Không dễ bỏ thị trường Việt
(Tài chính) Quan hệ Việt – Trung trở nên căng thẳng sau khi Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 tại vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Sau 2 tháng Trung Quốc gây hấn với Việt Nam, quan hệ thương mại giữa 2 nước vẫn diễn ra bình thường, nhưng về lâu dài vẫn tiếp tục bình thường hay xảy ra bất thường do phía Trung Quốc chơi bài trả đũa. Đây là vấn đề đang được dư luận đặc biệt quan tâm.
Trung Quốc là thị trường truyền thống, đồng thời là "sân chơi” thuộc tốp đứng đầu của Việt Nam, kể cả xuất khẩu cũng như nhập khẩu. Từ 2001 đến nay, trong quan hệ buôn bán với Trung Quốc, Việt Nam liên tục nhập siêu ở mức cao. So sánh 2 chỉ số tăng trưởng mới thấy rõ lợi thế áp đảo luôn thuộc về Trung Quốc: hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc chỉ tăng 18%/năm, trong khi hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu sang Việt Nam tăng trưởng xấp xỉ 29%/năm.
Trong gần 15 năm qua, hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu sang Việt Nam liên tục có chỉ số tăng trưởng cao hơn 10% so với chiều ngược lại. Năm 2013, Việt Nam nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc với tổng giá trị gần 37 tỉ USD, trong khi xuất khẩu chỉ đạt hơn 13 tỉ USD, mức nhập siêu lên đến gần 24 tỉ USD. Nhập siêu đã trở thành "căn bệnh kinh niên” của nền kinh tế Việt Nam, trước hết và chủ yếu nhập siêu từ Trung Quốc.
Trong quan hệ thương mại giữa 2 nước, lợi thế liên tục thuộc về Trung Quốc, bởi vậy, cho dù căng thẳng về quan hệ chính trị không dễ gì Trung Quốc từ bỏ thị trường Việt Nam. Mỗi năm thị trường Việt Nam giải quyết đầu ra cho Trung Quốc hơn 37 tỉ USD giá trị hàng hóa, nếu bỏ (kể cả hạn chế ở mức cao) thị trường Việt Nam thì Trung Quốc mất nhiều hơn được. Quan điểm cũng như giải pháp phát triển kinh tế thương mại của Trung Quốc rất thực dụng, vì thế Trung Quốc không dại gì để mất thị trường Việt Nam, mỗi năm tiêu thụ cho họ khối lượng hàng hóa lên đến hơn 37 tỉ USD.
Trong gần 15 năm qua, hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu sang Việt Nam liên tục có chỉ số tăng trưởng cao hơn 10% so với chiều ngược lại. Năm 2013, Việt Nam nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc với tổng giá trị gần 37 tỉ USD, trong khi xuất khẩu chỉ đạt hơn 13 tỉ USD, mức nhập siêu lên đến gần 24 tỉ USD. Nhập siêu đã trở thành "căn bệnh kinh niên” của nền kinh tế Việt Nam, trước hết và chủ yếu nhập siêu từ Trung Quốc.
Trong quan hệ thương mại giữa 2 nước, lợi thế liên tục thuộc về Trung Quốc, bởi vậy, cho dù căng thẳng về quan hệ chính trị không dễ gì Trung Quốc từ bỏ thị trường Việt Nam. Mỗi năm thị trường Việt Nam giải quyết đầu ra cho Trung Quốc hơn 37 tỉ USD giá trị hàng hóa, nếu bỏ (kể cả hạn chế ở mức cao) thị trường Việt Nam thì Trung Quốc mất nhiều hơn được. Quan điểm cũng như giải pháp phát triển kinh tế thương mại của Trung Quốc rất thực dụng, vì thế Trung Quốc không dại gì để mất thị trường Việt Nam, mỗi năm tiêu thụ cho họ khối lượng hàng hóa lên đến hơn 37 tỉ USD.
Thị trường Việt Nam đang là điểm đến hấp dẫn của Trung Quốc, kể cả tổng giá trị hàng hóa cũng như chỉ số tăng trưởng xuất khẩu được thực hiện liên tục nhiều năm trong quan hệ giữa 2 nước. Nếu từ bỏ (hoặc hạn chế ở mức lớn) quan hệ thương mại với Việt Nam thì chẳng khác nào Trung Quốc tự gây ra thiệt hại cho chính họ.