Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành quy định về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ. Chính sách này hết sức cần thiết trong bối cảnh doanh nghiệp suy kiệt và là liều thuốc cần cho tăng trưởng.
Từ ngày 1/4/2022, việc quản lý tiền từ thu hồi, xử lý nợ và tài sản thực hiện theo quy định tại Thông tư số 07/2022/TT-BTC ngày 9/12/2022 của Bộ Tài chính hướng dẫn bàn giao, tiếp nhận, xử lý các khoản nợ và tài sản loại trừ khi chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp (DN), đơn vị sự nghiệp công lập và theo chỉ định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Ngày 11/3/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 08/2021/QĐ-TTg sửa đổi Quy chế xử lý nợ bị rủi ro tại Ngân hàng Chính sách xã hội kèm theo Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg ngày 28/7/2010. Quyết định nêu rõ một số trường hợp khách hàng có hoàn cảnh khó khăn được xem xét xóa nợ.
Khả năng trả nợ của khách hàng gặp vấn đề khiến hàng loạt ngân hàng thương mại trong thời gian gần đây phải tiến hành rao bán khoản nợ hoặc phát mãi các tài sản gắn liền với khoản nợ như bất động sản hay nhà xưởng. Tuy nhiên, với người dân có nhu cầu mua lại bất động sản, giới luật sư cảnh báo cần thận trọng do các yêu cầu pháp lý khá phức tạp.
Đến nay, dưới sự tác động của dịch bệnh Covid-19, sức chịu đựng của doanh nghiệp lẫn ngân hàng đều đến điểm giới hạn và buộc phải đưa các khoản nợ ra đấu giá.
Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam cho biết tính đến tháng 2/2020, cả nước có 15,121 triệu người tham gia BHXH bắt buộc; số đối tượng tham gia BHXH tự nguyện là 550.000 người; 84,2 triệu người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT).
Ngân hàng Thế giới (WB) vừa cảnh báo về nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng nợ toàn cầu mới, đồng thời kêu gọi các chính phủ và ngân hàng trung ương cần nhận thức rằng lãi suất thấp trong lịch sử có thể không đủ để bù đắp một cuộc khủng hoảng tài chính khác.