Lạm phát của Eurozone tăng sát mức mục tiêu 2% của ECB
Theo số liệu chính thức được công bố ngày 31/8, lạm phát Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã tăng lên sát với mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) trong tháng 8, qua đó thể hiện sự phục hồi của kinh tế khu vực.
Số liệu mới nhất sẽ củng cố thêm hy vọng rằng bất chấp những bất ổn liên quan đến việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (hay còn gọi là Brexit), Eurozone vẫn đang phục hồi từ cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất bùng phát từ năm 2008.
Giá tiêu dùng của Eurozone tăng 1,5%, làm dấy lên đồn đoán rằng ECB sẽ rút lại chính sách nới lỏng tiền tệ nhằm ứng phó với khủng hoảng tài chính này do đà phục hồi của khu vực đã tăng tốc.
Chuyên gia Kinh tế Jennifer McKeown nhận định số liệu trên cho thấy chính sách hỗ trợ mạnh mẽ của ECB đã không còn quá cần thiết.
ECB đã áp dụng mức lãi suất ở mức thấp kỷ lục, cấp các khoản cho vay giá rẻ cho các ngân hàng, triển khai việc mua lại trái phiếu trị giá 2.300 tỷ euro nhằm thúc đẩy tăng trưởng và tăng lãi suất.
Theo kế hoạch, ECB sẽ mua lại số trái phiếu trị giá 60 tỷ euro/tháng cho đến cuối năm nay.
Tuy nhiên, trong bối cảnh lạm phát lõi vẫn giữ nguyên ở mức 1,2%, cao hơn so với những năm qua, các chuyên gia kỳ vọng ngân hàng sẽ bắt đầu giảm bớt việc mua lại tài sản, hay gọi là chương trình nới lỏng định lượng (QE) vào năm tới.
Trong khi đó, Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) cho biết tỷ lệ thất nghiệp của Eurozone vẫn ổn định ở mức 9,1%, mức thấp nhất kể từ tháng 2/2009.
Tỷ lệ này ở Pháp và Italy đã tăng lên trong tháng trước, trong khi con số này lại giảm ở Đức. Tỷ lệ thất nghiệp cao nhất là ở Hy Lạp với 21,7% trong khi tại Tây Ban Nha là 17,1%.
Tỷ lệ thất nghiệp của toàn bộ Liên minh châu Âu (EU) vẫn giữ nguyên ở mức 7,7%, mức thấp nhất của khối này kể từ tháng 12/2008.
Đáng chú ý, sau khi điều chỉnh các yếu tố thời vụ, tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 8 của Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, là 5,7% - một mức thấp kỷ lục.
Đa số các nhà kinh tế đều cho rằng kinh tế Đức sẽ tăng trưởng ổn định đến cuối năm nay. Người đứng đầu Cơ quan Lao động Liên bang Đức (BA) khẳng định việc làm vẫn đang tăng trưởng mạnh và nhu cầu tuyển lao động của các công ty vẫn ở mức cao. Số người thất nghiệp tại Đức trong tháng 8 đã giảm 5.000 người xuống 2,5 triệu người.
Giá tiêu dùng của Eurozone tăng 1,5%, làm dấy lên đồn đoán rằng ECB sẽ rút lại chính sách nới lỏng tiền tệ nhằm ứng phó với khủng hoảng tài chính này do đà phục hồi của khu vực đã tăng tốc.
Chuyên gia Kinh tế Jennifer McKeown nhận định số liệu trên cho thấy chính sách hỗ trợ mạnh mẽ của ECB đã không còn quá cần thiết.
ECB đã áp dụng mức lãi suất ở mức thấp kỷ lục, cấp các khoản cho vay giá rẻ cho các ngân hàng, triển khai việc mua lại trái phiếu trị giá 2.300 tỷ euro nhằm thúc đẩy tăng trưởng và tăng lãi suất.
Theo kế hoạch, ECB sẽ mua lại số trái phiếu trị giá 60 tỷ euro/tháng cho đến cuối năm nay.
Tuy nhiên, trong bối cảnh lạm phát lõi vẫn giữ nguyên ở mức 1,2%, cao hơn so với những năm qua, các chuyên gia kỳ vọng ngân hàng sẽ bắt đầu giảm bớt việc mua lại tài sản, hay gọi là chương trình nới lỏng định lượng (QE) vào năm tới.
Trong khi đó, Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) cho biết tỷ lệ thất nghiệp của Eurozone vẫn ổn định ở mức 9,1%, mức thấp nhất kể từ tháng 2/2009.
Tỷ lệ này ở Pháp và Italy đã tăng lên trong tháng trước, trong khi con số này lại giảm ở Đức. Tỷ lệ thất nghiệp cao nhất là ở Hy Lạp với 21,7% trong khi tại Tây Ban Nha là 17,1%.
Tỷ lệ thất nghiệp của toàn bộ Liên minh châu Âu (EU) vẫn giữ nguyên ở mức 7,7%, mức thấp nhất của khối này kể từ tháng 12/2008.
Đáng chú ý, sau khi điều chỉnh các yếu tố thời vụ, tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 8 của Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, là 5,7% - một mức thấp kỷ lục.
Đa số các nhà kinh tế đều cho rằng kinh tế Đức sẽ tăng trưởng ổn định đến cuối năm nay. Người đứng đầu Cơ quan Lao động Liên bang Đức (BA) khẳng định việc làm vẫn đang tăng trưởng mạnh và nhu cầu tuyển lao động của các công ty vẫn ở mức cao. Số người thất nghiệp tại Đức trong tháng 8 đã giảm 5.000 người xuống 2,5 triệu người.