Khó khăn trong ngành bán dẫn Hàn Quốc phát chỉ báo xấu về kinh tế toàn cầu

Theo Trung Mến/nhipsongdoanhnghiep.laodongcongdoan.vn

Việc nhu cầu với các sản phẩm công nghệ giảm không khỏi cho thấy bức tranh đang trở nên u ám hơn khi mà căng thẳng Nga – Ukraine và lãi suất leo thang ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế.

Ảnh: Nikkei
Ảnh: Nikkei

Những nỗi lo lớn dần về nhu cầu sản phẩm bán dẫn đang khiến cho các doanh nghiệp ở Bắc Á lo sợ, nhu cầu chip thông thường vốn đuọc coi như “hàn thử biểu” quan trọng của kinh tế quốc tế.

Tập đoàn điện tử Hàn Quốc Samsung Electronics và SK Hynix đã nói đến những kế hoạch nhằm thu hẹp hoạt động đầu tư. Còn tại khu vực Đông Á, hãng chip lớn nhất Đài Loan TSMC cũng nói đến kỳ vọng tương tự.

Việc nhu cầu với các sản phẩm công nghệ giảm không khỏi cho thấy bức tranh đang trở nên u ám hơn khi mà căng thẳng Nga – Ukraine và lãi suất leo thang ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế.

Những tuần gần đây, nhiều hãng sản xuất chip lớn của thế giới bao gồm Micron Technology, Nvidia Corp hay Intel và AMD đều cảnh báo về khả năng xuất khẩu suy giảm.

Tổ chức nghiên cứu Gartner dự báo về khả năng chu trình tăng trưởng mạnh của ngành sẽ kết thúc. Gartner hạ dự báo triển vọng tăng trưởng doanh thu xuống chỉ còn 7,4% trong năm 2022, giảm đáng kể so với con số 14% mới chỉ 3 năm trước đó. Gartner dự báo tăng trưởng doanh thu xuống còn 2,5% trong năm 2023.

Trong ngành sản xuất và kinh doanh chip quy mô 500 tỷ USD, chip nhớ là một trong những phân khúc dễ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ thay đổi của kinh tế toàn cầu. Doanh thu từ bán chip nhớ DRAM, loại chip có khả năng lưu trữ dữ liệu tốt nhất, vô cùng quan trọng với thương mại Hàn Quốc.

Trong năm tới, nhu cầu của DRAM nhiều khả năng sẽ tăng khoảng 8,3%, mức tăng trưởng thấp chưa từng thấy, theo nhận định của TrendForce. TrendForce dự báo nguồn cung sẽ có thể tăng 14,1%. Tăng trưởng bit là nói đến dung lượng bộ nhớ được sản sinh ra, đây cũng có thể coi như hàn thử biểu của nhu cầu toàn cầu.

Xuất khẩu của Hàn Quốc có cú huých quan trọng khi mà nhu cầu vượt qua nguồn cung. Tuy nhiên khi mà nguồn cung được dự báo có tốc độ tăng trưởng cao cấp đôi nhu cầu trong năm tới, xuất khẩu nhiều khả năng đang hướng đến sự suy giảm.

 

Hiện đang xuất hiện ngày một nhiều dấu hiệu cho thấy thương mại đang xấu đi. Xuất khẩu các sản phẩm công nghệ của Hàn Quốc tháng 7/2022 đã giảm lần đầu tiên trong 2 năm, doanh số bán chip nhớ kéo xuất khẩu đi xuống. Dự trữ hàng tồn kho các sản phẩm bán dẫn trong tháng 6/2022 tăng mạnh nhất trong hơn 6 năm. Chip nhớ đã giúp cho xuất khẩu Hàn Quốc tăng trưởng tốt.

Một trong số những nạn nhân tệ hại nhất của việc nhu cầu chip nhớ toàn cầu suy giảm chính là Samsung, hãng sản xuất chip nhớ lớn nhất thế giới và là trụ cột của nền kinh tế Hàn Quốc vốn phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu.

Samsung đã có tăng trưởng doanh số cao khi mà nhu cầu chip nhớ tăng cao hơn so với nguồn cung. Khi mà triển vọng của ngành chip trở nên u ám hơn, cổ phiếu Samsung đã giảm trong năm nay, dù rằng có những lúc lợi nhuận cũng cao hơn so với kỳ vọng.

Samsung và SK Hynix hiện đang nắm khoảng 2/3 thị trường chip nhớ toàn cầu, như vậy cũng đồng nghĩa họ có quyền lực thu hẹp khoảng cách giữa nguồn cung và nhu cầu.

Xuất khẩu của Hàn Quốc vốn đã có mối liên hệ chặt chẽ với thương mại toàn cầu, thực tế này đồng nghĩa kinh tế toàn cầu đương đầu với thêm nhiều thách thức từ các rủi ro địa chính trị cũng như chi phí lãi vay cao.

Micron Technology, hãng sản xuất chip nhớ lớn thứ 3 trên thế giới, trong tuần trước đã đưa ra cảnh báo về khả năng nhu cầu suy giảm, chính vì vậy cổ phiếu các doanh nghiệp sản xuất chip trên toàn cầu sụt giảm nghiêm trọng.

Thị trường chứng khoán Hàn Quốc cũng được coi như chỉ báo quan trọng về tình hình thương mại của nước này, nhiều nhà đầu tư bán mạnh cổ phiếu trước khi xuất khẩu sụt giảm.