IEA: Châu Âu sẽ phải cắt giảm 30% việc sử dụng khí đốt tự nhiên

Theo Việt Dũng/congthuong.vn

Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) đề xuất trong quý đầu tiên của năm tới, các nước thuộc Liên minh châu Âu sẽ phải cắt giảm tới 30% việc sử dụng khí đốt tự nhiên.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Ngày 28/6, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) đưa ra báo cáo trong đó đề xuất trong quý đầu tiên của năm tới, các nước thuộc Liên minh châu Âu sẽ phải cắt giảm tới 30% việc sử dụng khí đốt tự nhiên để chuẩn bị cho việc ngừng hoàn toàn các dòng khí đốt của Nga.

Giám đốc IEA Fatih Birol cho biết: “Việc cắt hoàn toàn nguồn cung cấp khí đốt của Nga cho châu Âu có thể dẫn đến mức lấp đầy kho dự trữ thấp hơn mức trung bình trước mùa đông, khiến EU rơi vào tình thế rất dễ bị tổn thương”. Trong bối cảnh hiện tại, sẽ không loại trừ việc cắt hoàn toàn xuất khẩu khí đốt sang châu Âu từ Nga, khi trích dẫn các vấn đề kỹ thuật liên quan đến đường ống Nord Stream, hồi đầu tháng 6, Nga đã cắt giảm 60% dòng khí đốt đến Đức.

Các kế hoạch tăng cường lấp đầy kho chứa khí đốt tự nhiên ở châu Âu sẽ không thể chịu được sự cắt giảm hoàn toàn của Nga nếu diễn ra từ nay đến quý 4 năm nay. Đến đầu tháng 11, Liên minh châu Âu sẽ lấp đầy kho khí đốt lên đến 90%; tuy nhiên, việc cắt giảm hoàn toàn của Nga sẽ làm giảm đáng kể điều đó, dẫn đến một đợt tăng giá khí đốt tự nhiên khác, vốn đã tăng gấp ba so với cùng kỳ năm ngoái, theo Bloomberg, trích dẫn số liệu từ ICE Endex.

Giá khí đốt tự nhiên của châu Âu vẫn ổn định ngày 27-28/6, một phần do dòng khí đốt của Nga thông qua đường ống TurkStream đang được bảo trì trở lại. Theo báo cáo của Bloomberg, đường ống này có dung tích 31,5 tỷ m3. Ngày 28/6, giá xăng giao sau tháng trước của Hà Lan giảm 0,2% khi chốt phiên đóng cửa.

Giá khí đốt tự nhiên ổn định ở châu Âu ngày 28/6 cũng là những ước tính mới về nhu cầu, có thể thấy sự sụt giảm do thời tiết nắng hơn có thể hỗ trợ tốt hơn cho năng lượng mặt trời. Điều này là không đủ để làm dịu tình hình ở Đức. Tuần trước, các quan chức Đức cảnh báo rằng nước này đang đứng trước nguy cơ phải hạn chế sử dụng khí đốt, điều này có thể gây ra tác động xấu đến nền kinh tế.

Bộ trưởng Bộ Kinh tế Đức Robert Habeck cho biết, nước này đã bước vào "mức cảnh báo thứ hai" trong kế hoạch khí đốt khẩn cấp. Ngay cả khi chưa cảm nhận được điều đó, thì Đức cũng đang ở giữa một cuộc khủng hoảng khí đốt, đến mức mà Bộ trưởng Kinh tế Đức khẳng định từ bây giờ, khí đốt được coi là một tài sản khan hiếm.