Hoàn thuế điện tử cấp độ 4 vào cuối năm 2017
Theo kế hoạch của Tổng cục Thuế, đến 31/12/2017, 90% hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) được giải quyết bằng phương thức điện tử. Hiện nay, Tổng cục Thuế đang tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) để việc hoàn thuế điện tử đạt cấp độ 4 vào cuối năm 2017.
Gần 2.400 doanh nghiệp đăng ký hoàn thuế điện tử
Trao đổi với phóng viên TBTCVN ngày 19/9, bà Lê Thị Duyên Hải - Vụ trưởng Vụ Kê khai và Kế toán thuế (Tổng cục Thuế) cho biết, tính đến 24/7/2017 đã có 2.398 doanh nghiệp (DN) được tập huấn, hướng dẫn sử dụng dịch vụ hoàn thuế điện tử và đã đăng ký sử dụng dịch vụ hoàn thuế điện tử trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
Cũng theo đại diện Tổng cục Thuế, đến nay ngành Thuế đã tiếp nhận và giải quyết hơn 1.000 hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) điện tử của 919 DN xuất khẩu, dự án đầu tư với tổng số tiền thuế GTGT được hoàn theo phương thức điện tử là hơn 5.900 tỷ đồng. Trong đó, giai đoạn thí điểm 13 cục thuế, tỷ lệ giải quyết hồ sơ hoàn thuế GTGT theo phương thức điện tử trong tháng 4/2017 là 9,9% hồ sơ, trong tháng 5/2017 là 15,5% hồ sơ. Sau khi hoàn thành việc tổ chức triển khai hoàn thuế điện tử tại 63/63 tỉnh, thành phố, số hồ sơ đề nghị hoàn bằng phương thức điện tử đã tăng dần theo từng tháng, cụ thể là trong tháng 6/2017 là 25,8% hồ sơ, đến tháng 7/2017 là 33,5% hồ sơ.
“Qua theo dõi phản hồi của DN, về cơ bản, các DN đều thấy được những thuận lợi của việc hoàn thuế điện tử. Bên cạnh việc gửi hồ sơ nhanh chóng, có sự hỗ trợ, hướng dẫn rõ ràng khi lập hồ sơ đề nghị hoàn điện tử, DN đã nhận được đầy đủ, kịp thời các thông báo của cơ quan thuế qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, bao gồm cả việc xác nhận thời điểm nhận hồ sơ, giấy hẹn trả kết quả, quá trình giải quyết hồ sơ thuộc hoàn trước hay kiểm trước và nhận được quyết định hoàn điện tử”, bà Hải cho biết.
Giải thích về số người nộp thuế đã đăng ký thực hiện hoàn thuế điện tử trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, nhưng chưa lập hồ sơ hoàn thuế bằng phương thức điện tử, đại diện Tổng cục Thuế cho biết, nguyên nhân là do một số DN còn tâm lý ngại thay đổi, chờ phản hồi của các DN khác, nên đã đăng ký hoàn thuế điện tử nhưng vẫn nộp hồ sơ giấy trực tiếp tại cơ quan thuế. Ngoài ra, một nguyên nhân nữa là nhiều DN đăng ký, nhưng chưa có hồ sơ đề nghị hoàn thuế phát sinh trong 6 tháng đầu năm.
90% hồ sơ hoàn thuế bằng phương thức điện tử
Thực hiện Nghị quyết 19 năm 2017 của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020, ngành Thuế phải thực hiện ứng dụng CNTT tối thiểu đạt 95% trong nộp tờ khai, nộp thuế, hoàn thuế đối với DN. Tại Chỉ thị số 26, ngày 6/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị quyết số 35 của Chính phủ cùng yêu cầu “thực hiện hoàn thuế GTGT theo phương thức điện tử đạt cấp độ 4, đạt tối thiểu 70% về số thủ tục, 70% về số hồ sơ hoàn thuế GTGT giải quyết trong cuối quý IV năm 2017”.
Để hoàn thành nhiệm vụ được giao, tại Hội nghị sơ kết công tác thuế 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2017, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cũng yêu cầu ngành Thuế phải phấn đấu đến cuối năm 2017, đạt trên 90% số người nộp thuế, số hồ sơ hoàn, số tiền hoàn thuế theo phương thức điện tử đối với hoàn thuế GTGT xuất khẩu, dự án đầu tư; nghiên cứu thí điểm hoàn thuế điện tử đối với các trường hợp khác để tạo tiền đề cho năm 2018 triển khai rộng việc hoàn thuế điện tử cho các trường hợp còn lại.
Theo đó, Tổng cục Thuế sẽ phấn đấu đến 31/12/2017, 100% DN thuộc đối tượng hoàn thuế GTGT trường hợp xuất khẩu, đầu tư đăng ký sử dụng dịch vụ hoàn thuế điện tử. Đến cuối quý IV/2007, tối thiểu 90% hồ sơ hoàn thuế được giải quyết bằng phương thức điện tử, chiếm tỷ trọng từ 90% số tiền hoàn thuế trở lên thuộc trường hợp xuất khẩu, đầu tư so với tổng số hồ sơ và tổng số tiền hoàn thuế GTGT được thực hiện theo phương thức điện tử.
Theo đại diện Tổng cục Thuế, để việc thực hiện hoàn thuế điện tử cấp độ 4 vào cuối năm 2017, Tổng cục Thuế đã phối hợp Kho bạc Nhà nước (KBNN) để nâng cấp hệ thống hai cơ quan. Đến nay, cơ quan thuế đã chuyển quyết định hoàn thuế và lệnh hoàn thuế sang KBNN bằng phương thức điện tử (bỏ bản giấy song song như hiện nay) và nhận thông tin hạch toán chi hoàn thuế cho người nộp thuế từ KBNN tự động, trên cơ sở đó, công khai việc chi hoàn thuế cho người nộp thuế trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế ngay sau khi KBNN chi hoàn cho người nộp thuế.
Trao đổi với phóng viên TBTCVN ngày 19/9, bà Lê Thị Duyên Hải - Vụ trưởng Vụ Kê khai và Kế toán thuế (Tổng cục Thuế) cho biết, tính đến 24/7/2017 đã có 2.398 doanh nghiệp (DN) được tập huấn, hướng dẫn sử dụng dịch vụ hoàn thuế điện tử và đã đăng ký sử dụng dịch vụ hoàn thuế điện tử trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
Cũng theo đại diện Tổng cục Thuế, đến nay ngành Thuế đã tiếp nhận và giải quyết hơn 1.000 hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) điện tử của 919 DN xuất khẩu, dự án đầu tư với tổng số tiền thuế GTGT được hoàn theo phương thức điện tử là hơn 5.900 tỷ đồng. Trong đó, giai đoạn thí điểm 13 cục thuế, tỷ lệ giải quyết hồ sơ hoàn thuế GTGT theo phương thức điện tử trong tháng 4/2017 là 9,9% hồ sơ, trong tháng 5/2017 là 15,5% hồ sơ. Sau khi hoàn thành việc tổ chức triển khai hoàn thuế điện tử tại 63/63 tỉnh, thành phố, số hồ sơ đề nghị hoàn bằng phương thức điện tử đã tăng dần theo từng tháng, cụ thể là trong tháng 6/2017 là 25,8% hồ sơ, đến tháng 7/2017 là 33,5% hồ sơ.
“Qua theo dõi phản hồi của DN, về cơ bản, các DN đều thấy được những thuận lợi của việc hoàn thuế điện tử. Bên cạnh việc gửi hồ sơ nhanh chóng, có sự hỗ trợ, hướng dẫn rõ ràng khi lập hồ sơ đề nghị hoàn điện tử, DN đã nhận được đầy đủ, kịp thời các thông báo của cơ quan thuế qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, bao gồm cả việc xác nhận thời điểm nhận hồ sơ, giấy hẹn trả kết quả, quá trình giải quyết hồ sơ thuộc hoàn trước hay kiểm trước và nhận được quyết định hoàn điện tử”, bà Hải cho biết.
Giải thích về số người nộp thuế đã đăng ký thực hiện hoàn thuế điện tử trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, nhưng chưa lập hồ sơ hoàn thuế bằng phương thức điện tử, đại diện Tổng cục Thuế cho biết, nguyên nhân là do một số DN còn tâm lý ngại thay đổi, chờ phản hồi của các DN khác, nên đã đăng ký hoàn thuế điện tử nhưng vẫn nộp hồ sơ giấy trực tiếp tại cơ quan thuế. Ngoài ra, một nguyên nhân nữa là nhiều DN đăng ký, nhưng chưa có hồ sơ đề nghị hoàn thuế phát sinh trong 6 tháng đầu năm.
90% hồ sơ hoàn thuế bằng phương thức điện tử
Thực hiện Nghị quyết 19 năm 2017 của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020, ngành Thuế phải thực hiện ứng dụng CNTT tối thiểu đạt 95% trong nộp tờ khai, nộp thuế, hoàn thuế đối với DN. Tại Chỉ thị số 26, ngày 6/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị quyết số 35 của Chính phủ cùng yêu cầu “thực hiện hoàn thuế GTGT theo phương thức điện tử đạt cấp độ 4, đạt tối thiểu 70% về số thủ tục, 70% về số hồ sơ hoàn thuế GTGT giải quyết trong cuối quý IV năm 2017”.
Để hoàn thành nhiệm vụ được giao, tại Hội nghị sơ kết công tác thuế 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2017, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cũng yêu cầu ngành Thuế phải phấn đấu đến cuối năm 2017, đạt trên 90% số người nộp thuế, số hồ sơ hoàn, số tiền hoàn thuế theo phương thức điện tử đối với hoàn thuế GTGT xuất khẩu, dự án đầu tư; nghiên cứu thí điểm hoàn thuế điện tử đối với các trường hợp khác để tạo tiền đề cho năm 2018 triển khai rộng việc hoàn thuế điện tử cho các trường hợp còn lại.
Theo đó, Tổng cục Thuế sẽ phấn đấu đến 31/12/2017, 100% DN thuộc đối tượng hoàn thuế GTGT trường hợp xuất khẩu, đầu tư đăng ký sử dụng dịch vụ hoàn thuế điện tử. Đến cuối quý IV/2007, tối thiểu 90% hồ sơ hoàn thuế được giải quyết bằng phương thức điện tử, chiếm tỷ trọng từ 90% số tiền hoàn thuế trở lên thuộc trường hợp xuất khẩu, đầu tư so với tổng số hồ sơ và tổng số tiền hoàn thuế GTGT được thực hiện theo phương thức điện tử.
Theo đại diện Tổng cục Thuế, để việc thực hiện hoàn thuế điện tử cấp độ 4 vào cuối năm 2017, Tổng cục Thuế đã phối hợp Kho bạc Nhà nước (KBNN) để nâng cấp hệ thống hai cơ quan. Đến nay, cơ quan thuế đã chuyển quyết định hoàn thuế và lệnh hoàn thuế sang KBNN bằng phương thức điện tử (bỏ bản giấy song song như hiện nay) và nhận thông tin hạch toán chi hoàn thuế cho người nộp thuế từ KBNN tự động, trên cơ sở đó, công khai việc chi hoàn thuế cho người nộp thuế trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế ngay sau khi KBNN chi hoàn cho người nộp thuế.