Kinh tế - tài chính trong nước tuần từ 14-19/8//2017
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VIỆT NAM |
Nội dung |
Tổng cung |
|
Tăng trưởng |
Việt Nam hiện xếp ở vị trí thứ 6 trong 10 nền kinh tế ASEAN về tổng thể an toàn do đã đưa ra những khuôn khổ về an toàn khá tốt so với các nước ASEAN khác, chủ yếu do các luật được ban hành nhằm đảm bảo sức khoẻ và an toàn lao động. Việt Nam có chỉ số 62/100, dựa trên ba yếu tố về an toàn, gồm yếu tố thể chế (kinh tế, giáo dục, công nghệ, đời sống người dân), các khuôn khổ an toàn (các quy định, tiêu chuẩn về an toàn, tiêu dùng an toàn, cơ sở hạ tầng, việc thực thi bảo vệ người lao động và người tiêu dùng) và các kết quả an toàn (các thương tích không chủ ý). (Theo kết quả nghiên cứu mới nhất của Underwriters Laboratories (UL) - công ty khoa học an toàn toàn cầu công bố ngày 15/8) |
Sản xuất công nghiệp |
Lũy kế 7 tháng năm 2017: Sản lượng toàn hệ thống đạt 112,6 tỷ kWh, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm 2016; sản lượng điện thương phẩm toàn Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đạt khoảng 98,1 tỷ kWh, tăng 8,55% so cùng kỳ năm trước; trong đó sản lượng điện thương phẩm nội địa tăng 8,84%. Trong tháng 7/2017, EVN đã đưa vào phát điện, hòa lưới điện quốc gia 2 tổ máy với tổng công suất 675 MW, bao gồm: Thủy điện Thác Mơ mở rộng (75 MW) và tổ máy 2 Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 (600 MW). Lũy kế 7 tháng, Tập đoàn đã đưa vào vận hành, phát điện thêm 7 tổ máy với tổng công suất 1.235 MW.EVN và các đơn vị đã khởi công 16 công trình; hoàn thành đóng điện, đưa vào vận hành 30 công trình lưới điện từ 110 - 500 kV. Lũy kế 7 tháng năm 2017, EVN và các đơn vị đã khởi công 103 công trình, hoàn thành và đưa vào vận hành 117 công trình. Dự báo tháng 8/2017, sản lượng tiêu thụ điện bình quân toàn hệ thống ở mức 573 triệu kWh/ngày, công suất phụ tải lớn nhất ước khoảng 31.400 MW. (Theo EVN ngày 11/8) |
Thực hiện Dự án “Cấp điện nông thôn từ nguồn năng lượng tái tạo”, Nghệ An đã đầu tư hơn 67 tỷ đồng cấp điện cho các thôn, bản chưa có điện. Dự án được đầu tư xây dựng tại 20 thôn bản thuộc 11 xã của các huyện: Kỳ Sơn, Quế Phong, Con Cuông, Quỳ Hợp. Tại các địa phương, Dự án đã xây dựng 5 trạm điện năng lượng mặt trời dung lượng 5 KVA; 700 bộ phát điện năng lượng mặt trời dung lượng 3 - 500 VA; 265 bộ thủy điện nhỏ gia đình, dung lượng 3 - 600 VA. Ngoài ra, đầu tư thiết bị điện gồm dây dẫn và các phụ kiện, mạng điện trong nhà cho 970 hộ dân. (Theo Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An ngày 17/8) |
|
Quỹ bình ổn xăng dầu |
Ngày 16/8, Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) thông báo số dư đầu kỳ trong tháng 7/2017 của quỹ quỹ bình ổn giá (BOG) xăng dầu còn hơn 2.552,2 tỷ đồng. Tiền lãi trên số dư quỹ đạt hơn 1 tỷ đồng và số trích lập đạt 235,6 tỷ đồng. Lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 7, số trích lập quỹ BOG là 1.414,2 tỷ đồng, số tiền lãi là 5,87 tỷ đồng và số chi trích lập là 462,6 tỷ đồng. Tổng số dư cuối kỳ của quỹ BOG xăng dầu đến hết tháng 7 còn 2.788,9 tỷ đồng. (Theo Petrolimex ngày 16/8) |
Doanh nghiệp |
Trong 7 tháng đầu năm 2017, các đơn vị đã thoái vốn được 3.693 tỷ đồng, thu về 15.770 tỷ đồng. Trong đó thoái vốn tại 5 lĩnh vực ưu tiên được 103 tỷ đồng, thu về 103 tỷ đồng; thoái vốn đầu tư ở doanh nghiệp khác (ngoài 5 lĩnh vực ưu tiên) được 2.195 tỷ đồng, thu về 3.428 tỷ đồng. Có 26 doanh nghiệp đã được phê duyệt phương án cổ phần hóa. Tổng giá trị thực tế của 26 doanh nghiệp đã được phê duyệt phương án cổ phần hóa là 71.880 tỷ đồng, trong đó giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp là 18.368 tỷ đồng. Vốn điều lệ của 26 đơn vị là 22.633 tỷ đồng, trong đó Nhà nước nắm giữ 11.063 tỷ đồng, bán cho nhà đầu tư chiến lược 6.528 tỷ đồng, bán cho người lao động 156 tỷ đồng, tổ chức công đoàn 16 tỷ đồng, số lượng cổ phần bán đấu giá công khai là 4.869 tỷ đồng. (Theo Bộ Tài chính ngày 13/8) Dự kiến trong 6 tháng cuối năm, các doanh nghiệp sẽ thoái vốn theo mệnh giá hơn 19.779 tỷ đồng (tính sơ bộ theo giá trị niêm yết có thể mang lại tới gần 30.000 tỷ đồng). Về phương thức, các doanh nghiệp có quy mô vốn lớn bán vốn theo một số đợt, nhưng mỗi đợt phải ở mức từ 20 - 36% tổng số vốn cần thoái để tạo sự hấp dẫn đối với nhà đầu tư. (Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 16/8) |
Trong 3 năm (từ năm 2013 đến cuối 2016), cả nước có 5.641 HTX được thành lập mới, riêng năm 2016 là 2.030 HTX. Trong đó, Đông Bắc và Bắc Trung Bộ là hai vùng có số lượng HTX thành lập mới nhiều nhất cả nước, chiếm khoảng 55%. Doanh thu bình quân của một HTX năm 2016 đạt trên 3 tỷ đồng, tăng 498,3 triệu đồng so với năm 2013 (tăng 19,8%). Lãi bình quân của một HTX cũng tăng từ 155 triệu đồng năm 2013 lên 196,8 triệu đồng năm 2016.Lũy kế đến ngày 14/8, cả nước có trên 19.500 HTX. (Theo Vụ Hợp tác xã - Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 14/8) |
|
Theo Tổng cục Hải quan ngày 16/8, từ tháng 11/2017, cơ quan hải quan sẽ thực hiện thí điểm trao đổi thông tin và triển khai mở rộng trên phạm vi toàn quốc chương trình nộp thuế điện tử qua ngân hàng phối hợp thu và thông quan 24/7. Theo đó, người nộp thuế được lập bảng kê nộp thuế trực tiếp trên Cổng thanh toán điện tử hải quan mọi lúc, mọi nơi, mọi phương tiện có kết nối với internet và được ngân hàng xác nhận kết quả giao dịch nộp thuế thành công ngay sau khi nhận được yêu cầu chuyển tiền nộp thuế và thực hiện thông quan ngay hàng hóa. Hình thức nộp thuế mới sẽ tiếp tục đơn giản hóa thủ tục nộp tiền thuế, tiết kiệm thời gian và chi phí cho các doanh nghiệp, người nộp thuế. |
|
Theo bình chọn của The Banker, năm 2017, trong 1.000 ngân hàng được xếp hạng toàn cầu có 13 ngân hàng Việt Nam. Đó là các được đánh giá cao về tình hình tài chính lành mạnh và mức vốn cấp 1 như: VietinBank, Agribank, Vietcombank, BIDV, MB, Sacombank, Techcombank... Bảng xếp hạng được The Banker đánh giá dựa trên 3 tiêu chí trọng yếu gồm: Tổng tài sản, lợi nhuận trước thuế và chỉ tiêu vốn cấp 1. Top 10 các ngân hàng dẫn đầu trong danh sách năm 2017 không có nhiều thay đổi so với năm 2016, trong đó có 4 ngân hàng Hoa Kỳ và 4 ngân hàng Trung Quốc. Trung bình mỗi năm, có hơn 4.000 ngân hàng trên toàn thế giới tham gia bình xét và con số này có xu hướng ngày càng gia tăng. (Theo Tạp chí Nhà đầu tư ngày 18/8) |
|
Tổng cầu |
|
Ngân sách |
Bộ Tài chính đã đề nghị nâng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo hai phương án: (i) Tăng từ 10% lên 12% kể từ ngày 01/01/2019; (ii) Tăng theo lộ trình lên 12% từ ngày 01/01/2018 và 14% từ ngày 01/01/2021. Trong đó đề nghị cân nhắc phương án 1. Dự kiến, hơn nửa triệu doanh nghiệp và hầu hết người dân sẽ chịu tác động từ việc tăng mức thuế GTGT này. (Theo Vietnamnet ngày 16/8) |
Trong 7 tháng năm 2017, Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện thanh tra, kiểm tra tại 11.344 doanh nghiệp, quyết định phạt và truy thu thuế với số tiền lên đến 2.324 tỷ đồng, tăng 59,15% so cùng kỳ năm 2016; nộp vào ngân sách nhà nước 1.215 tỷ đồng, chiếm 52,28% tổng số tiền thuế truy thu và phạt; giảm khấu trừ thuế giá trị gia tăng (GTGT) được 247 tỷ đồng; giảm lỗ được 6.951 tỷ đồng. Trong đó, cơ quan thuế đã kiểm tra 86.250 hồ sơ kê khai thuế tại trụ sở, tăng 18%; kiểm tra 10.567 lượt tại doanh nghiệp, đạt 59% kế hoạch và tăng 3%; với số thuế truy thu, phạt và truy hoàn là 1.040 tỷ đồng, tăng 8%; số thuế ấn định là 4,7 tỷ đồng; giảm khấu trừ thuế GTGT được 183 tỷ đồng; giảm lỗ được 3.636 tỷ đồng; đã nộp ngân sách 398 tỷ đồng, chiếm 38% so với số thuế truy thu, phạt và truy hoàn. Đồng thời, cơ quan thuế cũng thanh tra đối với 777 hồ sơ, đạt 64,48% kế hoạch; với số thuế truy thu và phạt 1.284 tỷ đồng, đạt 76,8%; giảm khấu trừ được 64 tỷ đồng; giảm lỗ được 3.315 tỷ đồng; đã nộp ngân sách 817 tỷ đồng, chiếm 63,63% tổng số thuế truy thu và phạt phải nộp ngân sách. (Theo Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh ngày 17/8) |
|
Xuất nhập khẩu |
Trong 7 tháng năm 2017, kim ngạch xuất - nhập khẩu của 10 thị trường lớn nhất của Việt Nam đạt 212,45 tỷ USD, chiếm 91,1% tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu. Trong đó, đối tác thương mại lớn nhất là Trung Quốc với 47,21 tỷ USD, chiếm 20,3% tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu; Hàn Quốc đứng thứ 2 với hơn 34,04 tỷ USD, chiếm 14,6%; Hoa Kỳ là thị trường lớn thứ 3 với kim ngạch 28,86 tỷ USD, chiếm 12,4%, tiếp theo là EU (28 nước) với 28,24 tỷ USD, chiếm 12,1%, thị trường ASEAN hơn 27,94 tỷ USD, chiếm 12%… (Theo Tổng cục Hải quan ngày 17/8) |
Trong tháng 7/2017, Việt Nam xuất khẩu 95.428 tấn phân bón các loại, kim ngạch đạt 28,3 triệu USD, giảm 0,3% về lượng nhưng tăng 7% về giá trị so với tháng 6; nhập khẩu 566.152 tấn phân bón các loại trị giá 149,9 triệu USD, tăng 56,1% về lượng và tăng 54,9% giá trị. Lũy kế 7 tháng đầu năm, cả nước xuất khẩu 549.441 tấn phân bón, trị giá 153,6 triệu USD tăng 33% về lượng và tăng 27,9% về giá trị; nhập khẩu 2,9 triệu tấn phân bón với kim ngạch nhập khẩu đạt 790,8 triệu USD, tăng 25,8% về lượng và 21,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Như vậy, trong 7 tháng đầu năm, Việt Nam nhập siêu 2,3 triệu tấn phân bón, trị giá 637,1 triệu USD. (Theo Tổng cục Hải quan ngày 17/8) |
|
Trong tháng 7, sản xuất tôn mạ kim loại và sơn phủ màu (KL&SPM) của các thành viên Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) đạt 402.817 tấn, tăng 10,3% so với tháng 6 và tăng 30,3% so với cùng kỳ năm 2016. Bán hàng tôn mạ đạt 338.745 tấn, tăng 13,58% so với tháng trước, và tăng 62% so với cùng kỳ 2016. Xuất khẩu tôn mạ đạt 155.010 tấn, tăng 23,6% so với tháng 6/2017 và tăng 59,1% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung trong 7 tháng năm 2017, sản xuất tôn mạ KL&SPM của các thành viên VSA đạt 2.516.674 tấn, tăng 11,2% so với cùng kỳ năm 2016. Bán hàng tôn mạ KL&SPM đạt 1,945,050 tấn, tăng 25% so với cùng kỳ 2016. Xuất khẩu tôn mạ đạt 907.366 tấn, tăng 26,6% so với cùng kỳ năm trước. (Theo VSA ngày 13/8) |
|
Trong 7 tháng năm 2017, tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam và Thái Lan là 8,28 tỷ USD. Trong đó, trị giá xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Thái Lan là 2,64 tỷ USD và nhập khẩu từ thị trường này là 5,64 tỷ USD. Như vậy, Việt Nam nhập siêu từ Thái Lan gần 3 tỷ USD, tăng 465 triệu USD so với 7 tháng năm 2016. (Theo Tổng cục Hải quan ngày 16/8) |
|
Ngày 17/8 tại Bangkok (Thái Lan), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã họp và hội đàm cùng Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-o-cha; chứng kiến lễ ký kết các văn kiện hợp tác giữa 2 nước. Trong đó, về kinh tế, Lãnh đạo Chính phủ hai nước khẳng định sẽ nỗ lực để đưa kim ngạch thương mại song phương đạt mức 20 tỷ USD trước năm 2020; hỗ trợ lẫn nhau trở thành trung tâm thu hút đầu tư thương mại của khu vực; nhất trí tạo điều kiện cho hàng hóa mỗi nước tiếp cận thị trường của nhau; thúc đẩy hợp tác về gạo. (Theo báo Nhà đầu tư ngày 18/8) |
|
Cân đối vĩ mô |
|
Giá vàng |
Trong tuần qua, giá vàng có 5 ngày giảm, 1 ngày tăng. Trong phiên giao dịch cuối tuần (ngày 19/8), so với ngày 18/8, giá vàng miếng SJC được niêm yết tại một số doanh nghiệp kinh doanh vàng: - Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn: 36,30 - 36,52 triệu đồng/lượng, giảm 70 nghìn đồng/lượng ở chiều mua vào và 60 nghìn đồng/lượng ở chiều bán ra. - Bảo Tín Minh Châu: 36,37 - 36,43 triệu đồng/lượng, giảm 30 nghìn đồng/lượng ở chiều mua vào, nhưng tăng 30 nghìn đồng/lượng ở chiều bán ra. - Doji: 36,37 - 36,45 triệu đồng/lượng, giảm 70 nghìn đồng/lượng ở chiều mua vào và 120 nghìn đồng/lượng ở chiều bán ra. |
Tỷ giá |
Tính chung tuần qua, tỷ giá trung tâm đã tăng 8 đồng với 2 ngày tăng giá, 1 ngày giảm giá và 3 ngày giá không đổi. Trong phiên giao dịch cuối tuần (ngày 19/8), tỷ giá trung tâm là 22.450 VND/USD, không thay đổi so với ngày 18/8; tỷ giá USD tại một số ngân hàng thương mại như sau: - Vietcombank, Vietinbank: 22.690 - 22.760 VND/USD, không thay đổi. - BIDV: 22.695 - 22.765 VND/USD, không thay đổi. |
Tín dụng |
20 tổ chức tín dụng đang cho các dự án BOT, BT giao thông vay hơn 84 nghìn tỷ đồng. Trong đó, số dư nợ tập trung vào 4 ngân hàng là BIDV, VietinBank, Vietcombank và SHB (chiếm 91% dự nợ toàn ngành). Năm 2015, tổng dự nợ cho vay giao thông là hơn 74 nghìn tỷ đồng. (Theo Bộ Giao thông Vận tải ngày 17/8) |
Thị trường tài sản |
|
Chứng khoán |
Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) dự kiến chào bán cạnh tranh 1,185 triệu cổ phần (chiếm 7,9% số cổ phiếu đang lưu hành) mà SCIC đang nắm giữ tại Công ty cổ phần Vận tải và Thuê tàu (Vietfracht) với giá khởi điểm 17.500 đồng/cổ phần, cao gấp 1,75 lần so với mệnh giá. Theo Báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2017 của Vietfracht, lợi nhuận gộp 6 tháng đầu năm là -7,4 tỷ đồng (cùng kỳ năm 2016 lãi 1,9 tỷ đồng), chênh lệch doanh thu và chi phí tài chính đạt 47 tỷ đồng (gấp 5,2 lần cùng kỳ năm 2016). Lợi nhuận ròng của Vietfracht đạt 21 tỷ đồng, gấp 27,4 lần cùng kỳ năm 2016. (Theo báo Đầu tư ngày 17/8) |
Cổ phiếu |
Trong tuần từ 14/8 - 18/8/2017, thị trường diễn biến trái chiều.Tính chung cả tuần: - VN-Index có 3 ngày tăng và 2 ngày giảm điểm. Chốt tuần, VN-Index tăng 1,38 điểm (0,18%) lên 768,97 điểm. Tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt 228,84 triệu đơn vị/ngày, tổng giá trị giao dịch đạt 4.023,99 tỷ đồng/ngày. - HNX-Index có 3 ngày tăng và 2 ngày giảm điểm. Chốt tuần, HNX-Index tăng 0,34 điểm (0,34%) lên 100,83 điểm. Tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt 80,44triệu đơn vị/ngày, tổng giá trị giao dịch đạt 685,32 tỷ đồng/ngày. - Upcom-Index có 2 ngày tăng và 3 ngày giảm điểm. Chốt tuần, Upcom-Index giảm 0,13 điểm (-0,23%) xuống 54,51 điểm. Tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt 8,53triệu đơn vị/ngày, tổng giá trị giao dịch bình quân đạt 98,49 tỷ đồng/ngày. |
Trong tuần qua, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 34.631.817 đơn vị, trị giá 1.512,24 tỷ đồng; trong đó cổ phiếu được mua ròng mạnh nhất là DXG với khối lượng 3,47 triệu đơn vị, trị giá 66,92 tỷ đồng; cổ phiếu được bán ròng mạnh nhất là MSN với khối lượng 1,64 triệu cổ phiếu, trị giá 64,7 tỷ đồng. - HOSE: Khối ngoại tiếp tục thực hiện 3 ngày mua ròng và 2 ngày bán ròng. Tổng cộng khối ngoại mua ròng 33,33 triệu đơn vị, trị giá 1.481,52 tỷ đồng, tăng 328,76% về lượng và 351,67% về giá trị so với tuần trước. - HNX: Khối ngoại tiếp tục thực hiện 3 ngày bán ròng và 2 ngày mua ròng. Tổng cộng khối ngoại mua ròng 750.147 đơn vị, trị giá 4,37 tỷ đồng, giảm 78,27% về lượng và 88,42% về giá trị so với tuần trước. - UPCoM: Khối ngoại mua ròng 5 ngày liên tiếp tổng cộng 551.670 đơn vị, trị giá 26,35 tỷ đồng, giảm 49,76% về lượng và 50,35% về giá trị so với tuần trước đó. |
|
Đàm phán - Ký kết |
ADB và TPBank Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã nâng hạn mức tài trợ thương mại cho TPBank trong khuôn khổ chương trình Trade Finance Program - TFP từ 30 triệu USD lên 75 triệu USD. Trước đó, ngày 24/5/2017, ADB và TPBank đã ký kết thoả thuận hợp tác cung cấp cho TPBank hạn mức 30 triệu USD để hỗ trợ tài chính thương mại tại Việt Nam. (Theo Thời báo Kinh tế Việt Namngày 16/8) |
Chính sách |
Nghị định số 94/2017/NĐ-CP Ngày 10/8/2017, Chính phủ ban hànhNghị định số 94/2017/NĐ-CPvề hàng hóa, dịch vụ, địa bàn thực hiện độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại. Theo đó, Nhà nước độc quyền trong một số hoạt động như: - Sản xuất, mua bán, xuất - nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, vận chuyển quá cảnh vật liệu nổ công nghiệp; - Sản xuất vàng miếng; - Xuất - nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng; - Nhập khẩu thuốc lá điếu, xì gà (trừ trường hợp nhập khẩu để kinh doanh bán hàng miễn thuế); - Phát hành sổ số kiến thiết; - In, đúc tiền; - Sản xuất, xuất - nhập khẩu, mua bán, vận chuyển, tàng trữ pháo hoa và các dịch vụ liên quan đến pháo hoa; - Truyền tải, điều độ hệ thống điện quốc gia… Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 01/10/2017. Quyết định số 1191/QĐ-TTg Ngày 14/8/2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1191/QĐ-TTg phê duyệt Lộ trình phát triển thị trường trái phiếu giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Theo Báo Chính phủ ngày 15/8, Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Lộ trình phát triển thị trường trái phiếu giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030. - Phấn đấu đưa dư nợ thị trường trái phiếu đạt khoảng 45% GDP vào năm 2020 và khoảng 65% GDP vào năm 2030, trong đó dư nợ thị trường TPCP, TPCP bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương đạt khoảng 38% GDP vào năm 2020 và khoảng 45% GDP vào năm 2030, dư nợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp đạt khoảng 7% GDP vào năm 2020 và khoảng 20% GDP vào năm 2030. - Phấn đấu kỳ hạn bình quân danh mục phát hành TPCP trong nước giai đoạn 2017 - 2020 đạt 6 - 7 năm; giai đoạn 2021 - 2030 đạt 7 - 8 năm. Tăng khối lượng giao dịch TPCP, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương bình quân phiên lên mức 1% dư nợ trái phiếu niêm yết vào năm 2020 và 2% dư nợ trái phiếu niêm yết vào năm 2030; tăng tỷ trọng trái phiếu chính phủ do các công ty bảo hiểm, bảo hiểm xã hội, quỹ hưu trí, quỹ đầu tư và các tổ chức tài chính phi ngân hàng nắm giữ lên mức 50% năm 2020 và mức 60% vào năm 2030. |
Nhận định chuyên gia |
Báo điện tử Frontera của Italy đăng bài viết với tiêu đề “Vị trí của Việt Nam trong Thế kỷ châu Á”: Việt Nam hiện có nhiều nhà máy hoạt động, tầng lớp trung lưu ngày càng gia tăng và đang nổi lên như là một “điều diệu kỳ” của châu Á. Với vị trí chiến lược quan trọng, dân số gần 100 triệu người, lực lượng lao động có trình độ văn hóa cao, tầng lớp tiêu dùng năng động ưa thích ứng dụng công nghệ mới, Việt Nam có thể sẽ tiếp tục có bước nhảy vọt hướng tới địa vị một nước phát triển. (Theo TTXVN ngày 13/8) |