Dự báo về tăng trưởng kinh tế năm 2023 của Việt Nam, các tổ chức quốc tế nhận định kinh tế Việt Nam vẫn phát triển ở mức khá, mặc dù đã có dự báo giảm so với trước đó.
2023 được đánh giá là một năm tiếp tục khó khăn với kinh tế thế giới. Dự báo, tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ giảm mạnh từ 6% năm 2021 xuống khoảng 2,2 - 2,7% năm 2023; nhiều nền kinh tế lớn như Mỹ, châu Âu phải đối mặt với rủi ro suy thoái và lạm phát cao. Tuy nhiên, hiện nay vẫn có khá nhiều dự báo khá lạc quan của các tổ chức kinh tế - tài chính quốc tế về triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Tại Mỹ, mặc dù lạm phát đã đạt đỉnh và đang trong xu hướng giảm, nhưng mức lạm phát hiện nay vẫn cao hơn nhiều so với mục tiêu đề ra là 2%. Bởi vậy, khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tiếp tục nâng lãi suất để kiểm soát lạm phát là khá cao. Điều này sẽ khiến đường cong lãi suất bị nghịch đảo. Đây là chỉ báo khá tin cậy rằng nền kinh tế Mỹ sẽ rơi vào suy thoái trong năm 2023. Với việc Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất, tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2023 sẽ bị ảnh hưởng đáng kể.
Với mức tăng trưởng ấn tượng 8,02% trong năm đầu tiên của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, quy mô nền kinh tế Việt Nam ngày càng được mở rộng, đạt hơn 9,51 triệu tỷ đồng vào cuối năm 2022 và quy mô dân số cũng vượt ngưỡng 100 triệu dân.
Với chủ đề “Kinh tế Việt Nam 2023: Ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn, vững vàng vượt qua thách thức”, ngày 17/12 tới đây, Ban Kinh tế Trung ương sẽ phối hợp Chính phủ đồng chủ trì tổ chức Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ năm tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội.
Kinh tế - xã hội Việt Nam khởi sắc trên nhiều lĩnh vực, những chỉ dấu tích cực, những "thế, lực và đà" đã tạo được trong thời gian qua sẽ là động lực để kinh tế Việt Nam thích ứng và vượt qua khó khăn.
Tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2022 được dự báo thấp hơn từ 0,5 đến 1,4 điểm phần trăm so với dự báo trước đây. Bức tranh kinh tế toàn cầu năm 2023 tiếp tục gặp nhiều khó khăn với dự báo tăng trưởng chậm lại; gia tăng khả năng suy thoái trong ngắn hạn; lạm phát cao và các vấn đề địa chính trị, xung đột vũ trang, thiên tai, dịch bệnh...
Trong suốt 35 năm thực hiện đổi mới, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) luôn là một trong những động lực đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, dòng vốn FDI toàn cầu nói chung và FDI vào Việt Nam nói riêng đã và đang bị tác động mạnh mẽ bởi đại dịch COVID-19 và các biến động lớn của nền kinh tế thế giới. Việc nghiên cứu, đánh giá về những tác động của bối cảnh mới đối với dòng vốn FDI là cần thiết nhằm giúp đưa ra những hàm ý chính sách cho Việt Nam để thu hút FDI bền vững.
Vượt qua những khó khăn, trở ngại, nhất là ảnh hưởng tiêu cực từ dịch COVID-19, trong 7 tháng năm 2022 kinh tế Việt Nam vẫn ổn định với nhiều điểm sáng.
Báo cáo được công bố nhằm mục đích phân tích những diễn biến mới nhất của nền kinh tế Việt Nam, đưa ra những dự báo về triển vọng ngắn hạn và trung hạn của nền kinh tế cũng như nhận định rủi ro nội tại và bên ngoài liên quan đến triển vọng tăng trưởng của Việt Nam.