Hàng loạt khu “đất vàng” đắp chiếu do đâu?
(Tài chính) Hiện TP Hồ Chí Minh có khoảng 20 khu, ô phố nằm ở vị trí đắc địa của Quận 1 và được coi là "đất vàng". Tuy nhiên, nhiều khu đất trong số này sau nhiều năm vẫn "bất động" do thiếu nhà đầu tư.
"Đất vàng" bất động
Năm 2007, UBND TP. Hồ Chí Minh đã giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc đề xuất các tiêu chí quy hoạch 20 khu đất, ô phố nằm ở những vị trí đẹp nhất của khu trung tâm để kêu gọi đầu tư. Tuy nhiên, sau gần chục năm trôi qua, đến nay chỉ có khoảng một nửa trong số 20 khu đất trên đã, đang hoặc chuẩn bị triển khai các dự án. Số còn lại vẫn đang "bất động" hoặc bế tắc trong kêu gọi các nhà đầu tư.
Trong đó, phải kể đến những khu "đất vàng" như khu phức hợp Đồng Khởi - Nguyễn Huệ - Ngô Đức Kế; khu tứ giác Pasteur - Tôn Thất Đạm - Huỳnh Thúc Kháng - Tôn Thất Thiệp; khu 6 ô kế chợ Bến Thành; khu đất Nhà máy Bia Sài Gòn...
Năm 2007, UBND TP. Hồ Chí Minh đã giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc đề xuất các tiêu chí quy hoạch 20 khu đất, ô phố nằm ở những vị trí đẹp nhất của khu trung tâm để kêu gọi đầu tư. Tuy nhiên, sau gần chục năm trôi qua, đến nay chỉ có khoảng một nửa trong số 20 khu đất trên đã, đang hoặc chuẩn bị triển khai các dự án. Số còn lại vẫn đang "bất động" hoặc bế tắc trong kêu gọi các nhà đầu tư.
Trong đó, phải kể đến những khu "đất vàng" như khu phức hợp Đồng Khởi - Nguyễn Huệ - Ngô Đức Kế; khu tứ giác Pasteur - Tôn Thất Đạm - Huỳnh Thúc Kháng - Tôn Thất Thiệp; khu 6 ô kế chợ Bến Thành; khu đất Nhà máy Bia Sài Gòn...
Có những khu đất có nhà đầu tư thì lại xảy chuyện. Điển hình, mới đây, hai nhà đầu tư nước ngoài đã "bỏ của chạy lấy người" tại dự án khu "đất vàng" số 164 Đồng Khởi, Quận 1. Được biết, năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận cho UBND TP. Hồ Chí Minh chỉ định hai nhà đầu tư là Hongkong Land (Anh) và Sumitomo & Development (Nhật Bản) đầu tư triển khai dự án xây dựng khu thương mại, khách sạn cao cấp với tổng vốn đầu tư lên tới hơn 7.100 tỷ đồng.
Tuy nhiên, sau hai năm chờ đợi, hai nhà đầu tư này đã xin rút khỏi dự án với lý do không xác định được thời điểm bàn giao mặt bằng. Hiện Sở Kế hoạch - Đầu tư đang dự thảo phương án để UBND thành phố báo cáo Thủ tướng thu hồi chủ trương chỉ định hai nhà đầu tư này, đồng thời đề xuất giao thành phố tổ chức đấu thầu chọn nhà đầu tư mới.
Việc nhà đầu tư xin rút lui khỏi dự án khu "đất vàng" kể trên không phải là trường hợp hiếm hoi. Trước đó, năm 2007, liên doanh Thái Sơn đã trúng thầu dự án tại khu tam giác "vàng" Trần Hưng Đạo - Phạm Ngũ Lão - Nguyễn Thái Học nhưng sau đó xin rút lại giấy phép đầu tư và hiện khu đất này vẫn chưa có nhà đầu tư mới.
Đâu là chìa khóa?
Trước đây, TP. Hồ Chí Minh gặp khó khăn trong việc đấu thầu chọn nhà đầu tư có năng lực để khởi động lại các khu "đất vàng" do một số cơ chế vẫn còn bị vướng. Chính vì vậy, đối với một số công trình trọng điểm, thành phố buộc phải xin ý kiến Chính phủ để được cơ chế chỉ định nhà thầu. Tuy nhiên, cơ chế chỉ định thầu chủ yếu dành cho các công trình giao thông và phúc lợi xã hội, còn các công trình mang tính chất thương mại lại gặp trở ngại do chưa dung hòa được lợi ích các bên.
Từ câu chuyện hai nhà đầu tư nước ngoài xin rút khỏi dự án tại số 164 Đồng Khởi cho thấy, chỉ định nhà đầu tư chưa phải là giải pháp khả thi. Theo các chuyên gia, mấu chốt lớn nhất hiện nay của TP. Hồ Chí Minh là xác định mặt bằng giá đối với những khu đất thương mại. Chính yếu tố giá này đã gây trở ngại rất lớn trong khâu đền bù giải phóng mặt bằng. Để giải quyết bài toán này, nhiều ý kiến cho rằng, thay vì giao cho các nhà đầu tư theo phương thức thông thường, có thể đưa ra đấu giá một cách công khai. Điều này cũng có thể đem về một nguồn thu khổng lồ cho thành phố.
Dưới góc nhìn của các nhà đầu tư bất động sản, thủ tục cũng là một trong những nguyên nhân khiến hàng loạt khu "đất vàng" trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh khó khởi động. Theo Tập đoàn Bitexco, dự án khu tứ giác Bến Thành và dự án khu tứ giác Nguyễn Cư Trinh (Quận 1) đã được UBND TP. Hồ Chí Minh chấp thuận chủ trương đầu tư từ năm 2006, còn dự án tại khu đất Bệnh viện Sài Gòn được thành phố chấp thuận đầu tư năm 2007.
Tuy nhiên, trong các năm 2006 - 2011 có hàng loạt thay đổi về quy định liên quan đến thủ tục đầu tư dự án, đặc biệt là quy định về bồi thường, thủ tục đầu tư xây dựng… khiến dự án kéo dài thời gian thực hiện. Còn đại diện Công ty TNHH một thành viên Phát triển nhà Bến Thành cho biết, dự án tại khu đất 1bis-1kép Nguyễn Đình Chiểu (Quận 1) dù được thành phố chấp thuận đầu tư từ năm 1996 nhưng do công tác giải phóng mặt bằng có nhiều thay đổi và nhiêu khê nên đến tận thời điểm này, đơn vị vẫn chưa được giao đất.
Rõ ràng, các khu đất có vị trí đắc địa trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh là "miếng bánh" ngon nhưng rất khó "gặm". Theo các chuyên gia, công khai, minh bạch khi sử dụng tài sản có giá trị lớn của quốc gia, đặc biệt là tài sản liên quan đến đất đai sẽ có ý nghĩa quyết định, là "chìa khóa" để thành phố phá vỡ thế bế tắc khi kêu gọi đầu tư các dự án "đất vàng".
Tuy nhiên, sau hai năm chờ đợi, hai nhà đầu tư này đã xin rút khỏi dự án với lý do không xác định được thời điểm bàn giao mặt bằng. Hiện Sở Kế hoạch - Đầu tư đang dự thảo phương án để UBND thành phố báo cáo Thủ tướng thu hồi chủ trương chỉ định hai nhà đầu tư này, đồng thời đề xuất giao thành phố tổ chức đấu thầu chọn nhà đầu tư mới.
Việc nhà đầu tư xin rút lui khỏi dự án khu "đất vàng" kể trên không phải là trường hợp hiếm hoi. Trước đó, năm 2007, liên doanh Thái Sơn đã trúng thầu dự án tại khu tam giác "vàng" Trần Hưng Đạo - Phạm Ngũ Lão - Nguyễn Thái Học nhưng sau đó xin rút lại giấy phép đầu tư và hiện khu đất này vẫn chưa có nhà đầu tư mới.
Đâu là chìa khóa?
Trước đây, TP. Hồ Chí Minh gặp khó khăn trong việc đấu thầu chọn nhà đầu tư có năng lực để khởi động lại các khu "đất vàng" do một số cơ chế vẫn còn bị vướng. Chính vì vậy, đối với một số công trình trọng điểm, thành phố buộc phải xin ý kiến Chính phủ để được cơ chế chỉ định nhà thầu. Tuy nhiên, cơ chế chỉ định thầu chủ yếu dành cho các công trình giao thông và phúc lợi xã hội, còn các công trình mang tính chất thương mại lại gặp trở ngại do chưa dung hòa được lợi ích các bên.
Từ câu chuyện hai nhà đầu tư nước ngoài xin rút khỏi dự án tại số 164 Đồng Khởi cho thấy, chỉ định nhà đầu tư chưa phải là giải pháp khả thi. Theo các chuyên gia, mấu chốt lớn nhất hiện nay của TP. Hồ Chí Minh là xác định mặt bằng giá đối với những khu đất thương mại. Chính yếu tố giá này đã gây trở ngại rất lớn trong khâu đền bù giải phóng mặt bằng. Để giải quyết bài toán này, nhiều ý kiến cho rằng, thay vì giao cho các nhà đầu tư theo phương thức thông thường, có thể đưa ra đấu giá một cách công khai. Điều này cũng có thể đem về một nguồn thu khổng lồ cho thành phố.
Dưới góc nhìn của các nhà đầu tư bất động sản, thủ tục cũng là một trong những nguyên nhân khiến hàng loạt khu "đất vàng" trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh khó khởi động. Theo Tập đoàn Bitexco, dự án khu tứ giác Bến Thành và dự án khu tứ giác Nguyễn Cư Trinh (Quận 1) đã được UBND TP. Hồ Chí Minh chấp thuận chủ trương đầu tư từ năm 2006, còn dự án tại khu đất Bệnh viện Sài Gòn được thành phố chấp thuận đầu tư năm 2007.
Tuy nhiên, trong các năm 2006 - 2011 có hàng loạt thay đổi về quy định liên quan đến thủ tục đầu tư dự án, đặc biệt là quy định về bồi thường, thủ tục đầu tư xây dựng… khiến dự án kéo dài thời gian thực hiện. Còn đại diện Công ty TNHH một thành viên Phát triển nhà Bến Thành cho biết, dự án tại khu đất 1bis-1kép Nguyễn Đình Chiểu (Quận 1) dù được thành phố chấp thuận đầu tư từ năm 1996 nhưng do công tác giải phóng mặt bằng có nhiều thay đổi và nhiêu khê nên đến tận thời điểm này, đơn vị vẫn chưa được giao đất.
Rõ ràng, các khu đất có vị trí đắc địa trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh là "miếng bánh" ngon nhưng rất khó "gặm". Theo các chuyên gia, công khai, minh bạch khi sử dụng tài sản có giá trị lớn của quốc gia, đặc biệt là tài sản liên quan đến đất đai sẽ có ý nghĩa quyết định, là "chìa khóa" để thành phố phá vỡ thế bế tắc khi kêu gọi đầu tư các dự án "đất vàng".