Khơi dậy khát vọng đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
Doanh nghiệp đóng góp rất lớn vào nông nghiệp, nông thôn. Vì vậy, cần khơi dậy khát vọng đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
Ngày 8/9, tại Diễn đàn “Phát triển Doanh nghiệp nông nghiệp trong tiến trình tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới”, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đã có bài phát biểu đánh giá sâu sắc về tiềm năng, lợi thế của ngành nông nghiệp cũng như những khó khăn thách thức mà ngành đang phải đối mặt, trong đó khẳng định vai trò của doanh nghiệp là hạt nhân, là cầu nối quyết định một nền sản xuất hàng hóa hướng đến xuất khẩu.
Doanh nghiệp đóng góp rất lớn vào nông nghiệp, nông thôn
Hôm nay, tại diễn đàn với chủ đề: “Phát triển Doanh nghiệp nông nghiệp trong tiến trình tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới” nhằm thúc đẩy 2 mục tiêu lớn. Chúng tôi hoàn thành đồng tình, nhất trí rất cao với bài phát biểu của Trưởng ban Kinh tế Trung ương. Với một mục tiêu tranh thủ diễn đàn, chúng ta vừa là tôn vinh, vừa ghi nhận, vừa là đánh giá sự phát triển của doanh nghiệp trong nông nghiệp với 2 mục tiêu lớn này. Đồng thời, cũng tranh thủ được những đóng góp, những khuyến nghị, những đề xuất để tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế, đóng góp những nhóm giải pháp để chúng ta thúc đẩy nhanh hơn.
Thứ nhất, về chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Chúng ta biết đây là chương trình chúng ta bắt đầu thực hiện từ 2010 đến 2020. Đây là một chương trình rất lớn thực hiện trên quy mô toàn bộ vùng nông thôn Việt Nam, gần 9.000 xã, trên 700 huyện và 63 tỉnh thành. Đây cũng là chương trình mục tiêu về kinh tế - xã hội, văn hóa rất toàn diện. Đây cũng là mô hình đầu tiên chúng ta xây dựng mô hình nông thôn mới với một sự lượng hóa bằng 19 tiêu chí. Và điều đặc biệt chương trình đặt ra trong một bối cảnh năm 2010 là năm tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đối với kinh tế nước ta, cộng với những khó khăn nội tại, có thể nói bối cảnh đó cực kỳ khó khăn. Một chương trình lớn rộng khắp như vậy trong một bối cảnh khó như vậy lần đầu tiên chúng ta xây dựng theo một mô hình có định lượng với 19 nhóm tiêu chí, có thể nói hết sức khó khăn.
Khi chương trình bắt đầu thực hiện, không ít ý kiến cho rằng rất khó thực hiện, rất khó thành công. Đó là một thực tiễn. Tuy nhiên, bằng sự cố gắng vượt bậc của cả hệ thống chính trị, của toàn dân, đến nay gần 6 năm thực hiện chương trình, có 3 điểm rất đáng mừng, một chúng ta đã tạo ra một cao trào sâu rộng trong cả hệ thống chính trị cả toàn dân, cả các thành phần kinh tế tập trung quan tâm cho chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới.
Chúng tôi cho rằng, đây là kết quả đạt được rất rõ nét, rất tiền đề. Kết quả thứ hai sau 6 năm đến giờ phút này mặc dù hoàn cảnh khó khăn, nhưng chúng ta đã huy động được tổng nguồn lực 1 triệu tỷ tập trung vào phát triển sản xuất, hoàn thiện thiết chế hạ tầng và chính vì thế khối lượng thách thức, hạ tầng, đặc biệt giao thông nông thôn, các thiết chế hạ tầng phục vụ an sinh, văn hóa, xã hội và đời sống nông dân tính bằng giá trị gấp hơn 10 lần giai đoạn 2005 đến 2010. Kết quả này tạo một tiền đề rất tốt. Thứ ba, chúng ta đã hình thành 20.000 mô hình sản xuất tốt ở các cấp độ, quy mô khác nhau, không chỉ tạo ra đà phát triển mà quan trọng hơn đây là nền tảng cho giai đoạn tới. Do đó tôi đánh giá chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới hết sức thành công bước đầu.
Ở đây, vai trò của doanh nghiệp ở chỗ nào? Chính diễn đàn hôm nay cần xác định rõ, vừa là tôn vinh, vừa là tiếp tục có những giải pháp. Vai trò của các doanh nghiệp ở kết quả này là rất rõ. Chúng tôi có thể dẫn vài ví dụ, trong tổng số 1 triệu tỷ, riêng tín dụng của chúng ta là 51%, các ngân hàng chúng ta vào cuộc hết sức quyết liệt, riêng khu vực doanh nghiệp đóng góp trực tiếp vào khu vực này chiếm 5%, khu vực ngân sách của Trung ương tập trung 10%, khu vực nhân dân tập trung hơn 10%, trong khu vực nhân dân ngoài đóng góp ngày công, đóng góp đất đai thì cũng có một phẩn của chính con em doanh nhân chúng ta về quê đóng góp. Như vậy có thể ghi nhận sự đóng góp của doanh nhân chúng ta vào chương trình cốt lõi xây dựng nông thôn mới là hết sức hạt nhân, hết sức quan trọng. Đó là điểm rất đáng mừng.
Thứ hai, chương trình tái cơ cấu nông nghiệp. Phải khẳng định 30 năm qua thực hiện nền kinh tế đổi mới về nông nghiệp, chúng ta đã có một thành công cốt lõi đó là chúng ta chuyển từ một nền nông nghiệp tự cung, tự cấp thiếu ăn, mỗi năm nhập khẩu đến 2 triệu tấn sang một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa không chỉ đảm bảo đủ thực phẩm cơ bản cho 90 triệu dân mà chúng ta còn dành xuất khẩu đến 30 tỷ USD, trong đó thăng dư tuyệt đối gần 10 tỷ USD. Khẳng định rằng, kết quả trong 30 năm đổi mới vừa qua rất đáng trân trọng, chúng ta đã có tới trên 10 mặt hàng xuất khẩu thứ hạng thế giới, hiện nay có 12 mặt hàng xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên.
Ba thách thức rất lớn
Tuy nhiên, hiện nay nhìn nhận, đánh giá cơ bản nền nông nghiệp Việt Nam chúng ta vẫn là nền nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ, sức cạnh tranh rất thấp, năng suất lao động, năng suất kinh tế rất thấp; đời sống thu nhập của bà con nông dân chúng ta bình quân mới chỉ 24 triệu/người/năm. Nhiều vùng kinh tế khó khăn, miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa thì đời sống còn khó khăn hơn nhiều.
Bên cạnh đó, chúng ta hiện nay nền nông nghiệp đang phải đối mặt với 3 thách thức rất lớn. Thách thức thứ nhất là hội nhập kinh tế mà nền tảng của chúng ta sản xuất nông nghiệp là 13 triệu hộ, mỗi hộ 0,3ha, như vậy hết sức khó khăn cho công nghiệp hóa vào lĩnh vực nông nghiệp, tổ chức sản xuất hàng hóa tập trung, đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào, hình thành vùng sản xuất lớn, sản xuất theo chuỗi giá trị cao. Đây là một điểm rất khó. Một điểm nữa chúng ta đang quan tâm đó là kiểm soát sản xuất hết sức khó khăn. Đây là thách thức thứ nhất.
Thách thức thứ hai, chúng ta đang phải đối mặt biến đổi khí hậu ngày càng khốc liệt và hơn cả mức dự báo của chúng ta kịch bản 2012. 6 tháng đầu năm 2016 chúng ta đã biết tác động khốc liệt tất cả 7 vùng kinh tế xã hội của Việt Nam tổn thương, đặc biệt trong những vùng trọng điểm nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long lần đầu bị giảm lương thực tới 1,3 triệu tấn; toàn bộ Tây Nguyên, toàn bộ Nam Trung bộ hạn nặng, 14 tỉnh phía Bắc ngoài đợt rét lịch sử đầu năm thì 3 cơn bão vừa rồi thiệt hại rất lớn, kể cả người, vật chất, tài sản cho thấy nguy cơ, cái đe dọa, cái khốc liệt của diễn biến, biến đổi khí hậu cộng với yếu tố cực đoan của thời tiết, nếu như không tổ chức lại sản xuất thì chẳng những nông nghiệp không tăng mà thậm chí còn giảm và 6 tháng đầu năm nay chúng ta chính thức giảm 0,18% GDP. Đây là thách thức lớn thứ hai.
Thách thức lớn thứ ba là hội nhập kinh tế thế giới. Sau khi chúng ta vào WTO năm 2007, hiện nay chúng ta đã tiến hành ký kết, đang thực hiện 7 AFTA, tiến tới chúng ta tiến hành thực hiện 6 AFTA mới nữa cho thấy về mặt tích cực, chúng ta đang mở rộng, hội nhập sâu rộng với đời sống kinh tế thế giới. Đây là một cơ hội mở rộng thị trường để cho hàng hóa chúng ta xuất khẩu. Tuy nhiên, ở khía cạnh khác, sự thách thức thậm chí giai đoạn ban đầu là cực kỳ căng thẳng, nếu chúng ta không tổ chức tốt, nền nông nghiệp chúng ta không được hiện đại hóa thì không chỉ hàng hóa Việt Nam không đi được quốc tế mà chính chúng ta sẽ bị thua trên sân nhà. Riêng năm 2015, chúng ta đã phải nhập tới 350.000 con bò cho thấy bức tranh đó để chúng ta quyết tâm. Chính vì thế, đòi hỏi phải tái cơ cấu lại nông nghiệp theo hướng sản xuất tập trung, bền vững, cho chuỗi giá trị cao, thích ứng được với điều kiện biến đổi khí hậu. Chính vì thế, Quyết định 899 của Thủ tướng ra đời năm 2013 nhằm chuyển hướng tái cơ cấu nền nông nghiệp Việt Nam.
Tại diễn đàn này, vai trò của doanh nghiệp, doanh nhân trong phát triển tái cơ cấu như thế nào? Sau 3 năm thực hiện, chúng ta có thể khẳng định chương trình tái cơ cấu nông nghiệp bước đầu đã có được kết quả ở các quy mô, mức độ, ngành hàng khác nhau. Về quy mô, chúng tôi có thể thấy rằng, tất cả 63 tỉnh thành đã có sự chuyển biến. Ở các cấp độ khác nhau, tất cả 7 vùng kinh tế - xã hội, chương trình áp dụng công nghệ cao của Lâm Đồng, 25% diện tích, hiện nay thu nhập bình quân tới 254 triệu/ha; tại Đồng Tháp, với chương trình tái cơ cấu 5 sản phẩm chủ lực, xác định, hoạch định rất rõ. Tỉnh Kon Tum chẳng hạn, chương trình nông nghiệp công nghệ cao ở Măng Đen, một huyện hết sức khó khăn nhưng tìm ra lợi thế của mình... Nhìn chung 63 tỉnh thành, ở các cấp độ khác nhau đều có sự chuyển động, định dạng theo hướng tái cơ cấu hàng hóa.
Thứ hai, về phân khúc ngành, có nhiều ngành của chúng ta đã tiếp cận được tái cơ cấu, tiếp cận được hiệu quả. Riêng về ngành chăn nuôi, chăn nuôi lợn đến hiện nay của chúng ta sức sản xuất hiện nay đã đạt tới trên 4 triệu tấn, 55% sản phẩm lợn thịt được tổ chức ở những trang trại trung bình, trang trại lớn với quy mô hiện đại tất cả các khâu từ giống, thức ăn, chuỗi chế biến bước đầu đã được tiếp cận hiện đại cho thấy sức sản xuất. Hay ngành thủy sản, nhiều doanh nghiệp thủy sản đã đi vào công nghệ cao, sản xuất theo chuỗi và năm nay có doanh nghiệp cập xuất khẩu 800 triệu USD. Đánh giá bước đầu những năm qua và 3 năm sau khi thực hiện Quyết định 899 của Thủ tướng Chính phủ chúng ta ở các quy mô, cấp độ khác nhau, các ngành hàng khác nhau đã có được những chuyển biến tích cực, tiếp cận với mục tiêu cuối cùng là sản xuất hàng hóa theo chuỗi, hội nhập.
Tuy nhiên, những hiện tượng này, những quy mô này chưa trở thành phổ biến trong nền sản xuất của xã hội. Con số chứng minh rằng 3.416 doanh nghiệp vào nông nghiệp trên tổng số 500.000 doanh nghiệp đã chỉ rõ điều đó. Toàn bộ các kết quả vừa qua, chúng tôi đánh giá rất cao khu vực các doanh nghiệp vừa là vai trò hạt nhân, vừa là vai trò liên kết và có thể khẳng định rằng qua các mô hình xuất khẩu, sản xuất theo chuỗi thì chính doanh nghiệp là hạt nhân, là cầu nối quyết định một nền sản xuất hàng hóa hướng đến xuất khẩu. Đây là động lực tới của sản xuất Việt Nam.
Khơi dậy khát vọng đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
Vì vậy, có câu hỏi đặt ra là tại sao doanh nghiệp chưa vào nhiều khu vực nông nghiệp? Phải chăng đất nước chúng ta không còn tiềm năng phát triển một nền nông nghiệp hiện đại hay cơ chế, chính sách chúng ta chưa đủ hay là còn những vấn đề gì khác?
Bộ NN&PTNT xin có ý kiến: Thứ nhất, về tiềm năng, phải khẳng định tiềm năng phát triển nông nghiệp Việt Nam còn tốt, chúng ta khái quát về mặt địa hình là tam sơn tứ hải nhất phần điền, 16 triệu ha rừng của Việt Nam mặc dù hiện nay chỉ có nửa, năng suất gỗ chỉ bằng 40% thế giới, năng suất chế biến chỉ bằng 30% thế giới, nhưng nhìn ở góc độ tiềm năng, đây là tiềm năng lớn, có thể chúng ta xây dựng một ngành kinh tế lâm nghiệp.
Thứ hai, về biển chúng ta là một quốc gia biển, 28 trên 63 tỉnh duyên hải của chúng ta với một diện tích 1 triệu km2 bờ biển, 5 ngư trường lớn với công suất khai thác ổn định, khai thác sâu từ 3-4 triệu tấn. Chúng ta có một vùng nội địa 1 triệu ha đủ sức để có thể hình thành một ngành kinh tế thủy sản lớn mạnh trên thế giới. Còn dải đất liền chúng ta, 10 triệu ha chúng ta trải dài trên 15 vĩ độ, ¾ là núi và cao nguyên, tạo ra một sinh thái hết sức đa dạng về khí hậu, thổ nhưỡng, về đa dạng sinh học. Nếu khai thác tốt, chúng ta đủ sức hình thành những nhóm nông sản phẩm đặc hữu cho chuỗi giá trị rất cao. Ngoài ra, tiềm năng nữa của chúng ta là một quốc gia 60 triệu lao động đang trong giai đoạn dân số vàng, mỗi một năm chúng ta có nửa triệu sinh viên tốt nghiệp đại học và cao đẳng. Một nguồn nhân lực rất tốt. Như vậy, có thể khẳng định, tiềm năng phát triển nông nghiệp của chúng ta là còn.
Thứ hai, về chính sách, nhiều năm qua, 30 năm qua, Đảng và Nhà nước tiếp tục có những chủ trương hội nhập, có những chủ trương chuyển động nền kinh tế thị trường, chúng ta đã ra được nhiều chính sách để khuyến khích kinh tế phát triển, trong đó có khuyến khích doanh nghiệp, gần đây nhất là hai chính sách, một là Nghị định 210 khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; thứ hai Nghị định 15 về đầu tư theo hình thức công tư (PPP) để khuyến khích đầu tư xã hội nhiều hơn vào khu vực này, cho thấy một quyết tâm liên tục của chúng ta hoàn thiện thể chế chính sách. Do đó, đến nay chúng ta đã có nhiều con chim đầu đàn, tuy nhiên chỉ là bước đầu về doanh nghiệp tập trung vào các ngành hàng. Do đó, về chính sách đương nhiều là không đủ, vì con số 3.416 doanh nghiệp nông nghiệp chỉ ra rằng vẫn dưới 1%. Do đó, riêng về chính sách chúng ta cần tiếp tục.
Còn một điều nữa là khát vọng, làm sao ở cả các cấp bộ ban ngành, chính phủ cho đến các địa phương, khát vọng của doanh nghiệp chúng ta, khát vọng của người dân chúng ta tổng hợp lại thì mới khai thác hết tiềm năng đó.
Tại diễn đàn, chúng tôi cảm ơn sự đóng góp của các doanh nghiệp nói riêng, của các cơ quan lãnh đạo, của toàn dân, của các thành phần kinh tế đối với nông nghiệp thởi gian qua và rất mong, kỳ vọng sau diễn đàn này có thêm nhiều chất liệu về những kiến nghị, về những đề xuất, tham mưu, hiến kế để chúng ta hoàn thiện hơn khuôn khổ pháp luật, chính sách, biện pháp để giúp ngành nông nghiệp nói riêng và hệ thống chúng ta nói chung khai thác tốt nhất tiềm năng của chúng ta, phát triển thật nhiều doanh nghiệp vào nông nghiệp để 2 mục tiêu xương cốt của chúng ta, đó là chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và chương trình tái cơ cấu nông nghiệp được phát triển đúng hướng, đem lại hiệu quả kinh tế.
Sau diễn đàn này, Bộ NN&PTNT sẽ có chương trình để tiếp cận, tạo ra những diễn đàn với các doanh nghiệp đầu tư khu vực nông nghiệp tập trung vào 3 nội dung lớn: Một là, tập trung khai thác lợi thế của 10 sản phẩm nông sản có tính thương hiệu quốc gia từ 1 tỷ USD trở lên; Thứ hai, tập trung vào phân khúc những sản phẩm chủ lực của tình, thí dụ như vải thiều Lục Ngạn, nhãn Hưng Yên, các tỉnh đều có mặt hàng lợi thế riêng của mình. Riêng vải thiều Lục Ngạn năm vừa qua thắng lợi chúng ta 5.000 tỷ. Nhóm thứ ba, tập trung vào những sản phẩm mang tính chất đặc sản của từng tiểu vùng theo mô hình OCOP của Quảng Ninh, mỗi làng một sản phẩm – một chương trình mới thực hiện được 3 năm nhưng hiện nay đã hơn 100 doanh nghiệp ra đời ở khu vực đó, hơn 100 HTX kiểu mới, tạo ra hơn 238 sản phẩm có thương hiệu hàng hóa, tiêu thụ trên thị trường rất tốt. Ba phân khúc của 3 dạng sản phẩm sẽ có những chương trình gặp mặt, trao đổi, đề xuất để các doanh nghiệp tập trung hơn vào 3 nhánh sản phẩm để làm sao thúc đẩy sự nghiệp xây dựng nông thôn mới, xây dựng kinh tế nông thôn, chương trình tái cơ cấu nông nghiệp được phát triển./.