Luật Hải quan (sửa đổi): Đổi mới toàn diện hoạt động hải quan
(Tài chính) Theo đánh giá của Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý, dự thảo Luật Hải quan (sửa đổi) là một dự án Luật quan trọng, có các quy định tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế trong nước và quá trình hội nhập quốc tế.
Phóng viên: Thưa ông, ông có tán thành với quan điểm và mục tiêu khi xây dựng Luật Hải quan sửa đổi của Bộ Tài chính đã đề ra?
Pháp luật của Quốc hội
Phan Trung Lý
Vì vậy, bên cạnh yêu cầu đổi mới toàn diện hoạt động hải quan, hiện đại hóa hải quan và đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính cần kết hợp yêu cầu nội luật hóa quy định của các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Việc sửa đổi luật cũng bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật, bảo đảm tính chặt chẽ nhằm phục vụ yêu cầu đấu tranh phòng, chống các hành vi gian lận, trốn thuế làm thất thoát ngân sách Nhà nước; hạn chế tình trạng nhũng nhiễu, hạch sách, tham ô, tham nhũng trong quá trình nhập khẩu, xuất khẩu hàng hóa.
Trong quá trình soạn thảo, cơ quan soạn thảo đã tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm, lấy ý kiến của nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (DN), hiệp hội, các chuyên gia, các nhà khoa học và các cá nhân có liên quan về dự án Luật; tập hợp các văn bản quy phạm pháp luật và các quy định trong các điều ước có liên quan, tham khảo kinh nghiệm, pháp luật của một số nước. Về cơ bản, cơ quan soạn thảo đã thực hiện đầy đủ các bước theo đúng quy trình xây dựng luật; hồ sơ dự án Luật được chuẩn bị đầy đủ, công phu, nghiêm túc, Ủy ban Pháp luật đã thẩm tra, trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6 này.
Ông đánh giá như thế nào về nội dung cải cách thủ tục hải quan, hiện đại hóa quản lý hải quan, nội luật hóa các cam kết quốc tế đáp ứng yêu cầu hội nhập và tạo thuận lợi cho các hoạt động xuất nhập khẩu?
Những đổi mới về Hải quan trong Luật là rất mạnh mẽ. Đổi mới để phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế đất nước, phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay và trong giai đoạn tới.
Tôi cho rằng, các nội dung sửa đổi, bổ sung lần này là rất kịp thời và cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu nội luật hóa các quy định trong Công ước Kyoto của Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO), đồng thời đáp ứng được yêu cầu hiện đại hóa công tác quản lý trong lĩnh vực hải quan, phù hợp với điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, đồng thời phù hợp với các quy định pháp luật về thuế của nước ta.
Trong các nội dung đó có những nội dung rất đáng lưu ý như việc bổ sung quy định về quản lý rủi ro trong hoạt động hải quan, hoặc quy định về hồ sơ hải quan theo hướng giảm bớt giấy tờ phải nộp không cần thiết cho cá nhân, tổ chức khi làm thủ tục hải quan. Đối với các chứng từ khác thuộc hồ sơ hải quan (hóa đơn thương mại, chứng từ vận tải, hợp đồng mua bán hàng hóa, giấy phép xuất nhập khẩu hoặc kết quả kiểm tra chuyên ngành), cũng như việc bổ sung quy định của dự thảo về xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan.
Vậy với việc đổi mới mạnh mẽ về cách quản lý hải quan thì việc xây dựng bộ máy tổ chức của ngành Hải quan cũng cần đồng bộ. Ông nhận xét thế nào về nhóm vấn đề liên quan đến kiện toàn hệ thống tổ chức hải quan được quy định tại dự thảo Luật Hải quan (sửa đổi)?
Dự thảo Luật đã bỏ cụm từ “tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương” tại Điểm b Khoản 1 Điều 13 Luật Hải quan hiện hành. Theo đó, Cục Hải quan có thể được tổ chức để phụ trách địa bàn 1 tỉnh hoặc nhiều tỉnh, cá biệt cũng có thể tổ chức một số Cục Hải quan trong cùng 1 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Việc cải cách hệ thống tổ chức hải quan nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập kinh tế quốc tế là cần thiết. Tuy nhiên, cần quy định cụ thể hơn để tránh tình trạng phình bộ máy và biên chế.
Mặt khác, theo Báo cáo tổng kết thi hành Luật Hải quan thì "hệ thống tổ chức, bộ máy của ngành Hải quan đã được thiết lập tương đối phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của công tác quản lý hải quan trong thực tế. Cơ quan Hải quan các cấp được quản lý, điều hành theo nguyên tắc tập trung, thống nhất, nguyên tắc quản lý nhà nước theo ngành và theo lãnh thổ".
Với quy định sửa đổi hệ thống tổ chức hải quan theo khu vực thì có ảnh hưởng đến nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ như đã nêu trong Tờ trình hay không? Vì vậy, cần tiếp tục nghiên cứu tổng kết để xây dựng các quy định có tính chất nguyên tắc làm căn cứ để tổ chức bộ máy được xây dựng dựa trên yêu cầu, khối lượng công việc, quy mô, tính chất hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu theo đặc thù địa bàn, điều kiện kinh tế - xã hội, trên cơ sở đó mới có căn cứ để Quốc hội xem xét, quyết định.
Xin trân trọng cảm ơn ông!