp nhà nước có thể đóng một vai trò hợp pháp trong nền kinh tế đa dạng của các Bên, đồng thời thừa nhận rằng việc cung cấp các lợi thế không công bằng cho các doanh nghiệp nhà nước làm suy yếu thương mại và đầu tư công bằng và cởi mở, và thiết lập các quy tắc cho các doanh nghiệp nhà nước nhằm tạo ra một sân chơi bình đẳng với các doanh nghiệp tư nhân, hoạt động kinh doanh minh bạch và vững vàng;

THÚC ĐẨY bảo vệ môi trường mức độ cao, kể cả thông qua việc thực thi có hiệu quả pháp luật về môi trường và đẩy mạnh các mục tiêu phát triển bền vững, bao gồm cả thông qua thương mại hỗ trợ lẫn nhau, các chính sách và hoạt động môi trường;

BẢO VỆ và thực thi các quyền lao động, cải thiện điều kiện làm việc và mức sống, tăng cường hợp tác và năng lực của các bên về các vấn đề lao động;

THÚC ĐẨY sự minh bạch, quản trị tốt và tính pháp quyền của pháp luật, loại trừ hối lộ và tham nhũng trong thương mại và đầu tư;

THỪA NHẬN các công việc quan trọng mà cơ quan có liên quan của các Bên đang làm để tăng cường hợp tác kinh tế vĩ mô tại các diễn đàn phù hợp , bao gồm cả các vấn đề tỷ giá;

THỪA NHẬN tầm quan trọng của của sự khác biệt về văn hóa giữa và trong các Bên, và thừa nhận rằng thương mại và đầu tư có thể mở rộng các cơ hội để làm giàu bản sắc văn hóa và sự đa dạng văn hóa trong và ngoài nước;

ĐÓNG GÓP cho sự phát triển hài hòa và mở rộng thương mại thế giới, và kích thích để hợp tác khu vực và quốc tế rộng hơn;

THÀNH LẬP một Hiệp định để giải quyết những thách thức và cơ hội về thương mại và đầu tư trong tương lai, góp phần thúc đẩy các ưu tiên của mình theo thời gian; và

MỞ RỘNG quan hệ đối tác của mình bằng cách khuyến khích sự gia nhập của các nước hoặc vùng lãnh thổ Hải quan riêng biệt khác nhằm nâng cao hơn nữa hội nhập kinh tế khu vực và tạo ra nền tảng của một Khu vực mậu dịch tự do châu Á Thái Bình Dương.

ĐÃ THỎA THUẬN.