Kinh tế - tài chính trong nước tuần từ 19-24/9/2016
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VIỆT NAM |
Nội dung |
Tổng cung |
|
Tăng trưởng |
Việt Nam sẽ có sự vượt trội về tốc độ tăng trưởng GDP ở khu vực ASEAN với mức tăng trưởng 6,5% trong năm 2016 và 7% năm 2017, nhờ sản xuất công nghiệp tăng trưởng mạnh, FDI tiếp tục “chảy” vào Việt Nam; các tác động tích cực từ việc ký kết, thực thi các hiệp định thương mại tự do mới. (Theo Báo cáo “Tiêu điểm kinh tế: Khu vực Đông Nam Á quý III” do Viện Kế toán Công chứng Vương quốc Anh và xứ Wales phối hợp với Oxford Economics thực hiện) |
Sản xuất nông nghiệp |
Trong những năm qua, cơ giới hóa nông nghiệp có bước phát triển nhanh về số lượng và loại máy nông nghiệp. Mức độ cơ giới hóa tăng, đạt tỷ lệ 93% ở khâu làm đất, 30% khâu gieo cấy, 65% khâu chăm sócva 42% khâu thu hoạch lúa... Tuy nhiên, Việt Nam phải nhập khẩu hơn 70% máy móc thiết bị nông nghiệp, chủ yếu từ Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan... (Theo Viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 22/9) |
Quỹ bình ổn - Giá xăng dầu |
Từ 15h00ngày 20/9, giá xăng khoáng RON 92 tăng 156 đồng/lít; xăng E5 tăng 145 đồng/lít; dầu mazút 3,5S tăng 4 đồng/kg; dầu diesel 0,05S giảm 133 đồng/lít; dầu hỏa giảm 99 đồng/lít. Mức chi quỹ bình ổn áp dụng cho hai mặt hàng xăng Ron 92 và xăng E5 vẫn giữ ở mức 300 đồng/lít, không đổi so với kỳ công bố ngày 05/9. Như vậy, sau khi áp dụng quỹ bình ổn, giá các loại xăng, dầu sẽ có mức trần như sau: Xăng RON 92 là 16.232 đồng/lít, xăng E5 là 15.981 đồng/lít, dầu diesel 0,05S là 12.255 đồng/lít; dầu hỏa là 10.886 đồng/lít và dầu mazút là 9.343 đồng/kg. Đây là lần tăng giá xăng thứ ba kể từ ngày 19/8. (Theo quyết định của liên Bộ Công Thương - Tài chính) |
Trước thời điểm điều chỉnh giá xăng dầu (15 giờ ngày 20/9), ước quỹ bình ổn giá (BOG) của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam còn dư 1.678 tỷ đồng, tăng 48 tỷ đồng so với thời điểm công bố mới nhất ngày 05/9 là 1.630 tỷ đồng; tăng 163 tỷ đồng so với ngày 19/8 là 1.515 tỷ đồng. (Theo Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam - Petrolimex) |
|
Doanh nghiệp |
Sau một năm thực thi Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư mới (có hiệu lực từ ngày 01/7/2015), số doanh nghiệp đăng ký và thành lập mới tăng đột biến, cho thấy những điểm mới của hai luật trên bước đầu đã có hiệu quả. Theo đó, cả nước có hơn 105.975 doanh nghiệp được thành lập mới, tăng 27,8% so với cùng giai đoạn 01/7/2014 - 01/7/2015; số vốn đăng ký mới đạt 767.900 tỷ đồng, tăng 42%; bình quân vốn là 7,25 tỷ đồng/doanh nghiệp, tăng 11%. (Theo Cục Quản lý đăng ký kinh doanh,Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 20/9) |
Tính đến tháng 9/2016, số lượng doanh nghiệp bán hàng đa cấp có giấy chứng nhận đang hoạt động tại Việt Nam là 50 doanh nghiệp, giảm 17 doanh nghiệp so với năm 2015, đạt tổng doanh thu 4.000 tỷ đồng, trong đó khối có vốn đầu tư nước ngoài đạt khoảng 1.800 tỷ đồng (chiếm 45% thị phần), khối doanh nghiệp trong nước khoảng 2.200 tỷ đồng (55% thị phần). (Theo Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương ngày 19/9) |
|
Ngày 20/9, sau hơn 3 năm xây dựng và đi vào hoạt động thử, Công ty TNHH Unisoll Vina thuộc Tập đoàn May mặc Hansoll Textile của Hàn Quốc có tổng vốn đầu tư 50 triệu USD đã tổ chức lễ khánh thành tại khu công nghiệp Giao Long, huyện Châu Thành, Bến Tre. Đến nay, công ty đã xây dựng xong 4 nhà xưởng, gồm 96 dây chuyền may với 5.500 công nhân làm việc, sản xuất 4 triệu sản phẩm may mặc/năm. Dự kiến đến năm 2018, công ty sẽ hoàn thành 10 nhà xưởng, gồm 236 dây chuyền may, lượng công nhân sử dụng trên 16.000 người, sản xuất 16 triệu sản phẩm/năm. (Theo Thông tấn xã Việt Nam ngày 20/9) |
|
Theo thống kê của Tổ chức GSMA Intelligence thuộc Hiệp hội Thông tin di động thế giới (GSMA), Viettel đã chính thức đạt mốc 90 triệu thuê bao và thuộc nhóm 30 tập đoàn viễn thông có số lượng khách hàng cao nhất thế giới. Tính đến giữa tháng 9/2016, tổng số khách hàng của Viettel tại 9 thị trường nước ngoài (Lào, Campuchia, Đông Timor, Cameroon, Haiti, Mozambique, Burundi, Peru, Tanzania) đạt 26 triệu thuê bao, số còn lại là lượng thuê bao tại Việt Nam. (Theo Tập đoàn Viễn thông Quân đội - Viettel ngày 21/9) |
|
Tổng cầu |
|
Xuất nhập khẩu |
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước 8 tháng năm 2016 đạt 223,55 tỷ USD, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó xuất khẩu đạt 113,21 tỷ USD, tăng 6,4% và nhập khẩu là 110,34 tỷ USD, tăng 0,3%. Cán cân thương mại hàng hóa cả nước 8 tháng năm 2016 thặng dư 2,87 tỷ USD. (Theo Tổng cục Hải quan) |
Trong 8 tháng đầu năm 2016, xuất khẩu gạo đạt 3,3 triệu tấn (trị giá 1,4 tỷ USD), giảm gần 14% về số lượng và 10% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015, chủ yếu do áp lực cạnh tranh từ Thái Lan, Myanmar, Pakistan, Ấn Độ… Do đó, VFA đã phải điều chỉnh giảm chỉ tiêu xuất khẩu gạo năm 2016 từ 6,5 triệu tấn xuống còn 5,65 triệu tấn. (Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam - VFA) |
|
Trong 8 tháng đầu năm 2016, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam chỉ đạt 18,7 tỷ USD, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2015, trong khi các năm trước tăng trưởng bình quân khoảng 10%. Đây là mức tăng trưởng thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây, do nhu cầu của thị trường thế giới giảm khiến nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất. (Theo Hiệp hội Bông sợi Việt Nam ngày 20/9) |
|
Trong 8 tháng năm 2016: - Sản xuất thép đạt hơn 11,5 triệu tấn, tăng 29% so với cùng kỳ năm 2015;tiêu thụ hơn 9,5 triệu tấn, tăng hơn 29%. - Xuất khẩu các sản phẩm thép đạt hơn 1,77 triệu tấn, tăng hơn 49%, trong đó mặt hàng xuất khẩu nhiều nhất vẫn là tôn mạ kim loại và sơn phủ màu với hơn 821.000 tấn, tăng 44% so với cùng kỳ 2015; tiếp theo là thép cán nguội gần 502.000 tấn, tăng 78%; thép xây dựng hơn 369.000 tấn, tăng 60% so với cùng kỳ năm 2015. - Nhập khẩu sắt thép các loại đạt 12,357 triệu tấn, trị giá 5,129 tỷ USD, tăng 24,9% về lượng nhưng giảm 0,4% về giá trị. Trong đó, Việt Nam nhập khẩu sắt thép nhiều nhất từ thị trường Trung Quốc với 7,296 triệu tấn, trị giá 2,861 tỷ USD, tiếp đến là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan. Đáng chú ý là, nhập khẩu sắt thép từ Nga tăng mạnh với 468.552 tấn, trị giá 139,710 triệu USD, tăng 187% về lượng và 252% về giá trị, chủ yếu do Việt Nam đang áp dụng biện pháp tự vệ với một số sản phẩm thép (phôi thép, thép dài, thép mạ) nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc nên doanh nghiệp chuyển sang nhập khẩu từ các thị trường khác. (Theo Theo Tổng cục Hải quan và Hiệp hội Thép Việt Nam - VSA) |
|
Trong 8 tháng đầu năm 2016, tổng kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Malaysia đạt 5,327 tỷ USD, tăng 1,4% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Malaysia đạt 1,998 tỷ USD, giảm 19,7% và nhập khẩu của Việt Nam từ Malaysia 3,329 tỷ USD, tăng 20,4%. Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang Malaysia như điện thoại và linh kiện, máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện, thủy tinh và các sản phẩm, cao su, sắt thép… (Theo Tổng cục Hải quan Việt Nam) |
|
Theo Quy hoạch phát triển ngành bia, rượu, nước giải khát Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 do Bộ Công Thương ban hành, có hiệu lực từ ngày 12/9/2016, đến năm 2020, cả nước sẽ sản xuất khoảng 4,1 tỷ lít bia; 350 triệu lít rượu (trong đó rượu sản xuất công nghiệp chiếm 35%); 6,8 tỷ lít nước giải khát; kim ngạch xuất khẩu đạt 450 triệu USD. Năm 2025, sản lượng bia sẽ tăng lên 4,6 tỷ lít, rượu vẫn ở mức 350 triệu lít (trong đó rượu sản xuất công nghiệp chiếm 40%); 9,1 tỷ lít nước giải khát; kim ngạch xuất khẩu đạt 600 triệu USD. Đến năm 2035, Việt Nam đặt mục tiêu sản xuất khoảng 5,5 tỷ lít bia; 350 triệu lít rượu (trong đó rượu sản xuất công nghiệp chiếm 50%); 15,2 tỷ lít nước giải khát; kim ngạch xuất khẩu đạt 900 triệu USD. Giá trị sản xuất của toàn ngành đến các năm 2020, 2025 và 2035 lần lượt đạt: 90.500 tỷ đồng, 113.540 tỷ đồng và 167.920 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng của toàn ngành bình quân giai đoạn 2016 - 2020 là 5,8%/năm; giai đoạn 2021 - 2025 là 4,6 %/năm và giai đoạn 2026 - 2035 là 4%/năm. (Theo Bộ Công Thương) |
|
Trong 8 tháng đầu năm 2016, Việt Nam đã nhập khẩu hơn 9,7 triệu tấn than, trị giá hơn 600 triệu USD. Trong đó Nga tiếp tục là thị trường Việt Nam nhập khẩu than nhiều nhất với 2,8 triệu tấn; tiếp đến là Indonesia với 1,8 triệu tấn; Trung Quốc là 1,4 triệu tấn. Dự báo nhu cầu nhập khẩu than dành cho sản xuất của các nhà máy nhiệt điện, luyện gang thép, xi măng… sẽ ngày càng tăng, do nhu cầu than tiêu thụ trong nước sẽ gấp đôi so với sản lượng sản xuất trong nước, khoảng 112,3 triệu tấn vào năm 2020 và tăng lên 220,3 triệu vào 2030. (Theo Tổng cục Hải quan) |
|
Cân đối vĩ mô |
|
Tín dụng |
Trong 8 tháng năm 2016, VAMC mua khoảng 7.400 tỷ đồng của 12 tổ chức tín dụng (trong khi kế hoạch năm 2016 là mua 40.000 tỷ đồng); thu hồi nợ, bán nợ, bán tài sản đảm bảo mới khoảng 12.000 tỷ đồng, chưa đạt 50% kế hoạch năm (30.000 tỷ đồng). Trong thời gian tới, VAMC sẽ sử dụng vốn điều lệ được cấp là 2.000 tỷ đồng mua nợ theo giá thị trường; đến năm 2017 sẽ xây dựng đề án huy động vốn hoặc phát hành trái phiếu mua nợ theo giá thị trường. (Theo Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng - VAMC) |
Tổng dư nợ 12 chương trình tín dụng chính sách tại vùng Tây Bắc tính đến cuối năm 2015 đạt 32.194 tỷ đồng, tăng 13.879 tỷ đồng so với cuối năm 2010. Trong giai đoạn 2011 - 2015, tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân đạt 10,3%/năm (bình quân toàn quốc tăng 9,8%). Vốn tín dụng chính sách đầu tư tại khu vực Tây Bắc đã góp phần giúp trên 318.000 hộ vượt qua ngưỡng nghèo và thu hút, tạo việc làm mới cho gần 114.000 lao động, trong đó gần 6.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài. (Theo Ngân hàng Chính sách xã hội ngày 21/9/2016) |
|
Lãi suất |
Trạng thái dư thừa vốn trong hệ thống ngân hàng tiếp tục diễn ra và lãi suất tín phiếu giảm sâu, do cầu vốn từ trái phiếu chính phủ giảm bớt khiến. Tính đến ngày 21/9: - Lãi suất tín phiếu Ngân hàng Nhà nước kỳ hạn 14 ngày giảm xuống 0,35%/năm, từ các mức 1,5%/năm; dưới 1%/năm; dưới 0,5%/năm; 0,38%/năm ( tháng 6/2016). - Lãi suất qua đêm trên thị trường liên ngân hàng xoay quanh mức 0,48%/năm, 1 tuần là 0,52%/năm, 2 tuần là 0,74%/năm… (Theo Trung tâm Nghiên cứu kinh tế Maritime Bank) |
Giá vàng |
Trong tuần qua, với 3 ngày tăng và 3 ngày giảm giá, giá vàng SJC đã tăng tổng cộng 130 - 140 nghìn đồng/lượng. Trong phiên giao dịch cuối tuần (ngày 24/9), giá vàng miếng SJC được niêm yết tại một số doanh nghiệp kinh doanh vàng: - Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn: Tại thành phố Hồ Chí Minh là 36,09 - 36,33 triệu đồng/lượng; tại Hà Nội là 36,09 - 36,35 triệu đồng/lượng, giảm 20 nghìn đồng/lượng chiều mua vào và giảm 30 nghìn đồng/lượng chiều bán ra so với sáng ngày 23/8. - Bảo Tín Minh Châu: 36,25 - 36,29 triệu đồng/lượng, giảm 30 nghìn đồng/lượng chiều mua vào và giảm 40 nghìn đồng/lượng chiều bán ra so với sáng ngày 12/8. |
Tỷ giá |
Tính chung tuần qua, tỷ giá trung tâm đã giảm 11 đồng với 1 ngày tăng giá, 3 ngày giảm giá và 2 ngày giá không đổi. Trong phiên giao dịch cuối tuần (ngày 24/9), tỷ giá trung tâm là 21.942 VND/USD, tỷ giá USD tại một số ngân hàng thương mại không thay đổi với so với sáng ngày 23/9: - Vietcombank, Vietinbank và BIDV: 22.270 - 22.340 VND/USD. - DongABank, ACB và Eximbank: 22.280 - 22.340 VND/USD. - Techcombank: 22.250 - 22.355 VND/USD. |
Thị trường tài sản |
|
Trái phiếu |
Tính đến hết ngày 21/9, Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã hoàn thành kế hoạch phát hành trái phiếu chính phủ cả năm 2016 với khối lượng huy động đạt 250.320 tỷ đồng. (Theo Trung tâm Nghiên cứu kinh tế Maritime Bank) |
Trong tuần qua, HNX đã tổ chức 1 phiên đấu thầu TPCP do KBNN phát hành vào ngày 21/9, với tổng khối lượng gọi thầu 1.000 tỷ đồng, loại kỳ hạn 10 năm (1.000 tỷ đồng). Huy động được 1.000 tỷ đồng (100%) với lãi suất trúng thầu 6,5%/năm. Tính chung từ đầu năm đến ngày 23/9/2016, KBNN đã huy động thành công hơn 240.265tỷ đồng TPCP. |
|
Cổ phiếu |
Trong tuần từ 19 - 23/9/2016, hai chỉ số VN-Index và HNX-Index đều tăng điểm 5 phiên liên tiếp. Đóng góp cho đà tăng trong tuần được ghi nhận ở nhóm bluechips: VNM, VCB, GAS, VIC, MSN, BVH. Tính chung cả tuần: - VN-Index tăng 22,78 điểm (3,5%) lên 674,09 điểm. So với tuần trước tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt141,01triệu đơn vị/phiên, tăng16,5%; tổng giá trị giao dịch bình quân đạt3,341.12tỷ đồng, tăng27,6%. - HNX-Index tăng 0,96 điểm (1,16%) lên 83,32 điểm. So với tuần trước tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt39,28 triệu đơn vị/phiên, giảm9,45%; tổng giá trị giao dịch bình quân đạt513,22tỷ đồng, tăng2,3%. |
Trong tuần qua, lực cầu gia tăng mạnh giúp thị trường chứng khoán khởi sắc, 5 phiên tăng điểm liên tiếp trên cả hai sàn. Trong đó, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng sau tuần bán ròng kỷ lục bởi kỳ tái cơ cấu danh mục của các quỹ ETF. MSN là cổ phiếu được mua ròng mạnh nhất với khối lượng 5,97 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị lên tới 445,42 tỷ đồng. Tổng cộng trên hai sàn,khối ngoại đã mua ròng hơn 7,934 triệu đơn vị với tổng giá trị 418,62 tỷ đồng; trong khi tuần trước đó bán ròng kỷ lục 110,14 triệu đơn vị, trị giá 1.984,87 tỷ đồng. - HOSE:Khối ngoại tiếp tục thực hiện 2 phiên bán ròng vào đầu tuần và 3 phiên mua ròng vào cuối tuần, tổng cộng đã mua ròng 7,26 triệu đơn vị, với tổng giá trị 402,59 tỷ đồng, trong khi tuần trước bán ròng 93,38 triệu đơn vị, giá trị 1.948,47 tỷ đồng. - HNX: Nhà đầu tư nước ngoài có 4 phiên mua ròng và 1 phiên bán ròng duy nhất vào giữa tuần ngày 21/9, tổng cộng đã mua ròng 674.542 đơn vị, giá trị tương ứng 16,03 tỷ đồng, trong khi tuần trước đó bán ròng 16,76 triệu đơn vị, giá trị 36,4 tỷ đồng. |
|
Đàm phán - Ký kết |
Ngân hàng Bưu điện Liên Việt và Quỹ Đầu tư Phát triển Liên Hợp quốc Ngày 16/9/2016, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) và Quỹ Đầu tư Phát triển Liên Hợp quốc (UNCDF) ký kết thỏa thuận tài trợ cho dự án “Ví Việt - giải pháp thanh toán toàn diện cho phụ nữ Việt Nam”, trị giá 325.000 USD (khoảng 7,26 tỷ đồng), nhằm cung cấp các dịch vụ thanh toán, sản phẩm ngân hàng thông qua Ví Việt để gia tăng cơ hội tiếp cận dịch vụ tài chính ngân hàng cho phụ nữ Việt Nam… Dự kiến trong 2 năm (từ tháng 9/2016 đến hết tháng 8/2018), Dự án sẽ được triển khai trên phạm vi 10 tỉnh thành, gồm Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Phòng, Nghệ An, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đồng Nai; sẽ có tối thiểu 500.000 phụ nữ sử dụng Ví Việt; có 2.500 điểm chấp nhận Ví Việt do người phụ nữ làm chủ sẽ được phát triển mới. Ví Việt (tên gọi tắt của thẻ phi vật lý Ví Việt) được LienVietPostBank nghiên cứu, phát triển và phát hành cho chủ thẻ Ví Việt để giao dịch thông qua điện thoại di động, máy tính bảng, máy tính để bàn có kết nối internet.
Việt Nam và Nhật Bản Theo tờ Nikkei, trong tháng 10/2016, Công ty Kajima (Nhật Bản) và Công ty Indochina Capital có trụ sở tại Hà Nội sẽ thành lập liên doanh ICC - Kajima Development, tập trung vào các hoạt động phát triển và đầu tư bất động sản tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Các dự án liên doanh phát triển có tổng vốn đầu tư từ 2 - 10 tỷ yên (tương đương 19,5 - 97,7 triệu USD) cho mỗi dự án, bao gồm các lĩnh vực: Khách sạn, căn hộ dịch vụ và văn phòng cho thuê… Kajima đã bắt đầu tham gia vào thị trường Việt Nam từ năm 1994 thông qua việc thực hiện một dự án khách sạn. Kajima hiện đã phát triển lĩnh vực bất động sản tại 4 nước Đông Nam Á, trong đó có Indonesia. |
Chính sách |
Ngày 01/9/2016, Chính phủ đã ban hành 9 nghị định về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặt biệt của Việt Nam để thực hiện 9 hiệp định thương mại tự do giai đoạn 2016 - 2018, gồm: 1. Nghị định số 124/2016/NĐ-CP về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện Hiệp định Thương mại song phương giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào; 2. Nghị định số 125/2016/NĐ-CP về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nhật Bản về đối tác kinh tế giai đoạn 2016 - 2019; 3. Nghị định số 126/2016/NĐ-CP về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Ấn Độ giai đoạn 2016 - 2018; 4. Nghị định số 127/2016/NĐ-CP về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định thành lập Khu vực Thương mại tự do ASEAN - Australia - New Zealand giai đoạn 2016 - 2018; 5. Nghị định số 128/2016/NĐ-CP về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Trung Quốc giai đoạn 2016 - 2018; 6. Nghị định số 129/2016/NĐ-CP về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN giai đoạn 2016 - 2018; 7. Nghị định số 130/2016/NĐ-CP về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN - Hàn Quốc giai đoạn 2016 - 2018. 8. Nghị định số 131/2016/NĐ-CP về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 2016 - 2018. 9. Nghị định số 132/2016/NĐ-CP về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Chi Lê giai đoạn 2016 - 2018. Các nghị định này đều có hiệu lực thi hành từ ngày 01/9/2016. |