Kinh tế - tài chính trong nước tuần từ 06-11/02/2017
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VIỆT NAM |
Nội dung |
Tổng cung |
|
Tăng trưởng |
Năm 2016, Việt Nam là nền kinh tế lớn thứ 32 thế giới, với GDP tính theo phương pháp ngang giá sức mua là 595 tỷ USD.Dự báo đến năm 2050, GDP của Việt Nam sẽ vươn lên đứng vị trí thứ 20, chủ yếu nhờ yếu tố dân số tạo động lực phát triển kinh tế trong tương lai.(Theo Công ty Kiểm toán hàng đầu thế giới PricewaterhouseCoopers ngày 07/2) |
Quỹ bình ổn xăng, dầu |
Trước thời điểm điều chỉnh giá xăng dầu (16 giờ ngày 04/2), Quỹ bình ổn giá (BOG) của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) còn dư 1.821 tỷ đồng, tăng 31 tỷ đồngso với lần công bố mới nhất (ngày 19/01) là 1.790 tỷ đồng. (Theo Petrolimex ngày 03/02) |
PMI |
PMI ngành sản xuất Việt Nam trong tháng 01/2017 đạt 51,9 điểm, đứng thứ hai trong khu Đông Nam Á, sau Philippines (52,7 điểm).Đây là một khởi đầu vững chắc cho năm 2017 của lĩnh vực sản xuất Việt Nam khi sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới và việc làm tiếp tục tăng. (Theo Công ty Nikkei ngày 02/02) |
Dịch vụ |
Trong tháng 01/2017, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt khoảng 37,3 nghìn tỷ đồng, tăng 2,6% so với tháng 12/2016 và tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2016; doanh thu du lịch lữ hành đạt khoảng 3,4 nghìn tỷ đồng, tăng 8% so với tháng 12/2016 và tăng 30,7% so với cùng kỳ năm 2017; doanh thu dịch vụ khác ước đạt 36,9 nghìn tỷ đồng, tăng 2,7% so với tháng 12/2016 và tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2016. (Theo Tổng cục Thống kê ngày 06/02) |
Số nợ phải thu của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam năm 2015 tăng cao hơn nhiều so với năm 2014 cả về tỷ trọng và số tiền nợ, do các tỉnh, thành phố chậm đóng bảo hiểm. Tổng số tiền nợ đóng cho các quỹ bảo hiểm tính đến ngày 31/12/2015 là 9.920 tỷ đồng, chiếm 4,88% tổng số phải thu, tăng 5,5% so với năm 2014, trong đó chủ yếu là nợ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc 7.061 tỷ đồng, chiếm 71,4%. Ngoài ra, số nợ lãi cũng tăng lên 1.428 tỷ đồng, trong đó nợ lãi bảo hiểm xã hội chiếm tỷ lệ cao nhất. (Theo Kiểm toán Nhà nước ngày 06/02) |
|
Doanh nghiệp |
Trong giai đoạn 2016 - 2020, Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục sắp xếp, tái cơ cấu toàn diện 16 doanh nghiệp, trọng tâm là kết thúc cổ phần hóa và tiếp tục thoái vốn theo lộ trình hợp lý: - Giữ nguyên tỷ lệ vốn nhà nước như hiện tại ở Tổng công ty Licogi và chuyển giao về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) từ quý I/2017. - Nhóm 10 tổng công ty - công ty cổ phần thoái vốn về mức 36% hoặc chuyển giao về SCIC/cơ quan chuyên trách làm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong các năm 2018 - 2019. - Nhóm 5 tổng công ty (Lilama, VICEM, Sông Đà, Viglacera, HUD), Nhà nước giữ phần vốn chi phối 51% đến hết năm 2020, từ năm 2021 sẽ tiếp tục thoái vốn và chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn. Trong 16 doanh nghiệp, 12 doanh nghiệp đã được Bộ Xây dựng thực hiện cổ phần hóa, 4 doanh nghiệp còn lại là Sông Đà, IDICO, HUD, VICEM mới được bổ sung theo Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg. (Theo Bộ Xây dựng ngày 07/02) |
Tổng cầu |
|
Ngân sách |
Trong tháng 01/2017: - Tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) ước đạt 97,4 nghìn tỷ đồng, bằng 8% dự toán năm, bằng 103,9% so với tháng 01/2016. Trong đó, thu nội địa ước đạt 87,9 nghìn tỷ đồng, bằng 8,9% dự toán năm, tăng 4%;thu từ dầu thô ước đạt 2,3 nghìn tỷ đồng, bằng 6% dự toán năm, giảm 25%;thu từ hoạt động xuất nhập khẩu ước đạt 19,2 nghìn tỷ đồng, bằng 6,7% dự toán năm, xấp xỉ mức thực hiện cùng kỳ năm 2016, sau khi hoàn thuế giá trị gia tăng theo chế độ (12 nghìn tỷ đồng), thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 7,2 nghìn tỷ đồng, bằng 4% dự toán năm, tăng 15,8%. - Tổng chi cân đối NSNN ước đạt 87,25 nghìn tỷ đồng, bằng 6,3% dự toán năm, trong đó chủ yếu đảm bảo các nhu cầu chi phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý nhà nước, khắc phục hậu quả thiên tai, đảm bảo an sinh xã hội (chiếm 86,2% tổng chi) và chi trả nợ lãi đến hạn (chiếm 10,9% tổng chi). (Theo Bộ Tài chính ngày 07/02) |
Tính đến ngày 31/01/2017: - Kho bạc Nhà nước đã thực hiện 4 phiên đấu thầu trái phiếu chính phủ qua Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội và huy động thành công 10.032,3 tỷ đồng; ký kết 2 hiệp định vay với trị giá 179,7 triệu USD từ Nhật Bản cho 2 chương trình: Quản lý kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh (EMCC) và Chống biến đổi khí hậu (SPRCC). - Ước tính giải ngân khoảng 7,9 triệu USD (khoảng 176,4 tỷ đồng) từ nguồn vốn vay ODA, ưu đãi , trong đó cho vay lại các khoản vay nước ngoài của Chính phủ là 3 triệu USD (68,4 tỷ đồng), cấp phát 4,9 triệu USD (108 tỷ đồng). (Theo Bộ Tài chính ngày 07/02) |
|
Xuất nhập khẩu |
Trong nửa đầu tháng 01/2017, cả nước nhập khẩu 4.914 ô tô nguyên chiếc các loại, với tổng giá trị kim ngạch đạt gần 116 triệu USD, tăng 2.602 chiếc (trị giá 58,5 triệu) so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó chiếm số lượng lớn nhất là ô tô nguyên chiếc dưới 9 chỗ ngồi (3.701 chiếc) đạt tổng giá trị kim ngạch 78,13 triệu USD. Một trong những nguyên nhân khiến nhập khẩu ô tô nguyên chiếc tăng là do thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ ASEAN đã giảm từ 40% xuống 30%. (Theo Tổng cục Hải quan ngày 04/02) |
Cân đối vĩ mô |
|
Lãi suất |
Lãi suất đang trong xu thế ổn định. Hiện mặt bằng lãi suất huy động phổ biến ở mức 0,8 - 1%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 4,5 - 5,4%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 5,4 - 6,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn trên 12 tháng ở mức 6,4 - 7,2%/năm. Mặt bằng lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên là 6 - 7%/năm, lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực sản xuất - kinh doanh thông thường là 6,8 - 9%/năm kỳ hạn ngắn; 9,3 - 11%/năm đối với trung và dài hạn; đối với nhóm khách hàng tốt, tình hình tài chính lành mạnh, minh bạch, lãi suất cho vay ngắn hạn là 4 - 5%/năm. (Theo Ngân hàng Nhà nước ngày 09/02) |
Giá vàng |
Trong tuần qua, với 1 ngày tăng giá, 1 ngày tăng/giảm trái chiều và 4 ngày giảm, giá vàng SJC đã giảm tổng cộng 350 nghìn đồng/lượng. Trong phiên giao dịch cuối tuần (ngày 11/02), giá vàng miếng SJC được niêm yết tại một số doanh nghiệp kinh doanh vàng: - Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn: Tại thành phố Hồ Chí Minh là 36,85 - 37,15 triệu đồng/lượng; tại Hà Nội là triệu 36,85 - 37,17 đồng/lượng, tăng 120 nghìn đồng/lượng ở cả hai chiều so với sáng ngày 10/02. - Bảo Tín Minh Châu: 36,93 - 37,05 triệu đồng/lượng, tăng 130 nghìn đồng/lượng chiều mua vào và tăng 100 nghìn đồng/lượng chiều bán ra so với sáng ngày 10/01. |
Tỷ giá |
Tính chung tuần qua, tỷ giá trung tâm đã tăng 28 đồng với 4 ngày tăng giá, 1 ngày giảm giá và 1 ngày không đổi. Trong phiên giao dịch cuối tuần (ngày 11/02), tỷ giá trung tâm là 22.224 VND/USD, không đổi so với ngày 10/02, tỷ giá giao dịch tại một số ngân hàng thương mại có sự điều chỉnh nhẹ: - Vietcombank: 22.610-22.680 VND/USD, tăng 5 đồng ở cả hai chiều. - DongABank: 22.610-22.680 VND/USD, giảm 10 đồng ở cả hai chiều. - BIDV: 22.610-22.680 VND/USD, không điều chỉnh tỷ giá. - Vietinbank: 22.605-22.680, giảm 5 đồng ở chiều mua vào. - ACB: 22.600-22.680 VND/USD, giảm 20 đồng chiều mua vào và giảm 10 đồng chiều bán ra. - Eximbank: 22.600-22.680 VND/USD, giảm 20 đồng ở cả hai chiều. - Techcombank: 22.620-22.700 VND/USD, tăng 20 đồng chiều mua vào và không đổi chiều bán ra. |
Thị trường tài sản |
|
Trái phiếu |
Trong tuần qua, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) đã tổ chức 2 phiên đấu thầu trái phiếu chính phủ (TPCP) và TPCP bảo lãnh: - Ngày 07/02, tổ chức đấu thầu TPCP bảo lãnh do Ngân hàng Phát triển Việt Nam phát hành với tổng khối lượng gọi thầu 4.000 tỷ đồng, gồm 3 loại kỳ hạn: 5 năm (2.000 tỷ đồng); 10 năm (1.500 tỷ đồng); 15 năm (500 tỷ đồng). + Kỳ hạn 5 năm: Huy động được 2.000 tỷ đồng (100%), lãi suất trúng thầu 5,45%/năm. + Kỳ hạn 10 năm: Huy động được 1.500 tỷ đồng (100%), lãi suất trúng thầu 6,7%/năm. + Kỳ hạn 15 năm: Huy động được 500 tỷ đồng (100%), lãi suất trúng thầu 7,65%/năm. Tính từ đầu năm đến ngày 10/02, Ngân hàng phát triển Việt Nam đã huy động thành công 4.000 tỷ đồng TPCP bảo lãnh. - Ngày 08/02/2017, tổ chức đấu thầu TPCP do KBNN phát hành với tổng khối lượng gọi thầu 7.000 tỷ đồng, gồm 3 loại kỳ hạn: 5 năm (3.500 tỷ đồng); 7 năm (2.500 tỷ đồng); 30 năm (1.000 tỷ đồng). + Kỳ hạn 5 năm: Huy động được 3.500 tỷ đồng (100%), lãi suất trúng thầu 4,9%/năm. + Kỳ hạn 7 năm: Huy động được 2.500 tỷ đồng (100%), lãi suất trúng thầu 5,1%/năm. + Kỳ hạn 30 năm: Huy động được 815 tỷ đồng (81,5%), lãi suất trúng thầu 7,97%/năm. Tính từ đầu năm đến ngày 10/02/2017, KBNN đã huy động thành công 10.947,3 tỷ đồng TPCP. |
Cổ phiếu |
Trong tuần từ 06 - 10/02/2017, VN-Index thiết lập đỉnh cao mới với 703,78 điểm. Nhóm cổ phiếu ROS và VIC đều tăng tốt. Tính chung cả tuần: - VN-Index có 3 phiên tăng và 2 phiên giảm. Chốt tuần, VN-Index tăng 3,34 điểm (0,5%) lên 703,78 điểm. So với tuần trước, tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt145,5triệu đơn vị/phiên, tăng 37,85%; tổng giá trị giao dịch bình quân đạt2.951,15tỷ đồng, tăng 32,35%. - HNX-Index có 4 phiên tăng và 1 phiên giảm. Chốt tuần, HNX-Index tăng 1,01 điểm (1,19%) lên 86,04 điểm. So với tuần trước, tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt39,7triệu đơn vị/phiên, tăng 75,45%; tổng giá trị giao dịch bình quân đạt372,94tỷ đồng, tăng 72,7%. |
Trong tuần qua,nhà đầu tư nước ngoài giao dịch khá sôi động với lượng mua - bán tăng mạnh. Đáng chú ý, trong khi VNM vẫn được khối ngoại gom vào qua các phiên thì các cổ phiếu thị trường như LCG, DXG, DLG lại bị bán mạnh. So với tuần trước đó, trên cả 2 sàn,khối ngoại đã bán ròng 10,40 triệu đơn vị, mua ròng tổng giá trị 34,60 tỷ đồng. - HOSE: Khối ngoại có 4 phiên mua ròng và 1 phiên bán ròng ngày 08/02. Tổng cộng, khối ngoại đã bán ròng 11,41 triệu đơn vị, mua ròng giá trị 37,98 tỷ đồng. - HNX: Khối ngoại đã mua ròng 2 phiên đầu tuần và bán ròng 3 phiên tiếp theo. Tổng cộng, khối ngoại đã mua ròng 1,01 triệu đơn vị, tương ứng giá trị mua ròng 6,62 tỷ đồng. |
|
Bất động sản |
Sau khi lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra và thẩm định dự án bất động sản sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại 26 địa phương đã cắt giảm được gần 10.242 tỷ đồng. Trong đó cắt giảm khoảng 624,8 tỷ đồng (tương đương 0,97% tổng mức đầu tư ban đầu) đối với 1.369 dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước; giảm khoảng 9.600 tỷ đồng (tương đương 5,87% dự toán) đối với 9.129 công trình. , Bên cạnh đó, tỷ lệ hồ sơ phải sửa đổi, bổ sung thiết kế cũng lên tới khoảng 36%. (Theo Bộ Xây dựng ngày 03/02) |
Đàm phán - Ký kết |
Việt Nam và Hàn Quốc - Ngày 06/02, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Công ty Hyosung (Hàn Quốc) đã ký kết bản ghi nhớ về cam kết đầu tư và hỗ trợ đầu tư vào tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2017. + Hyosung sẽ đầu tư Dự án nhà máy sản xuất Polypropylene (PP) và kho ngầm chứa khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG), cảng chuyên dụng LPG và hóa dầu. Quy mô vốn đầu tư dự kiến là 1,2 tỷ USD. + Trong giai đoạn I, Hyosung sẽ xây dựng kho ngầm chứa khí hóa lỏng LPG trị giá 133 triệu USD và nhà máy PP thứ nhất có công suất 300 triệu tấn/năm, trị giá 336 triệu USD. + Giai đoạn II, xây dựng nhà máy PDH trị giá 496 triệu USD và nhà máy PP thứ hai có công suất 300.000 tấn, trị giá 226 triệu USD. - Samsung Display thuộc Tập đoàn Samsung (Hàn Quốc) dự định đầu tư thêm 2,5 tỷ USD vào Việt Nam trong thời gian tới, nâng tổng vốn đầu tư tại Việt Nam lên 6,5 tỷ USD (năm 2014, đầu tư dự án đầu tiên trị giá 1 tỷ USD; đến năm 2015 nâng tổng vốn đầu tư thành 4 tỷ USD). Quyết định tăng vốn đầu tư của Samsung Display sẽ giúp tăng thêm việc làm, tăng thu ngân sách và tác động lan tỏa tích cực tới sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. |
Chính sách |
Nghị định số 04/2017/NĐ-CP Ngày 16/01/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 04/2017/NĐ-CP về cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ. Theo đó, mức bảo lãnh chính phủ đối với trị giá gốc của khoản vay, khoản phát hành trái phiếu không vượt quá 70% tổng mức đầu tư của chương trình, dự án đầu tư. Với dự án được Quốc hội, Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư hoặc dự án thuộc diện phải triển khai cấp bách tối đa là 70% tổng mức đầu tư theo quyết định. Mức bảo lãnh đối với các dự án nhóm A có tổng mức đầu tư từ 2.300 tỷ đồng tối đa là 60% tổng mức đầu tư; đối với các dự án khác là 50% tổng mức đầu tư. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 01/3/2017.
Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP Ngày 06/02/2017, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP về việc tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020. Theo đó, mục tiêu đến hết năm 2017, khởi sự kinh doanh nước ta thuộc nhóm 70 nước đứng đầu; thời gian thực hiện thủ tục nộp thuế và bảo hiểm xã hội còn tối đa 168 giờ/năm; cấp phép xây dựng và các thủ tục liên quan còn tối đa 120 ngày; đăng ký quyền sở hữu, sử dụng tài sản không quá 20 ngày; giải quyết tranh chấp hợp đồng tối đa 300 ngày, giải quyết phá sản doanh nghiệp còn 30 tháng… Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 06/02/2017.
Chỉ thị số 01/CT-TTg Ngày 06/01/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-TTg về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020. Theo đó, hoạt động tín dụng ưu đãi được đẩy mạnh; chính sách tín dụng đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp tục được thực hiện hiệu quả gắn với chính sách khuyến công, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, chuyển giao khoa học kỹ thuật và nhân rộng mô hình giảm nghèo; hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho hộ nghèo; hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản gắn với tiêu chí nghèo đa chiều. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 06/01/2017.
Quyết định số 168/QĐ-TTg Ngày 07/02/2017, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 168/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành điện giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025. - Giai đoạn 2016 - 2018, sẽ thực hiện cổ phần hóa các tổng công ty phát điện thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin)… - Giai đoạn 2019 - 2020, các nhà máy điện đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT tham gia thị trường bán buôn điện cạnh tranh; chuyển Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên vận hành hệ thống điện và thị trường điện, hạch toán độc lập trong EVN… Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 07/02/2017. |