Kinh tế - tài chính trong nước tuần từ 13-18/3/2017
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VIỆT NAM |
Nội dung |
Tổng cung |
|
Sản xuất công nghiệp |
Trong 5 năm tới, tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp sản xuất thép Việt Nam sẽ đạt 15%, nếu tìm được hướng đi phù hợp trong việc tối ưu hóa quy mô sản xuất với quy trình sản xuất khép kín; khai thác những khâu còn khuyết trong chuỗi giá trị ngành; đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu tốt và biên lợi nhuận cao như ống thép, tôn mạ. (Theo Trung tâm Nghiên cứu VietinBankSc ngày 13/3) |
Trong tháng 3/2017, giá thép trong nước đã tăng khoảng 400 - 600 nghìn đồng/tấn so với cuối tháng 01/2017, do thị trường nguyên liệu và giá thép thế giới tăng, giá phôi thép nội địa tăng.Hiện giá bán thép dao động trong khoảng 10,6 - 11,2 triệu đồng/tấn. - Giá thép phế phẩm ở mức 285 - 290 USD/tấn, tăng 15 - 20 USD/tấn so với cuối tháng 1, đầu tháng 2. - Giá phôi thép tăng 20 - 25 USD/tấn lên 430 - 440 USD/tấn. - Giá phôi thép nội địa tăng 10.200 đồng/kg. (Theo Hiệp hội Thép Việt Nam - VSA ngày 16/3) |
|
Dịch vụ |
Sau khi vận hành chính thức kể từ ngày 01/3/2017, hệ thống dịch vụ công trực tuyến của cơ quan hải quan ổn định, thông suốt; lượng hồ sơ thực hiện tăng hơn 10 lần so với giai đoạn thí điểm.Hiện có khoảng 41 thủ tục được thực hiện chính thức trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến, trong đó thủ tục có nhiều hồ sơ thực hiện là: Hủy tờ khai hải quan; bổ sung thông tin trên hồ sơ khai hải quan; xác nhận tờ khai nguồn gốc xe ô tô, xe hai bánh gắn máy nhập khẩu; phân loại máy liên hợp hoặc tổ hợp máy… (Theo Tổng cục Hải quan ngày 16/3) |
Doanh nghiệp |
Bảo Việt đã đưa 2 đơn vị thành viên là Công ty Bảo Việt Thăng Long và Công ty Bảo Việt Tràng An vào hoạt động với doanh thu dự kiến khoảng 100 tỷ đồng đối với mỗi công ty trong năm 2017. Trong đó, doanh thu từ mảng bán lẻ chiếm trên 60%. Ngay sau đó, Công ty Bảo Việt Thăng Long đã ký kết hợp đồng nguyên tắc về bảo hiểm xe cơ giới với Công ty cổ phần Taxi Hà Nội; Công ty Bảo Việt Tràng An ký hợp đồng bảo hiểm đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, vận chuyển nội địa với Công ty cổ phần Máy tính - Truyền thông - Điều khiển 3C. Trong năm 2016, Bảo hiểm Bảo Việt tăng trưởng trên 12% so với năm 2015, doanh thu phí bảo hiểm gốc đạt khoảng 6.800 tỷ đồng, chiếm gần 20% thị phần doanh thu toàn thị trường. (Theo Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt ngày 17/3) |
Tổng cầu |
|
Đầu tư |
Trong 2 tháng đầu năm 2017, VN-Index đã tăng 7,7%, sau khi đã đạt mức tăng trưởng ấn tượng 15% trong 2016, nhờ đà tăng trưởng vốn FDI và GDP, cùng với tiến trình cổ phần hóa tăng nhanh. Do vậy, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã thể hiện sự lạc quan về triển vọng của thị trường chứng khoán Việt Nam. Theo đó, Công ty Asia Frontier Capital sẽ tiếp tục tập trung đầu tư vào cổ phiếu các ngành cơ sở hạ tầng, bất động sản và hàng tiêu dùng; Công ty Tundra Fonder AB (Thụy Điển) trước đó đã đầu tư 70 triệu USD vào chứng khoán Việt Nam và đang có kế hoạch gia tăng đầu tư thêm khi nhiều công ty mới lên sàn chứng khoán. (Theo Tạp chí Nhịp cầu đầu tư ngày 15/3) |
Niềm tin tiêu dùng |
Theo kết quả khảo sát người tiêu dùng tại khu vực Đông Nam Á do Công ty Thông tin và Đo lường toàn cầu Nielsen thực hiện, chỉ số niềm tin tiêu dùng của Việt Nam năm 2016 đứng thứ 5 toàn cầu về mức độ lạc quan, nhờ những yếu tố như dân số đông, trình độ dân trí ngày càng được cải thiện, tầng lớp trung lưu phát triển nhanh và triển vọng kinh tế ổn định. Khảo sát cho thấy, cùng với xu hướng tiết kiệm, sau khi chi trả cho các phí sinh hoạt thiết yếu, khoảng 2 trong 5 người tiêu dùng Việt sẵn sàng chi cho du lịch (35%), mua sắm quần áo mới (33%), các sản phẩm công nghệ mới (30%), sửa chữa nhà cửa (27%) và các dịch vụ giải trí bên ngoài (26%). (Theo Nielsen ngày 15/3) |
Xuất nhập khẩu |
Trong tháng 02/2017, số lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu từ Thái Lan tăng đột biến lên 3.159 xe, chiếm hơn 43% xe nhập khẩu vào Việt Nam. Hàn Quốc đứng thứ 2 với 1.444 xe, Indonesia ở vị trí thứ 3 với 1.285 xe.Trong 2 tháng đầu năm, Thái Lan giữ vị trí dẫn đầu trong danh sách quốc gia xuất khẩu nhiều ô tô vào Việt Nam, với 5.714 xe. Giá nhập trung bình đạt 19.307 USD (tương đương 440 triệu đồng). Nguyên nhân khiến dòng xe giá rẻ nhập về Việt Nam tăng mạnh là do từ ngày 01/01/2017 thuế nhập khẩu ô tô từ các nước trong khu vực vào Việt Nam sẽ giảm từ mức 40% (năm 2016) về 30%. (Theo Tổng cục Hải quan ngày 15/3) |
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 2 tháng đầu năm 2017 đạt 55,66 tỷ USD, tăng 19,5% (tương ứng tăng gần 9,08 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2016). Cán cân thương mại hàng hóa cả nước 2 tháng thâm hụt 803 triệu USD; trong đó, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt gần 27,43 tỷ USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm 2016;tổng kim ngạch nhập khẩu đạt hơn 28,23 tỷ USD, tăng 23,3%. Xuất nhập khẩu của doanh nghiệp FDI trong 2 tháng năm 2017 đạt hơn 35,98 tỷ USD, tăng 18,5% (tương ứng tăng gần 5,61 tỷ USD). Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 19,25 tỷ USD, tăng 16,1% so với cùng kỳ năm 2016; kim ngạch nhập khẩu đạt 16,73 tỷ USD, tăng 21,4%. Cán cân thương mại hàng hóa của khối doanh nghiệp FDI trong 2 tháng thặng dư hơn 2,51 tỷ USD. (Theo Tổng cục Hải quan ngày 13/3) |
|
Tổng trị giá nhập khẩu các mặt hàng rau, hoa, củ, quả vào Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2017 là 164 triệu USD, tương đương khoảng 3.720 tỷ đồng, tăng 54,7% so với cùng kỳ năm 2016, do hàng nhập khẩu phong phú, đa dạng về chủng loại và tâm lý người tiêu dùng Việt Nam tin tưởng vào mức độ an toàn thực phẩm của hàng nhập. Trong đó kim ngạch nhập khẩu từ Thái Lan đạt 82 triệu USD, chiếm hơn 50% giá trị nhập khẩu; từ Trung Quốc là 31 triệu USD, chiếm hơn 19%; Hoa Kỳ là 13 triệu USD, chiếm 8%... Trung bình mỗi ngày, doanh nghiệp Việt Nam chi khoảng 62 tỷ đồng để nhập khẩu rau, hoa, củ, quả, trong đó cókhoảng 31 tỷ đồng để mua hàng từ Thái Lan và gần 10 tỷ đồng từ Trung Quốc. (Theo Tổng cục Hải quan ngày 16/3) |
|
Trong 2 tháng đầu năm 2017, giá trị hạt điều xuất khẩu chỉ đạt 255 triệu USD, giảm 3,3% về giá trị và giảm 19,7% về khối lượng so với cùng kỳ 2016, do sản lượng hạt điều thu hoạch giảm mạnh khi chịu ảnh hưởng tiêu cực của thời tiết (trời mưa và âm u tạo điều kiện cho nhiều loại sâu bệnh trên cây điều phát triển như sâu róm đỏ, bọ xít muỗi…). (Theo Hiệp hội Điều Việt Nam - Vinacas ngày 15/3) |
|
Hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam có thể sẽ không đạt được như kỳ vọng do nhu cầu nhập khẩu của thị trường thế giới giảm và sự cạnh tranh ngày càng gia tăng từ Trung Quốc. Dự báo kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ giảm khoảng 3,6% xuống 5,6 triệu tấn trong năm 2017 do thương mại với thị trường Đông Nam Á và châu Phi giảm. Ấn Độ và Thái Lan sẽ là hai nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, tiếp theo là Việt Nam và Pakistan. (Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ - USDA ngày 13/3) |
|
Brazil đang có nguy cơ để mất vị trí đứng đầu về tay Việt Nam (đang đứng thứ 2) trong bảng xếp hạng các quốc gia xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới, do kim ngạch xuất khẩu cà phê robusta (cà phê vối) của Brazilgiảm mạnh trong nhiều năm. Trong tháng 02/2017, Brazil xuất khẩu gần 2,5 triệu bao cà phê - mức thấp nhất trong 4 năm qua, giảm 15,5% so với cùng kỳ năm 2016; trong khi Việt Nam xuất khẩu 2,44 triệu bao (tương đương 146.402 tấn). (Theo ông Nelson Carvalhaes, Chủ tịch nhóm xuất khẩu cà phê Cecafé ngày 15/3) |
|
Cân đối vĩ mô |
|
Năng lực cạnh tranh |
Ngày 14/3, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) công bố Báo cáo thường niên Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2016. Theo đó, Đà Nẵng tiếp tục có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh tốt nhất năm thứ 4 liên tiếp với 70 điểm; đứng thứ 2 là Quảng Ninh với 65,6 điểm; Đồng Tháp đứng thứ 3 với 64,96 điểm. Hà Nội lần đầu tiên vượt ngưỡng 60 điểm, bước vào nhóm có chất lượng điều hành tốt, ở vị trí 14/63 tỉnh, thành phố. Khoảng cách điểm số giữa tỉnh cao nhất và thấp nhất được thu hẹp chỉ còn 17 điểm, thấp kỷ lục trong 12 năm qua. Các tỉnh, thành phố đã có nhiều chuyển biến tích cực trong điều hành kinh tế, thể hiện rõ ở các lĩnh vực có tính năng động, tiên phong của chính quyền tỉnh, chi phí không chính thức, đào tạo lao động, cạnh tranh bình đẳng, đăng ký doanh nghiệp. (Theo VCCI ngày 14/3) |
Kiều hối |
Trong giai đoạn 2010 - 2015, lượng kiều hối về Việt Nam tăng liên tục (đạt mức kỷ lục 13,2 tỷ USD trong năm 2015). Tuy nhiên, trong năm 2016, lượng kiều hối giảm mạnh xuống mức 33%, do các ngân hàng cắt giảm lãi suất tiền gửi ngoại tệ xuống 0% từ đầu năm 2016; chính quyền Tổng thống Donald Trump kiểm soát chặt chẽ nhập cư có thể làm giảm số dân nhập cư vào Hoa Kỳ là người Việt Nam, gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến lượng kiều hối gửi về Việt Nam do Việt kiều tại Hoa Kỳ chiếm 1/2 số lượng người Việt sinh sống ở nước ngoài và có khoảng 60% tiền gửi về Việt Nam từ Hoa Kỳ.Dự báo lượng kiều hối sẽ tiếp tục giảm trong năm 2017. (Theo Credit Suisse ngày 14/3) |
Tín dụng |
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ ban hành thông tư quy định chi tiết về các yêu cầu, điều kiện đối với hệ thống kiểm soát nội bộ của các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo hướng tiếp cận các chuẩn mực và thông lệ quốc tế, trong đó tập trung tăng giám sát 3 tuyến phòng thủ ngân hàng Việt Nam, nhằm giảm bớt sai phạm, khả năng tổn thất, nguy cơ mất khả năng thanh toán, đổ vỡ của hệ thống... - Tuyến phòng thủ thứ nhất - bộ phận kinh doanh đảm bảo mọi hoạt động của tổ chức tín dụng đều được thực hiện đầy đủ, đúng quy định; kiểm soát, ngăn ngừa, báo cáo, xử lý các sai phạm, hành vi gian lận trong tất cả các hoạt động của tổ chức tín dụng. - Tuyến phòng thủ thứ hai - quản lý rủi ro đảm bảo nhận diện, đo lường, giám sát trạng thái rủi ro và báo cáo về rủi ro đối với từng mảng hoạt động; đảm bảo tổ chức tín dụng tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng và chịu trách nhiệm xây dựng, sửa đổi chính sách, hạn mức, quy trình quản lý rủi ro của tổ chức tín dụng. - Tuyến phòng thủ thứ ba - kiểm toán nội bộ, là tuyến kiểm soát cuối cùng, thực hiện kiểm toán trên cơ sở rủi ro và kiểm toán chung; chịu trách nhiệm đánh giá độc lập, khách quan đối với hiệu quả hoạt động của hai tuyến đầu; đưa ra kiến nghị đối với ban kiểm soát, hội đồng quản trị nhằm khắc phục, sửa đổi những bất cập trong hoạt động của tổ chức tín dụng. (Theo NHNN ngày 15/3) |
Giá vàng |
Trong tuần qua, với 1 ngày tăng, 3 ngày giảm và 2 ngày tăng/giảm trái chiều. Trong phiên giao dịch cuối tuần (ngày 18/3), giá vàng miếng SJC được niêm yết tại một số doanh nghiệp kinh doanh vàng: - Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn: 36,51 - 36,78 triệu đồng/lượng, không biến động so với ngày 17/3. - Bảo Tín Minh Châu: 36,63 - 36,69 triệu đồng/lượng, không biến động so với ngày 17/3. - Doji: 36,62 - 36,72 triệu đồng/lượng, giảm 20 nghìn đồng/lượng ở chiều mua vào và 30 nghìn đồng/lượng ở chiều bán ra so với ngày 17/3. |
Tỷ giá |
Tính chung tuần qua, tỷ giá trung tâm đã giảm 12 đồng với 3 ngày giảm giá và 3 ngày giá không đổi. Trong phiên giao dịch cuối tuần (ngày 18/3), tỷ giá trung tâm là 22.251 NVD/USD giá không đổi so với tỷ giá ngày 17/3, tỷ giá USD tại một số ngân hàng thương mại không đổi so với ngày 18/3 như sau: - Vietcombank: 22.745 - 22.815 VND/USD, tăng 10 đồng ở cả 2 chiều. - BIDV: 22.740 - 22.810 VND/USD, giá không thay đổi. - Eximbank: 22.740 - 22.820 đồng, giá không thay đổi. - Techcombank: 22.730 - 22.825 đồng, giá không thay đổi. - Vietinbank, DongABank và ACB: 22.750 - 22.820, tăng 10 đồng ở cả 2 chiều. |
Thị trường tài sản |
|
Cổ phiếu |
Trong tuần từ 13/3 - 17/3/2017, thị trường diễn biến trái chiều trong tuần qua.Tính chung cả tuần: - VN-Index có 2 phiên tăng và 3 phiên giảm. Chốt tuần, VN-Index giảm 4,38 điểm (-0,23%) xuống 710,54 điểm. So với tuần trước, tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt170,65 triệu đơn vị/phiên, tổng giá trị giao dịch đạt 3.861,47 tỷ đồng. - HNX-Index có 4 phiên tăng và 1 phiên giảm. Chốt tuần, HNX-Index tăng 0,43 điểm (+0,28%) lên 88,38 điểm. So với tuần trước, tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt49,56triệu đơn vị/phiên, tổng giá trị giao dịch đạt 635,35 tỷ đồng. - Upcom-Index có 4 phiên tăng và 1 phiên giảm. Chốt tuần, Upcom-Index tăng 0,25 điểm (+0,43%) lên 58,55 điểm. So với tuần trước, tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt7,45triệu đơn vị/phiên, tổng giá trị giao dịch bình quân đạt 130,28 tỷ đồng. |
Trong tuần qua, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 65,51 triệu đơn vị, tăng mạnh so với con số bán ròng 13,96 triệu đơn vị của tuần trước. Tuy nhiên, tổng giá trị lại mua ròng 193,43 tỷ đồng, trong khi phiên trước bán ròng 131,26 tỷ đồng; trong đó cổ phiếu mua ròng mạnh nhất là ROS với khối lượng đạt 3,76 triệu đơn vị, cổ phiếu được bán ròng mạnh nhất là ITA với khối lượng đạt 27,32 triệu cổ phiếu, trị giá 108,15 tỷ đồng. - HOSE: Khối ngoại tiếp tục thực hiện 4 phiên mua ròng và 1 phiên bán ròng duy nhất vào ngày 17/3. Tổng cộng, khối ngoại đã bán ròng 63,46 triệu đơn vị, gấp gần 4 lần so với tuần trước. Tuy nhiên, tổng giá trị mua ròng 225,14 tỷ đồng, trong khi tuần trước bán ròng 188,84 tỷ đồng. - HNX: Nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 2 phiên và bán ròng 3 phiên cuối tuần. Tổng cộng, khối ngoại đã bán ròng 2,24 triệu đơn vị, tương ứng giá trị mua ròng 54,6 tỷ đồng, trong khi tuần trước mua ròng 1,48 triệu đơn vị, trị giá 21,74 tỷ đồng. - UPCoM: Nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 3 phiên và bán ròng 2 phiên. Tổng cộng, khối ngoại đã mua ròng 191.167 đơn vị, tương ứng tổng giá trị mua ròng 22,89 tỷ đồng, giảm 58,88% về lượng và 36,13% về giá trị so với tuần trước. |
|
Đàm phán - Ký kết |
Nhật Bản và Việt Nam Ngày 10/3, Tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Lễ ký kết hợp đồng viện trợ không hoàn lại cấp cơ sở của Chính phủ Nhật cho 5 dự án của Việt Nam với tổng trị giá 344.489 USD. Những dự án trên sẽ được thực hiện tại các tỉnh, thành phố (thành phố Hồ Chí Minh, Đắk Lắk, Ninh Thuận, Trà Vinh) tập trung vào các lĩnh vực đầu tư như: Xây dựng trường mẫu giáo, hệ thống cấp nước, cung cấp trang thiết bị y tế cho các bệnh viện, hỗ trợ thiết bị cho người khiếm thính. Lễ ký kết hợp đồng viện trợ nằm trong khuôn khổ Chương trình viện trợ không hoàn lại cấp cơ sở của Chính phủ Nhật Bản. Kể từ năm 1995 đến đầu năm 2016, chương trình đã viện trợ cho 169 dự án tại 26 tỉnh phía Nam, với tổng giá trị hơn 13,5 triệu USD, chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực như giáo dục, y tế, nông nghiệp, cơ sở hạ tầng nông thôn. Tỉnh Đắk Lắk và các tập đoàn, công ty Tỉnh Daklak ngày 11/3 đã cấp giấy phép và ký kết các biên bản ghi nhớ phát triển một số dự án năng lượng mặt trời trị giá 3,3 tỷ USD, trong bối cảnh nguồn tài nguyên cạn kiệt và nhiều vấn đề về môi trường (ô nhiễm…). - Tập đoàn AES (Hoa Kỳ) đầu tư 750 triệu USD vào một nhà máy năng lượng mặt trời, công suất dự kiến 300 - 500 MW. - Công ty Xuân Thiên (Việt Nam) đầu tư cho dự án nhà máy điện mặt trời có công suất 2.000 MW, tổng vốn đầu tư 2,2 tỷ USD. - Tập đoàn Solar Park (Hàn Quốc) đầu tư 45 triệu USD vào một dự án điện mặt trời. - Công ty Đầu tư và Phát triển hạ tầng Long Thành đầu tư 308 triệu USD cho một dự án có công suất 250 MW. (Theo Tạp chí Nhịp cầu đầu tư ngày 13/3) |
Chính sách |
Nghị quyết số 30/NQ-CP Ngày 07/3/2017, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 30/NQ-CP nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp sạch, công nghệ cao. - Các ngân hàng thương mại dành tổi thiểu 100.000 tỷ đồng để thực hiện chương trình cho vay cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch với lãi suất thấp. - Các bộ phải rà soát, đề xuất sửa đổi chính sách đất đai, tạo thuận lợi cho tích tụ, tập trung ruộng đất, mở rộng hạn điền cho sản xuất nông nghiệp quy mô lớn. - Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tư pháp hướng dẫn doanh nghiệp chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất nông nghiệp, bao gồm tài sản hình thành trên đất của dự án nông nghiệp công nghệ cao để các doanh nghiệp này thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm vay vốn ngân hàng. Quyết định số 04/2017/QĐ-TTg Ngày 09/3/2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 04/2017/QĐ-TTg về danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng, áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu và lộ trình thực hiện. - Đối tượng áp dụng: Là các phương tiện giao thông vận tải (GTVT) gồm: Xe mô tô, xe gắn máy; xe ô tô con loại 9 chỗ trở xuống (hiện nay chỉ yêu cầu dán nhãn đối với ô tô con từ 7 chỗ trở xuống). - Lộ trình thực hiện: + Dán nhãn năng lượng bắt buộc đối với xe ô tô con loại 7 chỗ trở xuống từ ngày 25/4/2017; + Dán nhãn năng lượng tự nguyện đối với xe ô tô con loại trên 7 chỗ đến 9 chỗ đến hết ngày 31/12/2017; xe mô tô, xe gắn máy đến hết ngày 31/12/2019; + Dán nhãn năng lượng bắt buộc đối với: Xe ô tô con loại trên 7 chỗ đến 9 chỗ từ ngày 01/01/2018; xe mô tô, xe gắn máy từ ngày 01/01/2020. Quyết định có hiệu lực từ ngày 25/4/2017. Thông tư số 20/2017/TT-BTC Ngày 06/3/2017, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 20/2017/TT-BTC sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 8 Thông tư số 195/2015/TT-BTC ngày 24/11/2015 (đã được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 130/2016/TT-BTC ngày 12/8/2016). - Người nộp thuế được khấu trừ thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đã nộp ở khâu nhập khẩu tương ứng với số thuế TTĐB của hàng hóa chịu thuế TTĐB nhập khẩu bán ra, tối đa bằng số thuế TTĐB tính được ở khâu bán ra trong nước. - Đối với số thuế TTĐB không được khấu trừ thuế, người nộpthuế được hạch toán vào chi phí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 20/4/2017. Thông tư số 04/2017/TT-BCT Ngày 09/3/2017, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 04/2017/TT-BCT nhằm giảm bớt quy định trong thủ tục nhập khẩu ô tô loại dưới 9 chỗ ngồi. Theo đó chính thức bãi bỏ quy định phải nộp giấy chứng nhận của cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô đủ điều kiện khỏi danh mục giấy tờ bắt buộc khi làm thủ tục nhập khẩu. Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 09/3/2017. |
Nhận định chuyên gia |
TS. Nguyễn Trí Hiếu- chuyên gia tài chính ngân hàng (17/3): Việc FED tiếp tục tăng lãi suất cơ bản đồng USD lần thứ hai trong vòng ba tháng qua sẽ có tác động mạnh đến nền kinh tế Việt Nam: - Khi đồng USD tăng giá khiến tỷ giá trong nước bị điều chỉnh, có thể tạo ra làn sóng đầu cơ và gây áp lực lên tỷ giá chính thức; đồng thời giá hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ và các thị trường khác, trong đó có châu Âu, sẽ tăng lên. - Dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam có sự thay đổi theo hướng có lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam và bất lợi khi rút vốn khỏi thị trường Việt Nam nếu đồng USD tăng giá. |