M&A khách sạn, khu nghỉ dưỡng: Không bây giờ thì bao giờ?
Làn sóng COVID-19 lần thứ tư đã mang lại nhiều thách thức cho phân khúc khách sạn, nghỉ dưỡng tại Việt Nam. Tuy nhiên, thị trường ghi nhận hoạt động M&A từ các đơn vị quốc tế sẽ sớm được tiến hành.
Thị trường khách sạn tại Việt Nam cũng giống như tất cả các thị trường trên toàn cầu, đều chịu những tổn thất nặng nề đến hoạt động kinh doanh trong thời gian qua.
Có thể chia mô khách sạn hiện nay thành hai phân khúc chủ đạo là Khách sạntrong thành phố chuyên để phục vụ cho khách doanh nhân và các biệt thự, resort nghỉ dưỡng. Cùng với sự hạn chế tối đa việc di chuyển bằng đường hàng không và việc đóng cửa biên giới, tại Việt Nam hiện nay nguồn cầu từ khách du lịch quốc tế thực sự bằng không.
Mặc dù vậy, công suất cho thuê của các khách sạn trong thành phố ở cả 2 thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh đã tăng khoảng 6% so với cùng kỳ năm ngoái, đi cùng với đó là sự cải thiện về giá phòng là do các khách sạn hiện đã được sử dụng làm các cơ sở cách ly. Trong giai đoạn khó khăn này, cũng có khá nhiều khu nghỉ dưỡng đã tương đối được hưởng lợi từ hoạt động cách ly này.
Sóng ngầm M&A
Trước thời điểm xảy ra đại dịch và giữa các đợt sóng COVID tại Việt Nam, hoạt động kinh doanh của ngành du lịch trong nước luôn nằm trong trạng thái cao điểm. Các khu nghỉ dưỡng và khách sạn mới được khai trương hàng loạt, các hãng hàng không bùng nổ và bất động sản khách sạn nghỉ dưỡng là loại hình tài sản được giới đầu tư yêu thích.
Một trong những chìa khoá thành công của thị trường khách sạn du lịch tại Việt Nam là việc tập trung rất tốt tới nhóm đối tượng khách du lịch trong nước. Trong khi đó, các địa điểm du lịch khác như Thái Lan vốn dĩ luôn dựa nhiều vào khách du lịch quốc tế, nên sẽ chịu nhiều thiệt hại hơn do phụ thuộc nhiều vào khách quốc tế do những tác động của đại dịch Covid-19 gây ra.
Nhìn chung, du lịch khách sạn là một ngành kinh tế dịch vụ có ảnh hưởng sâu rộng và mang lại nhiều lợi ích kinh tế sâu rộng cho rất nhiều ngành nghề khác trong xã hội. Ở một số nền kinh tế tập trung khai thác đối tượng khách hàng chủ lực là khách hàng nước ngoài như Thái Lan, Singapore và Philippines thì đóng góp vào Tổng sản phẩm nội địa (GDP) từ du lịch cũng rất cao. Ở những nước này, các ngành liên quan như bán hàng miễn thuế, thời trang, khách sạn- nhà hàng- ăn uống (HORECA)… cũng vì thế mà chịu nhiều thiệt hại hơn ở Việt Nam.
Trong khi có một số giao dịch chủ chốt về mua bán các khách đang được tiến hành, các khách sạn lớn thuộc quyền sở hữu của các chủ đầu tư có tiềm lực tài chính vững mạnh, cùng với sự quản lý của các đơn vị quốc tế vẫn được duy trì hoạt động kinh doanh ổn định mà không áp dụng các phương án giảm giá sâu.
Trong những trường hợp này, các nhà đầu tư và nhà điều hành có cơ hội đầu tư dài hạn hơn, có thể vượt qua đại dịch với nguồn vốn ổn định để chờ tới khi khách sạn của họ có thể mở cửa trở lại. Tuy nhiên, đối với những khách sạn quy mô nhỏ có số lượng tương đối áp đảo tại thị trường Việt Nam, các chủ sở hữu và nhà điều hành phụ thuộc rất lớn vào nguồn vốn lưu động thông qua doanh thu của khách sạn.
Chính vì vậy, đối tượng này đang gặp không ít khó khăn trong giai đoạn đại dịch, từ đó sẽ phải tìm kiếm cho mình những lối thoát. Trước khi đại dịch xảy ra, thị trường bất động sản khách sạn nghỉ dưỡng tại Việt Nam phát triển tương đối vững chắc, vì vậy lúc này chúng ta có thể thấy các hoạt động M&A từ các đơn vị đầu tư quốc tế sẽ sớm được tiến hành.
Thị trường sẽ phục hồi mạnh mẽ
Điều quan trọng đối với các chủ doanh nghiệp đầu tư và kinh doanh bất động sản khách sạn nghỉ dưỡng, để có thể tồn tại và thích ứng trong bối cảnh mới xác định được rằng đại dịch rồi sẽ kết thúc và không phải “trạng thái bình thường mới”.
Chắc chắn thị thường sẽ phục hồi một cách mạnh mẽ, để kéo phân khúc bất động sản khách sạn nghỉ dưỡng quay trở lại nơi nó vốn đã từng đứng vững trước đây. Đó là vì trong suốt thời gian dịch bệnh, người dân nói chung với một lưỡng dự trữ tài chính sẽ luôn sẵn sàng chi tiêu mua sắm và đặc biệt là đi được du lịch, bất kỳ nơi đâu, từ đó khiến cho ngành kinh tế này chắc chắn sẽ bùng nổ trở lại.
Sự phục hồi tương tự cũng đã được ghi nhận ở Mỹ và các nước Châu Âu. Ở một số nơi, các khách sạn có giá phòng tăng gấp năm lần so với mức trước đại dịch. Vấn đề đặt ra lúc này là với một giá phòng gấp năm lần, khách du lịch cũng sẽ mong đợi những gói dịch vụ tốt.
Tuy nhiên, trong các trường hợp ở Mỹ, nhiều nhân viên khách sạn thậm chí còn không quay lại làm việc, kéo theo những vấn đề nan giải trong việc cung cấp chất lượng dịch vụ. Điểm lợi thế của Việt Nam lúc này càng được phát huy tác dụng, khi mà đối tượng chủ đạo là khách du lịch trong nước nhìn chung khá dễ tính có thể thích ứng với những thay đổi nhỏ khi lĩnh vực khách sạn đi lên.
Các dịch vụ có liên quan tới sự kiện-hội nghị-hội thảo (MICE) luôn là một nguồn doanh thu quan trọng cho các khách sạn địa phương. Chúng ta hoàn toàn có thể hi vọng rằng hầu hết các doanh nghiệp sẽ bắt tay vào các hoạt động liên quan đến team building cho nhân viên của họ khi họ có thể đi du lịch trở lại.
Việt Nam có vị trí thuận lợi trong việc kết nối các nước trong khu vực và rất hấp dẫn đối với các thị trường trung chuyển chính như Trung Quốc và Hàn Quốc. Bây giờ là lúc các nhà khai thác dịch vụ khách sạn nghỉ dưỡng tự làm mới mình, đào tạo trau dồi nhân lực và sẵn sàng phục hồi trở lại ngay sau khi đại dịch kết thúc.
Trong tương lai, thị trường bất động sản khách sạn nghỉ dưỡng sẽ phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Các đơn vị vận hành quốc tế tiếp tục giành nhiều sự tập trung cho việc đầu tư vào Việt Nam bằng chứng là sự đầu tư mạnh mẽ trên khắp đất nước, cùng với đường bờ biển gần như đã được khai thác hoàn toàn. Có thể kể đến chuỗi khách sạn Wink Hotels vẫn đang duy trì mục tiêu mở thêm 20 khách sạn trong 5 năm tới.
Tiềm lực tài chính tốt của nhiều người dân Việt Nam sẽ tiếp tục tạo lực đẩy cho du lịch trong nước, cũng như những kỳ vọng về sự tăng trưởng mạnh mẽ từ khách du lịch quốc tế. Giống như tất cả các thị trường bất động khách sạn nghỉ dưỡng khác trên thế giới, câu hỏi bây giờ chỉ là chúng ta cần phải chờ đợi bao lâu nữa khi đại dịch kết thúc.