Lạng Sơn:
Khó khăn trong phòng chống vận chuyển động vật hoang dã
Theo Cục Hải quan Lạng Sơn, tình hình vi phạm pháp luật trong mua bán, vận chuyển trái phép động, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm (động vật hoang dã) qua biên giới thuộc địa bàn tỉnh Lạng Sơn diễn ra phức tạp, thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi, manh động. Trong khi đó, côngtác phòng ngừa, đấu tranh còn gặp nhiều khó khăn.
Theo Cục Hải quan Lạng Sơn, công tác phòng ngừa, đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật về mua bán, vận chuyển trái phép động vật hoang dã qua biên giới trên địa bàn hoạt động hải quan thời gian qua đã đạt được kết quả bước đầu.
Tuy nhiên, công tác này còn gặp nhiều khó khăn bởi địa bàn rộng; công tác phối hợp trao đổi thông tin còn hạn chế; chế tài chưa đủ sức răn đe và đặc biệt việc nhận dạng, kiểm định để xác định nguồn gốc sản phẩm gặp nhiều khó khăn.
Trong khiđó,thủ đoạn phạm tội và vi phạm ngày càng tinh vi, liều lĩnh, manh động. Thông thường, các đối tượng lợi dụng việc gây nuôi, việc cấp giấy của CITES đối với nhóm IIBđể kết hợp vận chuyển, kinh doanh động vật hoang dã nhóm IB hoặc nhóm IIB có giá trị kinh tế cao. Đây là một thách thức rất lớn trong công tác đấu tranh với loại tội phạm này.
Để công tác đấu tranh đạt hiệu quả, ông Nông Văn Vịnh, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn chobiết,đơn vị thường xuyên chỉ đạo các đơn vị thuộc và trực thuộc nghiên cứu, tổ chức, phối hợp với địa phương, ban ngành, lực lượng chức năng trong công tác đấu tranh, phòng, chống buôn bán, vận chuyển trái phép động vật hoang dã qua biên giới.
Từ những nỗ lực này, Hải quan Lạng Sơn đã đạt được những kết quả bước đầu.Từ đầu năm đến nay, Chi cục Hải quan Cốc Nam đã bắt giữ 2 vụ buôn bán ngà voi thô và sản phẩm chế tác từ ngà voi với tổng trọng lượng là 15,5kg.
Tuy nhiên, ông Nông Văn Vịnh cho rằng, để thực hiện công tác này thời gian qua, đơn vị còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Điển hình, địa bàn hoạt động Hải quan Lạng Sơn rộng, địa hình rừng núi hiểm trở, nhiều đường mòn, lối mở, các đối tượng thường lợi dụng đặc điểm địa lý này để lén lút vận chuyển trái phép động vật hoang dã sang Trung Quốc tiêu thụ. Bên cạnh đó, việc nhận dạng, kiểm định để xác định nguồn gốc đối với sản phẩm động vật hoang dã còn gặp nhiều khó khăn…
Đời sống của nhân dân trên địa bàn khu vực biên giới còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế, trình độ hiểu biết các quy định về quản lý các sản phẩm này còn hạn chế, vì lợi ích trước mắt, một số ít người dân đã trực tiếp tham gia hoặc tiếp tay cho hành vi mua bán, vận chuyển một số loài động vật hoang dã qua biên giới để kiếm lời.
Ông Nông Văn Vịnh nhấn mạnh, công tác phối hợp trao đổi cung cấp thông tin, đấu tranh, phòng chống buôn bán, vận chuyển trái phép hàng hóa này của các lực lượng chức năng như Hải quan, Kiểm lâm, Quản lý thị trường, Công an, Biên phòng còn hạn chế. Chế tài xử phạt các hành vi vi phạm này còn thấp, chưa đủ sức răn đe.
Do vậy, để công tác này đạt hiệu quả cao hơn nữa, theo ông Nông Văn Vịnh, thời gian tới các cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền về việc cấp giấy phép đối với hoạt động gây nuôi các loài động vật hoang dã, cần thường xuyên quản lý, kiểm tra chặt chẽ để tránh tạo sơ hở cho các đối tượng lợi dụng hợp pháp hóa nguồn gốc các loài đã được mua gom trái phép để kinh doanh mua bán, vận chuyển trái phép qua biên giới.
Đồng thời, thường xuyên tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật trong công tác bảo vệ động vật hoang dã; Tuyên truyền kết quả về công tác phát hiện, bắt giữ, xử lý của các lực lượng chức năng để răn đe, phòng ngừa, khuyến khích người dân tham gia phát hiện tố giác kịp thời các vi phạm; Có chính sách phù hợp nhằm nâng cao mức sống của người dân để động vật hoang dã không phải là nguồn thực phẩm, lợi nhuận quan trọng trong đời sống.
Theo Cục Hải quan Lạng Sơn, cầnthường xuyên tổ chức các khóa tập huấn cho cán bộ, công chức trong công tác phòng ngừa, đấu tranh với các hành vi buôn bán, vận chuyển trái phép mặt hàng này; Tăng cường công tác quản lý nhà nước, nâng cao trách nhiệm và sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng và chính quyền các cấp trong việc bảo vệ, bảo tồn động vật hoang dã...