Khẳng định tinh thần tiên phong, gương mẫu
(Tài chính) Gắn liền với tiến trình 85 năm xây dựng và phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ TP. Hà Nội đã không ngừng lớn mạnh, có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp cách mạng. Với vị thế và vai trò đặc biệt, qua các giai đoạn lịch sử, Đảng bộ và nhân dân Thủ đô luôn phấn đấu "trở thành một thành phố gương mẫu, làm đầu tàu trong việc xây dựng CNXH" như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chưa đầy 50 ngày sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, cơ sở đầu tiên của Đảng bộ TP. Hà Nội đã được hình thành. Quần chúng nhân dân quy tụ dưới sự lãnh đạo của Thành ủy Hà Nội đã thực hiện những nhiệm vụ chưa từng có, góp công lớn vào thành quả vĩ đại của Đảng và dân tộc.
Nhà số 42 Hàng Thiếc (quận Hoàn Kiếm) là nơi ghi dấu những ngày đầu tiên hình thành nên Đảng bộ TP. Hà Nội. Đây vốn là nhà riêng của đồng chí Đỗ Ngọc Du, thành viên sáng lập Đông Dương Cộng sản Đảng, đồng thời cũng là trụ sở của Xứ ủy Bắc kỳ. Tại đây, ngày 17/3/1930, Ban Chấp hành lâm thời của Đảng bộ TP. Hà Nội đã được thành lập gồm ba đồng chí: Đỗ Ngọc Du, Nguyễn Ngọc Vũ và Lều Thọ Nam. Đồng chí Đỗ Ngọc Du là Bí thư Xứ ủy Đông Dương Cộng sản Đảng kiêm Bí thư Thành ủy Hà Nội. Làm Bí thư Thành ủy Hà Nội (lâm thời) được hơn một tháng, đến cuối tháng 4/1930, đồng chí Đỗ Ngọc Du được Trung ương điều đi làm công tác vận động binh sĩ và công nhân kiều bào ở Thượng Hải (Trung Quốc). Tháng 6-1930, đồng chí Trần Văn Lan, UVTƯ Đảng triệu tập cuộc họp tại số nhà 177 Hàng Bông chính thức thành lập Thành ủy Hà Nội. Tại đây, đồng chí Nguyễn Ngọc Vũ được cử làm Bí thư đầu tiên. Những năm tiếp theo, Đảng bộ Hà Nội trải qua quá trình đấu tranh vô cùng gian khổ, nhiều hy sinh, mất mát, nhưng không ngừng trưởng thành, lớn mạnh.
Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của TƯ, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng bộ Hà Nội đã trở thành ngọn cờ đầu của phong trào cách mạng, đóng góp to lớn cho sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đặc biệt là về chuẩn bị lực lượng. Hội nghị quân sự diễn ra tháng 4/1945 do Thành ủy Hà Nội triệu tập tại làng Tân, xã Thái Đô (nay là phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy), đã chỉ đạo tích cực mua sắm vũ khí, mở các lớp huấn luyện quân sự, nhanh chóng thành lập và mở rộng các hội đoàn thể cứu quốc. Càng gần tháng 8/1945, hoạt động tập hợp lực lượng, chuẩn bị con người, vật chất dưới sự lãnh đạo của Thành ủy Hà Nội càng diễn ra khẩn trương trên quy mô lớn. Sau khi Ủy ban Quân sự cách mạng Hà Nội được thành lập ngày 16/8, lệnh tổng khởi nghĩa được phát đi khắp nơi. Các đội tuyên truyền do Thành ủy Hà Nội tổ chức đã được phái đi khắp vùng nội, ngoại thành. Ngày 19-8, với khí thế ngút trời, hơn 20 vạn người từ khắp nơi đã đổ xuống các tuyến đường Hà Nội. Đoàn người khổng lồ tổ chức chiếm Phủ Khâm sai, Tòa Thị chính, Sở Cảnh sát, Trại Bảo an... Cuộc tổng khởi nghĩa hoàn toàn thắng lợi, chính quyền về tay nhân dân.
Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, dưới sự lãnh đạo của Thành ủy Hà Nội, đồng bào, chiến sĩ Thủ đô đã nêu cao tinh thần tự giác, khí thế xung trận, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ TƯ Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh giao phó. Trong đó phải kể đến cuộc chiến đấu 60 ngày đêm mùa Đông năm 1946, Hà Nội "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh" chiến đấu giam chân địch, bảo vệ nhân dân và các cơ quan đầu não của ta di chuyển lên Chiến khu Việt Bắc. Trong những trận chiến quyết định năm 1953-1954, Đảng bộ thành phố vừa tổ chức, động viên, đóng góp sức người, sức của cho tiền tuyến, vừa lãnh đạo trực tiếp phối hợp chiến đấu tại địa bàn Hà Nội. Tháng 1/1953, Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Hà Nội đã quyết định lấy việc xây dựng và mở rộng phong trào công nhân và nhân dân lao động làm chủ yếu. Ban cán sự Thanh vận được thành lập năm 1952. Phong trào chống bắt lính, đẩy mạnh địch - ngụy vận được Thành ủy chỉ đạo thực hiện mạnh mẽ trên khắp địa bàn. Dưới sự chỉ đạo của Thành ủy, lực lượng vũ trang Thủ đô đã tập kích sân bay Gia Lâm vào đêm mùng 3 rạng sáng 4-3-1954, phá hủy 18 máy bay, đốt kho xăng, tiêu diệt 16 tên địch, trực tiếp gây khó khăn cho việc ứng cứu tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Sau Hiệp định Geneva, Hà Nội còn nằm trong vùng tập kết của Pháp 80 ngày, Đảng bộ Hà Nội đã lãnh đạo các tầng lớp nhân dân chống địch phá hoại, giữ được gần như nguyên vẹn máy móc, thiết bị, hồ sơ, nguyên vật liệu ở các nhà máy, xí nghiệp, công sở, bệnh viện quan trọng.
Trong kháng chiến chống Mỹ, Thành ủy Hà Nội tiếp tục khẳng định khả năng lãnh đạo sáng suốt và linh hoạt. Tháng 8-1965, nhằm đối phó với chiến tranh phá hoại của Mỹ, Thành ủy Hà Nội quyết định chuyển hướng xây dựng và phát triển kinh tế sang thời chiến; bố trí lại lực lượng sản xuất theo hướng sơ tán, phân tán; đẩy mạnh việc làm hầm trú ẩn, tăng cường hoạt động phòng không nhân dân. Thủ đô đã thực sự trở thành pháo đài chống đế quốc Mỹ. Sự chuẩn bị chu đáo, bài bản, khoa học của Hà Nội đã tạo thành sức mạnh tổng hợp đập tan cuồng vọng của đế quốc Mỹ, khắc ghi vào lịch sử dân tộc những chiến công bất hủ mà đỉnh cao là chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không" năm 1972. Không chỉ lo bảo vệ vùng đất, vùng trời Thủ đô, với tinh thần "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người", Thành ủy Hà Nội đã lãnh đạo nhân dân đóng góp sức người, sức của cho chiến trường miền Nam. Lớp lớp thanh niên Thủ đô đã "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước". Hà Nội đã góp phần to lớn vào Đại thắng mùa Xuân năm 1975, thu non sông về một mối.
Bước vào thời kỳ xây dựng đất nước sau chiến tranh, Đảng bộ Hà Nội đã phát huy truyền thống đoàn kết, thống nhất, nỗ lực phấn đấu, vận dụng sáng tạo và chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết của Trung ương, của Thành ủy, đạt kết quả nổi bật trên các lĩnh vực, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đổi mới đất nước. Hà Nội đã duy trì vị thế đầu tàu, xứng đáng là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế, một trong những động lực phát triển của vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước. Tính từ khi mở rộng địa giới hành chính đến nay, hằng năm, Hà Nội đóng góp 1/10 GDP, 1/5 tổng thu ngân sách cả nước, 1/5 tổng vốn đầu tư xã hội và 1/12 kim ngạch xuất khẩu... Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Nội đã được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu "Thủ đô Anh hùng", ba lần được tặng thưởng Huân chương Sao Vàng…, Hà Nội đã được UNESCO vinh danh là "Thành phố Vì hòa bình".
Cùng với sự đi lên của đất nước, Đảng bộ Hà Nội cũng không ngừng phát triển về số lượng và chất lượng. Năm 1958, toàn Đảng bộ mới có 8.930 đảng viên với 380 chi bộ. Đến năm 1975, số đảng viên của Đảng bộ thành phố đã tăng lên đến 69.207 người (chiếm 5% số dân), với 1.138 chi bộ, đảng bộ cơ sở. Hiện nay, Đảng bộ TP. Hà Nội không chỉ là đảng bộ có số lượng đảng viên nhiều nhất cả nước (khoảng 390.000 đảng viên) mà còn là đảng bộ có chất lượng đảng viên hàng đầu, là một tập thể đoàn kết, kỷ cương, trách nhiệm, tích cực đổi mới, sáng tạo.
Truyền thống lịch sử đáng tự hào 85 năm qua thực sự là động lực thôi thúc Đảng bộ Thủ đô tiếp tục tiến lên, như lời của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị nhấn mạnh trong lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Giải phóng Thủ đô: "Trách nhiệm của chúng ta, sứ mệnh của chúng ta trước quá khứ lịch sử hào hùng, trước tương lai tươi sáng của dân tộc là phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, huy động mọi nguồn lực để xây dựng Thủ đô và đất nước ta ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như Bác Hồ muôn vàn kính yêu hằng mong ước".
Nhà số 42 Hàng Thiếc (quận Hoàn Kiếm) là nơi ghi dấu những ngày đầu tiên hình thành nên Đảng bộ TP. Hà Nội. Đây vốn là nhà riêng của đồng chí Đỗ Ngọc Du, thành viên sáng lập Đông Dương Cộng sản Đảng, đồng thời cũng là trụ sở của Xứ ủy Bắc kỳ. Tại đây, ngày 17/3/1930, Ban Chấp hành lâm thời của Đảng bộ TP. Hà Nội đã được thành lập gồm ba đồng chí: Đỗ Ngọc Du, Nguyễn Ngọc Vũ và Lều Thọ Nam. Đồng chí Đỗ Ngọc Du là Bí thư Xứ ủy Đông Dương Cộng sản Đảng kiêm Bí thư Thành ủy Hà Nội. Làm Bí thư Thành ủy Hà Nội (lâm thời) được hơn một tháng, đến cuối tháng 4/1930, đồng chí Đỗ Ngọc Du được Trung ương điều đi làm công tác vận động binh sĩ và công nhân kiều bào ở Thượng Hải (Trung Quốc). Tháng 6-1930, đồng chí Trần Văn Lan, UVTƯ Đảng triệu tập cuộc họp tại số nhà 177 Hàng Bông chính thức thành lập Thành ủy Hà Nội. Tại đây, đồng chí Nguyễn Ngọc Vũ được cử làm Bí thư đầu tiên. Những năm tiếp theo, Đảng bộ Hà Nội trải qua quá trình đấu tranh vô cùng gian khổ, nhiều hy sinh, mất mát, nhưng không ngừng trưởng thành, lớn mạnh.
Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của TƯ, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng bộ Hà Nội đã trở thành ngọn cờ đầu của phong trào cách mạng, đóng góp to lớn cho sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đặc biệt là về chuẩn bị lực lượng. Hội nghị quân sự diễn ra tháng 4/1945 do Thành ủy Hà Nội triệu tập tại làng Tân, xã Thái Đô (nay là phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy), đã chỉ đạo tích cực mua sắm vũ khí, mở các lớp huấn luyện quân sự, nhanh chóng thành lập và mở rộng các hội đoàn thể cứu quốc. Càng gần tháng 8/1945, hoạt động tập hợp lực lượng, chuẩn bị con người, vật chất dưới sự lãnh đạo của Thành ủy Hà Nội càng diễn ra khẩn trương trên quy mô lớn. Sau khi Ủy ban Quân sự cách mạng Hà Nội được thành lập ngày 16/8, lệnh tổng khởi nghĩa được phát đi khắp nơi. Các đội tuyên truyền do Thành ủy Hà Nội tổ chức đã được phái đi khắp vùng nội, ngoại thành. Ngày 19-8, với khí thế ngút trời, hơn 20 vạn người từ khắp nơi đã đổ xuống các tuyến đường Hà Nội. Đoàn người khổng lồ tổ chức chiếm Phủ Khâm sai, Tòa Thị chính, Sở Cảnh sát, Trại Bảo an... Cuộc tổng khởi nghĩa hoàn toàn thắng lợi, chính quyền về tay nhân dân.
Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, dưới sự lãnh đạo của Thành ủy Hà Nội, đồng bào, chiến sĩ Thủ đô đã nêu cao tinh thần tự giác, khí thế xung trận, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ TƯ Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh giao phó. Trong đó phải kể đến cuộc chiến đấu 60 ngày đêm mùa Đông năm 1946, Hà Nội "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh" chiến đấu giam chân địch, bảo vệ nhân dân và các cơ quan đầu não của ta di chuyển lên Chiến khu Việt Bắc. Trong những trận chiến quyết định năm 1953-1954, Đảng bộ thành phố vừa tổ chức, động viên, đóng góp sức người, sức của cho tiền tuyến, vừa lãnh đạo trực tiếp phối hợp chiến đấu tại địa bàn Hà Nội. Tháng 1/1953, Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Hà Nội đã quyết định lấy việc xây dựng và mở rộng phong trào công nhân và nhân dân lao động làm chủ yếu. Ban cán sự Thanh vận được thành lập năm 1952. Phong trào chống bắt lính, đẩy mạnh địch - ngụy vận được Thành ủy chỉ đạo thực hiện mạnh mẽ trên khắp địa bàn. Dưới sự chỉ đạo của Thành ủy, lực lượng vũ trang Thủ đô đã tập kích sân bay Gia Lâm vào đêm mùng 3 rạng sáng 4-3-1954, phá hủy 18 máy bay, đốt kho xăng, tiêu diệt 16 tên địch, trực tiếp gây khó khăn cho việc ứng cứu tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Sau Hiệp định Geneva, Hà Nội còn nằm trong vùng tập kết của Pháp 80 ngày, Đảng bộ Hà Nội đã lãnh đạo các tầng lớp nhân dân chống địch phá hoại, giữ được gần như nguyên vẹn máy móc, thiết bị, hồ sơ, nguyên vật liệu ở các nhà máy, xí nghiệp, công sở, bệnh viện quan trọng.
Trong kháng chiến chống Mỹ, Thành ủy Hà Nội tiếp tục khẳng định khả năng lãnh đạo sáng suốt và linh hoạt. Tháng 8-1965, nhằm đối phó với chiến tranh phá hoại của Mỹ, Thành ủy Hà Nội quyết định chuyển hướng xây dựng và phát triển kinh tế sang thời chiến; bố trí lại lực lượng sản xuất theo hướng sơ tán, phân tán; đẩy mạnh việc làm hầm trú ẩn, tăng cường hoạt động phòng không nhân dân. Thủ đô đã thực sự trở thành pháo đài chống đế quốc Mỹ. Sự chuẩn bị chu đáo, bài bản, khoa học của Hà Nội đã tạo thành sức mạnh tổng hợp đập tan cuồng vọng của đế quốc Mỹ, khắc ghi vào lịch sử dân tộc những chiến công bất hủ mà đỉnh cao là chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không" năm 1972. Không chỉ lo bảo vệ vùng đất, vùng trời Thủ đô, với tinh thần "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người", Thành ủy Hà Nội đã lãnh đạo nhân dân đóng góp sức người, sức của cho chiến trường miền Nam. Lớp lớp thanh niên Thủ đô đã "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước". Hà Nội đã góp phần to lớn vào Đại thắng mùa Xuân năm 1975, thu non sông về một mối.
Bước vào thời kỳ xây dựng đất nước sau chiến tranh, Đảng bộ Hà Nội đã phát huy truyền thống đoàn kết, thống nhất, nỗ lực phấn đấu, vận dụng sáng tạo và chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết của Trung ương, của Thành ủy, đạt kết quả nổi bật trên các lĩnh vực, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đổi mới đất nước. Hà Nội đã duy trì vị thế đầu tàu, xứng đáng là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế, một trong những động lực phát triển của vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước. Tính từ khi mở rộng địa giới hành chính đến nay, hằng năm, Hà Nội đóng góp 1/10 GDP, 1/5 tổng thu ngân sách cả nước, 1/5 tổng vốn đầu tư xã hội và 1/12 kim ngạch xuất khẩu... Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Nội đã được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu "Thủ đô Anh hùng", ba lần được tặng thưởng Huân chương Sao Vàng…, Hà Nội đã được UNESCO vinh danh là "Thành phố Vì hòa bình".
Cùng với sự đi lên của đất nước, Đảng bộ Hà Nội cũng không ngừng phát triển về số lượng và chất lượng. Năm 1958, toàn Đảng bộ mới có 8.930 đảng viên với 380 chi bộ. Đến năm 1975, số đảng viên của Đảng bộ thành phố đã tăng lên đến 69.207 người (chiếm 5% số dân), với 1.138 chi bộ, đảng bộ cơ sở. Hiện nay, Đảng bộ TP. Hà Nội không chỉ là đảng bộ có số lượng đảng viên nhiều nhất cả nước (khoảng 390.000 đảng viên) mà còn là đảng bộ có chất lượng đảng viên hàng đầu, là một tập thể đoàn kết, kỷ cương, trách nhiệm, tích cực đổi mới, sáng tạo.
Truyền thống lịch sử đáng tự hào 85 năm qua thực sự là động lực thôi thúc Đảng bộ Thủ đô tiếp tục tiến lên, như lời của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị nhấn mạnh trong lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Giải phóng Thủ đô: "Trách nhiệm của chúng ta, sứ mệnh của chúng ta trước quá khứ lịch sử hào hùng, trước tương lai tươi sáng của dân tộc là phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, huy động mọi nguồn lực để xây dựng Thủ đô và đất nước ta ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như Bác Hồ muôn vàn kính yêu hằng mong ước".