Kinh tế - tài chính trong nước tuần từ 11-16/02/2019
Việt Nam cần phát huy lợi thế từ một nền kinh tế tăng trưởng nhanh cùng với những chính sách hỗ trợ phát triển của Chính phủ để có thể hội nhập sâu hơn nữa vào khu vực và tận dụng được nhiều lợi ích đến từ cơ hội toàn cầu hóa.
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VIỆT NAM |
Nội dung |
Tổng cung |
|
Tăng trưởng |
Bizlive.vn ngày 11/02 dẫn báo cáo của Công ty Chứng khoán BIDV (BSC) dự báo một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô năm 2019 như sau: CPI tăng trở lại mức 4% do. Nợ công và nợ chính phủ nhiều khả năng sẽ chững lại, do GDP tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng và Chính phủ tích cực thực hiện các hoạt động thoái vốn doanh nghiệp nhà nước làm giảm thiểu áp lực tài chính. Tín dụng tăng trưởng 14% trong khi kim ngạch xuất khẩu đạt 273,25 tỷ USD (tăng 12,5%) và nhập khẩu đạt 265.58 tỷ (tăng 13%). GDP năm 2019 sẽ đạt tốc độ tăng trưởng 6,7%, giảm nhẹ so với 2018. |
Sản xuất công nghiệp |
Trong năm 2019, ngành trồng trọt phấn đấu đạt đạt 1 triệu ha cây ăn quả, đưa giá trị xuất khẩu rau quả đạt khoảng 4,2 tỷ USD, từng bước hạn chế sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc đối với một số mặt hàng trái cây tươi. Giá trị xuất khẩu rau quả năm 2018 đạt 3,8 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2017. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam với trên 73% thị phần. (Theo Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 05/02) |
|
Theo tính toán từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), chi phí sản xuất điện từ than sẽ đội thêm khoảng 5.500 tỷ đồng trong năm 2019, do giá than đã được điều chỉnh tăng (từ đầu tháng 1/2019) của Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản và Tổng công ty Đông Bắc cũng như giá than trộn (giữa than nhập khẩu và than sản xuất trong nước). EVN đề nghị Thủ tướng xem xét cho phép các nhà máy điện được điều chỉnh giá bán điện trong hợp đồng mua bán điện và tham gia thị trường điện do sử dụng than trộn và được tính toán cập nhật vào giá điện bình quân trong năm 2019. (Theo Báo Đầu tư ngày 13/02) |
Dịch vụ |
Trong tuần (ngày 02/02 đến 06/02)ến mùng 2 Tết), tổng số khách du lịch đến Hà Nội đạt 272.788 lượt, tăng 10,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khách quốc tế đến Hà Nội ước đạt 81.628 lượt khách, tăng 17,9% so với cùng kỳ năm trước. Khách quốc tế lưu trú ước đạt 57.303 lượt, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước; khách du lịch nội địa đến Hà Nội ước đạt 191.160 lượt, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 1.056 tỷ đồng, tăng 33,8% so với cùng kỳ năm 2018. (Theo Sở Du lịch Hà Nội ngày 08/02) |
Doanh nghiệp |
Tính đến hết ngày 31/01/2019, đã có 672 doanh nghiệp công bố báo cáo tài chính quý IV/2018 (chiếm 88,4% vốn hóa trên 3 sàn HoSE, HNX, Upcom). Theo đó, tổng lợi nhuận ròng cả năm 2018 của doanh nghiệp đạt khoảng 243.000 tỷ đồng, tăng trưởng 18% so với năm 2017. Tuy nhiên, nếu loại trừ lợi nhuận đột biến của VHM (tăng gần 13.000 tỷ đồng lợi nhuận) tốc độ tăng trưởng chỉ là 11,8%. Tỷ lệ ROE chung toàn thị trường đạt 14%, giảm so với 14,5% của năm 2017; trong khi đó ROA tăng từ 2,5% lên 2,7%. Có 557/672 doanh nghiệp báo lãi trong năm 2018, đạt tỷ lệ 83%. Số doanh nghiệp đã hoàn thành lợi nhuận kế hoạch là 307 doanh nghiệp, chiếm 45,7%. Nhóm các doanh nghiệp tăng trưởng mạnh nhất trong năm 2018 có các mã tiêu biểu: VHM (909,7%), ACB (142,5%), ANV (321,5%), MSR (222,3%). (Bizlive.vn ngày 06/02 dẫn số liệu thống kê từ Hệ thống FiinPro Platform, StoxPlus) |
|
Trong danh sách 500 thương hiệu ngân hàng có giá trị nhất trên thế giới do Brand Finance vừa công bố, Việt Nam có 4 ngân hàng là BIDV, VietinBank và Vietcombank và VPBank. VPBank là ngân hàng tư nhân duy nhất của Việt Nam lọt vào danh sách này, đứng ở vị trí 361. Thứ hạng của giá trị thương hiệu VietinBank tăng từ 310 lên 242, BIDV tăng từ 351 lên 307, Vietcombank tăng từ 368 lên 325 so với năm ngoái. (Theo bnews.vn ngày 11/02) |
|
Tính đến ngày 01/02/2019, trên cả 3 sàn HoSE, HNX, Upcom có tổng cộng 29 doanh nghiệp có vốn hóa trên 1 tỷ USD. VinGroup soán ngôi Vinamilk, trở thành doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất TTCK Việt Nam với hơn 315 nghìn tỷ đồng, tương ứng 13,6 tỷ USD. Nhóm ngân hàng chiếm áp đảo về số lượng trong danh sách tỷ đô khi có tới 8 cái tên góp mặt trong danh sách, bao gồm Vietcombank (9 tỷ USD), BIDV (4,7 tỷ USD), Techcombank (4,1 tỷ USD), Vietinbank (3,2 tỷ USD), VPBank (2,1 tỷ USD), MBBank (2 tỷ USD), ACB (1,6 tỷ USD) và HDBank (1,3 tỷ USD). (Theo bizlive.vn ngày 11/02) |
|
Năm 2019, ngành thuỷ sản đang hướng tới mục tiêu xuất khẩu cá tra đạt 2,4 tỷ USD. Mục tiêu này hoàn toàn có thể đạt được, bởi hiện các nhà máy chế biến cá tra của Việt Nam đều đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn mà các nước nhập khẩu khó tính như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU đã đánh giá và công nhận. Năm 2019, xuất khẩu cá tra là một trong những ngành được hưởng lợi nhiều nhất nhờ nhu cầu gia tăng tại Trung Quốc và thuế nhập khẩu cá tra vào Liên minh châu Âu (EU) sẽ giảm từ 5,5% về 0% trong 3 năm (với cá tra thô); từ 7% về 0% trong 7 năm (với cá tra chế biến). Năm 2018, xuất khẩu cá tra đạt mức kỷ lục 2,26 tỷ USD, tăng 26,4% so với năm 2017. (Bnews ngày 09/02 dẫn nguồn tin từ Tổng cục Thuỷ sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) |
|
Năm 2019 có gần 150 doanh nghiệp thuộc kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn đã được phê duyệt. Trong quý I/2019, Bộ Công Thương sẽ bàn giao tối thiểu 5 doanh nghiệp đủ điều kiện sang Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC). Theo tính toán của SCIC, có hơn 100 doanh nghiệp hiện đủ điều kiện chuyển giao về Tổng công ty. (Theo Tinnhanhchungkhoan.vn ngày 14/02) |
|
Số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu tính đến hết năm 2018 là hơn 3.500 tỷ đồng, giảm khoảng 1.600 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2017. Trong quý IV/2018, tổng số tiền trích quỹ bình ổn giá là trên 2.104 tỷ đồng; số tiền đã sử dụng là hơn 1.642 tỷ đồng. Cùng với lãi phát sinh trên số dư quỹ, quỹ bình ổn giá tới hết quý IV/2018 đạt trên 3.504 tỷ đồng. Số dư quỹ này tại thời điểm ngày 31/12/2017 là hơn 5.105 tỷ đồng. (Theo Bộ Tài chính ngày 12/2) |
|
Trong năm 2018, qua kiểm toán tổng hợp tại các bộ, ngành và 26 cuộc kiểm toán liên quan đến việc quản lý, sử dụng vốn ODA, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị xử lý tài chính 21.712 tỷ đồng. Một số dự án có sai sót lớn như Dự án Đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông kiến nghị xử lý tài chính 2.814 tỷ đồng, bằng 23,6% giá trị được kiểm toán. Dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 thành phố Hồ Chí Minh, tuyến Bến Thành - Suối Tiên kiến nghị xử lý tài chính 2.898 tỷ đồng, bằng 11,4% giá trị được kiểm toán. (Theo Kiểm toán Nhà nước ngày 12/02) |
|
Tổ chức Xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s xếp hạng tiền gửi nội tệ dài hạn mức Ba3 và xếp hạng nhà phát hành nội, ngoại tệ dài hạn mức Ba3, triển vọng ổn định đối với Agribank. Moody’s nhấn mạnh Agribank đã tích cực xử lý tài sản có vấn đề trong 5 năm qua, với nhiều tiến bộ quan trọng trong 6 tháng cuối năm 2018; huy động vốn và thanh khoản ở mức tốt. Đến nay, tỷ trọng cho vay nông nghiệp, nông thôn của Agribank chiếm hơn 70% tổng dư nợ, chiếm trên 50% thị phần tín dụng nông thôn tại Việt Nam. Agribank là ngân hàng lớn nhất Việt Nam về tiền gửi và có mạng lưới rộng nhất tại Việt Nam. (Theo Infomoney.vn ngày 12/02) |
Tổng cầu |
|
Đầu tư |
Năm 2019, Tổng công ty có kế hoạch khởi công 33 dự án lưới điện truyền tải; trong đó có 3 dự án 500kV và 30 dự án 220kV; đồng thời hoàn thành và đưa vào vận hành 47 dự án; trong đó có 14 dự án 500kV, 30 dự án 220kV và ba dự án 110kV, với tổng giá trị 19.500 tỷ đồng, tăng 3.731 tỷ đồng so với khối lượng đầu tư năm trước. Trong năm 2019, tổng công ty sẽ tập trung đảm bảo tiến độ hoàn thành các công trình quan trọng đảm bảo cấp điện cho miền Nam và hoàn thành các công trình trọng điểm đảm bảo cung cấp điện cho Hà Nội và các khu vực kinh tế trọng điểm. (Thời báo Tài chính ngày 03/02 dẫn nguồn tin từ Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia - EVNNPT) |
Ngân sách |
Tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) tháng 01/2019 ước đạt 144,6 nghìn tỷ đồng, bằng 10,2% dự toán, tăng 7,5% so cùng kỳ năm 2018. Trong đó, thu nội địa ước đạt 120,5 nghìn tỷ đồng, bằng 10,3% dự toán, tăng 5,3% (so cùng kỳ năm 2018). Thu từ dầu thô ước đạt 4,5 nghìn tỷ đồng, bằng 10,1% dự toán. Thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu ước đạt 19,5 nghìn tỷ đồng, bằng 10,3% dự toán. Tổng chi cân đối NSNN tháng 01/2019 ước đạt 92,9 nghìn tỷ đồng, bằng 5,7% dự toán. Riêng chi đầu tư phát triển đạt thấp, khoảng 0,6% dự toán do đang trong quá trình phân bổ, thông báo kế hoạch vốn cho các chủ đầu tư. (Theo Bộ Tài chính ngày 01/02) |
|
Trong tháng 01/2019, toàn ngành Tài chính đã thực hiện 1.587 cuộc thanh tra, kiểm tra; điều tra chống buôn lậu, phát hiện, bắt giữ 1.430 vụ; kiến nghị xử lý tài chính hơn 981 tỷ đồng, xử phạt vi phạm hành chính hơn 63,2 tỷ đồng; số tiền đã thu nộp NSNN hơn 220,7 tỷ đồng. Từ ngày 16/12/2018 đến ngày 15/1/2019, cơ quan hải quan đã chủ trì, phối hợp, phát hiện, bắt giữ tổng số 1.430 vụ việc vi phạm, trị giá hàng hóa vi phạm ước tính hơn 39,2 tỷ đồng; số thu ngân sách đạt 15,579 tỷ đồng; cơ quan hải quan khởi tố 5 vụ án hình sự; chuyển cơ quan khác khởi tố 10 vụ. Cơ quan thuế đã thực hiện 802 cuộc thanh tra, kiểm tra đối với 580 hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế. Qua thanh tra, kiểm tra, cơ quan thuế đã xử lý tăng thu gần 519 tỷ đồng. (Theo Bộ Tài chính ngày 06/02) |
Xuất nhập khẩu |
Việt Nam có nhiều cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu tôm sang thị trường Hàn Quốc trong năm 2019 nhờ nhu cầu ổn định, giá xuất khẩu cao, ưu đãi thuế quan thông qua Hiệp định Thương mại Tự do Hàn Quốc - Việt Nam so với các đối thủ cạnh tranh. Dự báo kim ngạch xuất khẩu tôm sang Hàn Quốc đạt 500 triệu USD trong năm 2019, tăng 29,5% so với năm 2018. Hàn Quốc là thị trường nhập khẩu tôm lớn thứ 5 của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 10,9%. Năm 2018, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Hàn Quốc đạt 385,8 triệu USD, tăng 1% so với năm 2017. (Theo thông tin từ VASEP ngày 11/02) |
|
Trong 15 ngày đầu tháng 01/2019 cả nước nhập 6.362 ô tô nguyên chiếc, trị giá gần 158 triệu USD, tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2018 (47 xe với tổng kim ngạch gần 5,5 triệu USD). Trong đó ô tô dưới 9 chỗ ngồi chiếm phần lớn với 4.264 xe, tổng trị giá gần 96 triệu USD. Như vậy, trị giá bình quân một chiếc xe du lịch nhập về là 22.500 USD (chưa thuế), tương đương 523 triệu đồng. Năm 2018, cả nước nhập 81.609 ô tô, với tổng kim ngạch 1,8 tỷ USD, giảm 16,1% về số lượng và 19,8% về trị giá so với năm 2017. (Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan ngày 12/02) |
Cân đối vĩ mô |
|
Giá vàng |
Trong tuần qua, giá vàng có 2 ngày tăng giá, 1 ngày giảm giá và 3 ngày giá tăng/giảm trái triều. Trong phiên giao dịch ngày 16/02 so với ngày 15/02, giá vàng miếng SJC được niêm yết tại một số doanh nghiệp kinh doanh vàng: - Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn: 36,74 - 36,98 triệu đồng/lượng, tăng 110 nghìn đồng/lượng ở chiều mua vào và tăng 130 nghìn đồng/lượng chiều bán ra. - Công ty Doji: 36,80 - 37,20 triệu đồng/lượng, tăng 150 nghìn đồng/lượng chiều mua vào và 50 nghìn đồng/lượng chiều bán ra. |
Tỷ giá |
Tính chung tuần qua, tỷ giá trung tâm tăng 48 đồng so với tuần trước với 3 ngày tăng giá, 1 ngày giảm giá và 2 ngày không thay đổi. Trong phiên giao dịch ngày 16/02, tỷ giá trung tâm là 22.915 VND/USD, không thay đổi so với tỷ giá ngày 15/02; tỷ giá USD tại một số ngân hàng thương mại nhìn chung không thay đổi so với ngày 15/02 như sau: - Vietcombank: 23.150-23.250 VND/USD, không đổi. - BIDV: 23.150- 23.250 VND/USD, không thay đổi. - Techcombank: 23.150-23.250 VND/USD, tăng 20 đồng ở chiều mua vào và không đổi ở chiều bán ra. |
Tín dụng |
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đưa ra định hướng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của năm 2019 là khoảng 14%. Tín dụng được điều hành theo hướng mở rộng nhưng phải đi đôi với an toàn, hiệu quả và tiếp tục tập trung vốn vào các lĩnh vực sản xuất - kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên và kiểm soát tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Do vốn đầu tư cho nền kinh tế đến từ nhiều nguồn khác nhau nên NHNN sẽ điều chỉnh tăng trưởng tín dụng cho phù hợp để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế Chính phủ đề ra. (Báo điện tử Tổ quốc ngày 07/02 dẫn lời Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng) |
Thị trường tài sản |
|
Cổ phiếu |
Vốn hóa thị trường cuối năm 2018 đạt khoảng 4 triệu tỷ đồng, tăng 13,7% so với 2017. Tỷ lệ vốn hóa/GDP đạt 72,3%, trong khi năm 2017 đạt 70,3%. Tổng giá trị vốn huy động bằng IPO và phát hành thêm cổ phiếu của các doanh nghiệp trong năm đạt khoảng 120.000 tỷ đồng, tăng trưởng 45% so với năm 2017. Trong đó, giá trị các đợt IPO đạt khoảng 74.000 tỷ đồng (khoảng 3,3 tỷ USD), tăng gần 2,5 lần so với năm 2017. (Theo số liệu thống kê trên FiinPro Platform của Stoxplus ngày 11/02) |
|
Trong tháng 2 sẽ chào bán hơn 37, 6 triệu cổ phần của các doanh nghiệp: Công ty cổ phần Cấp nước Thái Hòa, Công ty cổ phần Cấp nước Diễn Châu, Công ty cổ phần Cấp nước Cửa Lò, Công ty cổ phần Cấp nước Quỳnh Lưu, Công ty cổ phần Môi trường đô thị Hà Tĩnh, Công ty cổ phần Cấp thoát nước Ninh Bình, Công ty cổ phần Lilama 69 - 3, Công ty cổ phần Lilama 10. Trong năm 2018, HNX tổ chức 40 phiên đấu giá, trong đó có 10 phiên IPO, 29 phiên thoái vốn và 1 phiên đấu giá quyền mua. Tổng khối lượng cổ phần trúng giá hơn 1,09 tỷ cổ phần, đạt tỷ lệ thành công 54%, gấp 3 lần khối lượng cổ phần trúng giá năm 2017. Tổng giá trị cổ phần trúng giá đạt 21,07 nghìn tỷ đồng, gấp 4 lần giá trị cổ phần trúng giá của năm 2017. Tổng thặng dư vốn cổ phần đạt hơn 10 nghìn tỷ đồng, tổng chênh lệch so với giá khởi điểm đạt 2,8 nghìn tỷ đồng. (Theo Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội - HNX ngày 01/02) |
|
Trong tuần từ ngày 11/02 - 15/02/2019: - VN-Index có 4 ngày tăng điểm và 1 ngày giảm điểm. Chốt tuần, VN-Index giảm 1,45 điểm xuống 950,89 điểm. Tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt 174,02 triệu đơn vị/ngày, tổng giá trị giao dịch bình quân đạt 4.156,16 triệu đơn vị/ngày. - HNX-Index có 3 ngày tăng điểm và 2 ngày giảm điểm. Chốt tuần, HNX-Index giảm 8 điểm xuống 106,11 điểm. Tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt 34,65 triệu đơn vị/ngày, tổng giá trị giao dịch bình quân đạt 415,42 triệu đơn vị/ngày. - Upcom-Index có 3 ngày tăng điểm và 2 ngày giảm điểm. Chốt tuần, Upcom-Index giảm 0,15 điểm xuống 55,24 điểm. Tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt 8,098 triệu đơn vị/ngày, tổng giá trị giao dịch bình quân đạt 184,13 tỷ đồng/ngày. |
|
Trong tuần qua, khối ngoại đã mua ròng 37,63 triệu đơn vị, với tổng giá trị 1.875,89 tỷ đồng, tăng 72,46% về lượng và tăng gấp hơn 2,7 lần về giá trị so với tuần trước Tết Nguyên đán - kết thúc vào ngày 01/02 (mua ròng 500,79 tỷ đồng). - HOSE: Khối ngoại thực hiện 5 phiên mua ròng liên tiếp với khối lượng 38,47 triệu đơn vị, tăng hơn 124% so tuần giao dịch kết thúc vào ngày 01/02, tuy nhiên, về giá trị, khối ngoại bán ròng 1.867,58 tỷ đồng, tăng gấp gần 4 lần. - HNX: Khối ngoại thực hiện 3 phiên mua ròng và 2 phiên bán ròng. Tổng cộng, khối ngoại đã bán ròng 1,92 triệu đơn vị, tuy nhiên về giá trị, khối ngoại mua ròng 0,36 tỷ đồng (tuần trước giao dịch kết thúc vào ngày 01/02 mua ròng hơn 4 triệu đơn vị, giá trị 81,8 tỷ đồng). - UPCoM: Khối ngoại mua ròng 4 phiên và bán ròng 1 phiên vào cuối tuần 15/2. Tổng cộng, khối ngoại đã mua ròng 1,09 triệu đơn vị với giá trị 7,95 tỷ đồng, tăng 70,3% về lượng nhưng giảm 81,2% về giá trị so với tuần kết thúc vào ngày 01/02. |
Nhận định chuyên gia |
Ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Hiệp Hội Bất động sản Việt Nam (04/02): Thị trường bất động sản năm 2019 sẽ phát triển với nguồn cung dồi dào, tập trung vào các dự án lớn. Những thành phố thu nhỏ với dịch vụ đầy đủ, hạ tầng đồng bộ như dự án của Vingroup sẽ là xu hướng dẫn dắt thị trường. Do nguồn cung dồi dào nên bất động sản sẽ không có khả năng tăng giá đột biến, thị trường ổn định; đặc biệt, phân khúc bất động sản công nghiệp sẽ rất phát triển. Chuyên gia kinh tế Trần Hoàng Ngân (09/02): Năm 2019, mục tiêu tăng trưởng GDP 6,6 - 6,8% là khả thi. Tuy nhiên, năm 2019, kinh tế Việt Nam sẽ gặp nhiều thách thức lớn bởi tình hình kinh tế thế giới có nhiều bất ổn, khó lường như chiến tranh thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc, chính sách bảo hộ mậu dịch tạo rào cản nhất định đến tốc độ tăng trưởng kinh tế nói chung. Với độ mở trên 200%, kinh tế Việt Nam chắc chắn sẽ có những tác động từ kinh tế thế giới nên phải hết sức chú ý. Điều quan trọng là, chúng ta cần phát huy tiềm năng, thế mạnh sẵn có như nông nghiệp, du lịch… để bảo đảm kinh tế phát triển bền vững. Ngân hàng HSBC (11/02): Năm 2018 là năm thứ 6 liên tiếp Việt Nam thu hút được lượng vốn đầu tư nước ngoài cao kỷ lục. Với nền tảng vững chắc của một nền kinh tế ủng hộ tự do thương mại và tăng trưởng mạnh, trong năm 2019, Việt Nam tiếp tục là điểm đến đầu tư thu hút cho các doanh nghiệp quốc tế. Việt Nam cần phát huy lợi thế từ một nền kinh tế tăng trưởng nhanh cùng với những chính sách hỗ trợ phát triển của Chính phủ để có thể hội nhập sâu hơn nữa vào khu vực và tận dụng được nhiều lợi ích đến từ cơ hội toàn cầu hóa. |