ICAEW: Việt Nam có thể trở thành trung tâm sản xuất mới của thế giới

PV.

Theo báo cáo mới nhất Tiêu điểm kinh tế của ICAEW, trong bối cảnh Trung Quốc đi theo mô hình kinh tế của Nhật và hiện đã có chi phí sản xuất quá cao, các doanh nghiệp Trung Quốc đang chuyển hướng sang các nước lân cận để tìm địa điểm đặt cơ sở sản xuất. Đây cũng là cơ hội để Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị thông qua việc trở thành một trung tâm toàn cầu về sản xuất các ngành hàng giá trị thấp.

Tiêu điểm kinh tế: Khu vực Đông Nam Á là tiêu đề báo cáo của Cebr, đối tác của ICAEW chuyên về lĩnh vực dự báo kinh tế. Báo cáo được thực hiện theo yêu cầu của ICAEW, cung cấp cho 144.000 thành viên của ICAEW thông tin về thực trạng nền kinh tế của khu vực. Đây là một đánh giá hàng quý về các nền kinh tế Đông Nam Á, tập trung vào các nước Indonesia, Philippines, Singapore, Thái Lan, và Việt Nam.

Việt Nam hiện đã là một trung tâm gia công, sản xuất và chỉ đứng sau Singapore tính trên tổng mức vốn đầu tư của Trung Quốc. Với tiềm năng tăng trưởng lớn, dân số trẻ và mức lương thấp hơn, Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ quá trình phát triển cơ sở hạ tầng đi kèm với sự cạnh tranh giành vị thế ảnh hưởng tại khu vực giữa Trung Quốc và các nền kinh tế lớn khác. Hoạt động đầu tư này sẽ diễn ra dưới hình thức mở cửa các nguồn vốn do Trung Quốc đứngđầutrong khuôn khổ Quỹ Hợp tác Đầu tư Trung Quốc-ASEAN (CAF), Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB). Ngân hàng Phát triển Á châu (ADB) do Nhật chủ trì mới đây đã công bố kế hoạch đầu tư 110 tỉ US$ vào các dự án hạ tầng tại Châu Á. Đặc biệt, Việt Nam sẽ cần đầu tư đáng kể để nâng cao năng lực của lĩnh vực công nghiệp phụ trợ quan trọng bằng cách hợp tác hiệu quả với Mỹ và Nhật Bản.

Cũng như Việt Nam, Indonesia và Philippines cũng phải tìm được những nguồn vốn cần thiết để đầu tư vào cơ sở hạ tầng, ngành năng lượng, khai thác tài nguyên thiên nhiên. Đây là yêu cầu đặc biệt quan trọng để những nền kinh tế lớn mới nổi này thu hút được nguồn vốn cần thiết để kết nối với các địa phương vùng sâu, vùng xa, từ đó tạo được hiệu quả kinh tế nhờ quy mô, tạo điều kiện để từng địa phương liên kết với guồng máy sản xuất chung, tạo động lực tăng trưởng cho khối ASEAN.

Để tăng cường tiếp cận nguồn vốn đầu tư, trở thành một trung tâm sản xuất, gia công toàn cầu và nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị, về lâu về dài, Việt Nam sẽ cần tích cực sàng lọc danh mục các dự án FDI theo chiến lược, định hướng phát triển của chính phủ.

Ông Mark Billington, Giám đốc ICAEW Khu vực Đông Nam Á cho biết: “Việt Nam tuy có lợi thế cạnh tranh về chi phí lao động thấp nhưng chưa bền vững. Vì thế, Việt Nam cần đầu tư vào giáo dục, đào tạo để xây dựng đội ngũ lao động có kỹ năng. Ngoài ra, Việt Nam cũng cần tập trung nhiều hơn vào đầu tư xây dựng hạ tầng môi trường, đặc biệt là vào giao thông, dịch vụ”.

Ông Scott Corfe, Cố vấn kinh tế của ICAEW kiêm Phó Giám đốc Cebr, chia sẻ: “ASEAN đang chứng minh rằng thay vì tự làm hại mình bằng cách cạnh tranh lẫn nhau, các nền kinh tế có cơ cấu tương đồng có thể bù đắp lẫn nhau, hình thành nên các mạng lưới xuyên quốc gia. Mỗi nước có thể tập trung chuyên môn hóa đến mức tối đa, xây dựng các chuỗi cung ứng có phạm vi rộng khắp toàn khu vực Đông Á – và như vậy, các hoạt động khai thác, chế biến nguyên vật liệu, sản xuất phụ tùng, lắp ráp đều sẽ diễn ra ở những địa điểm khác nhau. Điều đó đồng nghĩa với việc các lợi ích tối đa từ thương mại sẽ được hiện thực hóa”.

Cũng như các nền kinh tế ASEAN đang đi theo lộ trình phát triển từ nền sản xuất giá trị thấp, mức lương thấp đến sản xuất giá trị cao, dịch vụ, nền kinh tế Trung Quốc nhìn chung đã đi theo mô hình của Nhật, đặc biệt khi mức tiền lương ở đây không còn cạnh tranh như trước để tiếp tục nền sản xuất giá trị thấp. Các doanh nghiệp Trung Quốc, cũng như các doanh nghiệp Nhật Bản trước đây, đang chọn các nước lân cận làm nơi đặt cơ sở sản xuất, xuất khẩu phụ tùng cho hoạt động lắp ráp có giá trị tương đối thấp.

Tuy nhiên, do Trung Quốc có năng lực sản xuất công nghiệp dư thừa nên dẫn tới việc nước này đang xuất khẩu khối lượng lớn (và ngày càng tăng) hàng tiêu dùng sang các nước ASEAN.

Ông Mark Billington, Giám đốc ICAEW Khu vực Đông Nam Á cho biết: “Người tiêu dùng Trung Quốc không còn chiếm tỉ trọng lớn trong việc tiêu thụ sản lượng sản xuất khổng lồ của nước này dù đang ngày càng giàu hơn trước. Do dư thừa năng lực sản xuất công nghiệp, Trung Quốc cần các thị trường nước ngoài để hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nội địa, và ASEAN đang là điểm đến chủ yếu cho sản phẩm của nước này. Tuy nhiên, tác động dài hạn của mô hình phát triển kinh tế mới này vẫn còn cần được kiểm chứng. Dù vậy, hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu đã có tác động giảm phát trên quy mô quốc tế và sẽ càng có ảnh hưởng lớn hơn khi đồng Nhân dân tệ giảm giá. Trung Quốc là bạn hàng lớn nhất của khu vực Đông Nam Á và là một trong những nhà đầu tư lớn nhất trong khu vực”.

Cùng với việc liên tục hội nhập vào ASEAN và do tầm quan trọng của khu vực này đối với 4 nền kinh tế lớn nhất thế giới, Việt Nam đang có nhiều lợi thế để thu hút các công ty đa quốc gia đến đầu tư để tận dụng những cơ hội hiện có của khu vực Đông Nam Á.

Ngoài ra báo cáo còn trình bày một số kết quả khác như:

- Cải cách kinh tế của Indonesia còn chậm: Theo ước tính của Ban Điều phối Đầu tư Indonesia từ tháng 1, nước này mới chỉ nhận được 6% tổng số vốn đầu tư đã cam kết. Tuy đã có các cam kết về phát triển cơ sở hạ tầng nhưng vẫn chưa có nhiều hoạt động xây dựng được triển khai trên thực tế.

- Chính sách tài khóa thận trọng của Philippines đang cho thấy kết quả: Sau các công bố mới đây về mức tăng trưởng mạnh 6,1% và mức thâm hụt ngân sách 0,6% cho năm 2014, Tổ chức Xếp hạng Tín nhiệm Nhật Bản đã nâng mức xếp hạng nợ công của Philippines từ BBB lên BBB+. Đây là kết quả mới nhất trong chuỗi các công bố nâng bậc xếp hạng của nhiều tổ chức xếp hạng.

- Tăng trưởng dự kiến của Singapore được điều chỉnh giảm: Cebr dự tính mức tăng trưởng năm 2015 của Sinpapore hiện còn 3,1%, do tình hình kém khả quan của những lĩnh vực chủ yếu như sản xuất, chế tạo, bất động sản trong 6 tháng đầu năm.

- Quan hệ Việt-Mỹ ấm lên có lợi cho nền kinh tế: Hiệp định Đối tác Xuyên Thái bình dương (TPP) hứa hẹn sẽ nâng cao khả năng tiếp cận của Việt Nam đối với thị trường dệt may, giày dép của Mỹ, đổi lấy việc nhà nước giảm can thiệp vào nền kinh tế. Hiệp định này cũng sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Mỹ xuất khẩu vũ khí vào Việt Nam và dẫn tới việc Mỹ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường.

- ICAEW:

Là một tổ chức hội viên chuyên nghiệp hàng đầu thế giới nhằm thúc đẩy, phát triển và hỗ trợ hơn 144,000 kế toán công chứng trên toàn thế giới. ICAEW mang đến những tiêu chuẩn nghề nghiệp và sự phát triển chuyên nghiệp, chia sẻ kiến thức, chuyên môn sâu, và bảo vệ chất lượng cũng như tính chính trực trong nghề kế toán và tài chính.

Là những cá nhân hàng đầu trong lĩnh vực kế toán, tài chính, kinh doanh, các thành viên của chúng tôi hội đủ nhữngkiến thức, kỹ năng, sự cam kết để duy trì những chuẩn mực chuyên môn, đạo đức cao nhất. Chúng tôi cùng nhau đóng góp cho sự thành công của các cá nhân, tổ chức, cộng đồng, nền kinh tế trên toàn thế giới.

ICAEW là thành viên sáng lập của Liên minh Kế toán Thế giới và Tổ chức Kế toán Công chứng toàn cầu.

- CEBR:

Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Doanh nghiệp là một tổ chức tư vấn độc lập có uy tín về việc cung cấp các ý kiến tư vấn giá trị cho doanh nghiệp dựatrên cácnghiên cứu kỹ lưỡng, sáng suốt. Cebr là đối tác kinh tế toàn cầu của ICAEW và kể từ năm 1993 đã luôn đi đầu trong lĩnh vực nghiên cứu vềdoanh nghiệpvà các mối quan tâm của công chúng. Cebr thực hiện phân tích, dự báo, cố vấn chiến lược cho các doanh nghiệp đa quốc gia, tổ chức tài chính lớn, các cơ quan chính phủ, các tổ chức thương mại.