Hướng dẫn trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, nợ khó đòi

PV.

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư hướng dẫn việc trích lập và xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp tại doanh nghiệp.

Ảnh minh họa. Nguồn: internet.
Ảnh minh họa. Nguồn: internet.
Dự thảo nêu rõ, đối tượng lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (bao gồm nguyên vật liệu, dụng cụ dùng cho sản xuất, vật tư, hàng hóa, thành phẩm tồn kho, sản phẩm dở dang, chi phí dịch vụ dở dang) mà giá gốc ghi trên sổ kế toán cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được và bảo đảm điều kiện: Có hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định hoặc các bằng chứng hợp lý khác chứng minh giá vốn hàng tồn kho; là những vật tư hàng hóa thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm…
Về dự phòng nợ phải thu khó đòi, đối tượng lập dự phòng là các khoản nợ phải thu đã quá hạn thanh toán, nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng khách nợ đã phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể, mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã tử vong và bảo đảm các điều kiện quy định.
Cụ thể, đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau: 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm; 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm; 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm; 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên…