HSBC lạc quan về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam

PV.

Trong Báo cáo về tình hình kinh tế vĩ mô các nước châu Á mới đây được HSBC công bố, Việt Nam được tổ chức này nhận định rằng nền kinh tế đã vượt khỏi vòng nguy hiểm nhưng cũng phải đối mặt với những rủi ro có thể gặp phải.

Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Đà tăng trưởng được cải thiện

HSBC cho rằng, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam trong quý I/2016 khá thấp, chỉ ở mức 5,6%. Nhưng những số liệu được công bố gần đây lại cho thấy đà tăng trưởng đã được cải thiện. Tăng trưởng quý II/2016 không đổi so với cùng kỳ năm ngoái (5,6%), cũng đánh dấu bước phát triển tích cực. Như vậy, mức tăng trưởng quý I và quý II/2016 trong vòng kiểm soát đã giúp phục hồi các yếu tố cân bằng bên ngoài, đặc biệt là cán cân thương mại một lần nữa cải thiện sau thời gian suy yếu với thâm hụt ở mức 3,6 tỷ USD trong năm 2015.

Theo cơ quan này, ngành nông nghiệp và thủy sản của Việt Nam cũng đã vượt qua thời kỳ gián đoạn nguồn cung tồi tệ nhất nhờ mức tăng trưởng khiêm tốn của sản lượng các nhóm ngành chính. Nhóm ngành sản xuất cũng tăng mạnh, bù đắp cho hoạt động xây dựng đang chững lại. nhóm ngành dịch vụ cũng có những chuyển biến tích cực so với quý trước, tăng từ 6,0% trong quý I/2016 lên 6,6% so với cùng kỳ năm trước trong quý II/2016.

Việt Nam cũng đã đón nhận nguồn vốn FDI dồi dào, giúp cán cân thanh toán duy trì ở mức dư dả và tạo điều kiện cho dự trữ ngoại hối phục hồi. Từ đầu năm đến tháng 6, nguồn FDI được giải ngân cán mốc 7,3 tỷ USD, đánh dấu tốc độ tăng trưởng 15,1% so với cùng kỳ năm trước với nhiều nhà máy bắt đầu hoạt động trong năm nay. Theo đó, HSBC dự báo FDI sẽ chiếm tỷ lệ ngày càng nhiều trong thị phần xuất khẩu quốc tế của Việt Nam, cho phép ngành hàng hải tiếp tục đạt mức tăng trưởng một chữ số cao thậm chí trong bối cầu nhu cầu quốc ngoại chậm lại.

Về vấn đề cải thiện môi trường kinh doanh, HSBC cho rằng, bên cạnh cải cách tài chính công, hai lĩnh vực cải cách quan trọng khác bao gồm: 1) tái cấu trúc và tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước lớn và 2) đẩy mạnh cải cách lĩnh vực ngân hàng cũng đã có những tiến triển nhất định. Đặc biệt là việc mới đây, Công ty quản lý Tài sản Việt Nam (VAMC) thông báo sẽ mua vào nợ xấu bằng tiền mặt. VAMC hiện đã phát hành loại trái phiếu đặc biệt để mua lại nợ xấu từ các ngân hàng thương mại và các ngân hàng có thể sử dụng khoản thế chấp này nhằm đảm bảo tài trợ từ Ngân hàng Nhà nước.

Những rủi ro có thể xảy ra

Bên cạnh những lạc quan về tăng trưởng kinh tế, HSBC cũng cảnh báo rủi ro đối với Việt Nam khi mức dự trữ ngoại hối được đánh giá là còn khá mỏng để đối phó với những trường hợp rủi ro bất ngờ. Theo dữ liệu mới nhất từ IMF, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã giảm xuống 27,9 tỷ USD, tương đương hai tháng nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ theo số liệu vào cuối năm 2015.

Lạm phát cơ bản tuy vẫn nằm trong vòng kiểm soát, dao động từ 1,6% đến 2,0% trong suốt một năm qua nhưng sẽ vẫn tiếp tục tăng do nhu cầu nội địa dồi dào cùng tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ. HSBC kỳ vọng lạm phát sẽ tăng thuyết phục hơn trong năm 2017 và lạm phát toàn phần sẽ chạm mốc 4,9% vào cuối năm.

Ngân hàng này cũng cho rằng, cán cân tài khoản vãng lai của Việt Nam chịu nhiều áp lực giữa năm 2015 khi dòng vốn chảy ra nước ngoài sau đợt thay đổi tỷ giá của đồng nhân dân tệ vào tháng 8. Tuy nhiên, tài khoản vãng lai đã cải thiện đáng kể trong quý IV/2015 do dòng vốn ra nước ngoài đã ổn định nhờ dự đoán đồng Việt Nam giảm giá đã phai dần. HSBC kỳ vọng thặng dư tài khoản vãng lai của Việt Nam sẽ tăng từ 0,5% năm 2015 lên 0,7% GDP trong năm 2016. Song, cán cân tài khoản vãng lai nhiều khả năng trở về mức thâm hụt trong năm sau do nhu cầu trong nước dồi dào giúp nhập khẩu tăng.