Mô hình cải tiến năng suất tổng thể - Chìa khoá giúp doanh nghiệp ngành công nghiệp tiếp cận Cách mạng công nghiệp 4.0 hiệu quả

PV.

Viện Năng suất Việt Nam (VNPI) vừa tổ chức Hội thảo "Cải tiến năng suất tổng thể trong các doanh nghiệp ngành công nghiệp - Kinh nghiệm và những điển hình thành công". Hội thảo được tổ chức nhằm giúp các doanh nghiệp ngành công nghiệp nhận diện rõ hơn về mô hình cải tiến năng suất tổng thể, đặc biệt là giúp các doanh nghiệp nhanh chóng xây dựng được chiến lược để thay đổi và tận dụng tốt cơ hội từ Cách mạng công nghiệp 4.0.

Hội thảo Cải tiến năng suất tổng thể trong các doanh nghiệp ngành công nghiệp - Kinh nghiệm và những điển hình thành công, ngày 12/6/2020
Hội thảo Cải tiến năng suất tổng thể trong các doanh nghiệp ngành công nghiệp - Kinh nghiệm và những điển hình thành công, ngày 12/6/2020

Bà Kiều Nguyễn Việt Hà, Vụ Khoa học Công nghệ, Bộ Công Thương cho biết, trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0, thì cải tiến năng suất tổng thể là vấn đề cấp thiết, đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động trong ngành công nghiệp phải chú trọng đẩy mạnh.

“Nhằm giúp các doanh nghiệp ngành công nghiệp đạt được năng suất và nâng cao năng lực cạnh tranh, Dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngành công nghiệp” của Bộ Công Thương đã và đang hỗ trợ các doanh nghiệp hoạch định, thực hiện các hoạt động cải tiến năng suất một cách có hệ thống. Một chiến lược tổng thể sẽ giúp doanh nghiệp cải tiến tổng thể dựa trên triển khai các giải pháp cụ thể và cách tiếp cận với Cách mạng công nghiệp 4.0”, bà Kiều Nguyễn Việt Hà nhận định.

Áp dụng từng phương pháp cải tiến riêng biệt như 5S, Kaizen, Lean Six Sigma sẽ giúp giải quyết được từng vấn đề cụ thể, tuy nhiên, hiện nay doanh nghiệp đăng gặp khá nhiều thách thức như về chăm sóc khách hàng khách hàng, nâng cao năng suất lao động...

Là người có thâm niên trong nghiên cứu và tư vấn cho doanh nghiệp về mô hình cải tiến năng suất tổng thể (TPI), bà Nguyễn Thị Lê Hoa, Trưởng phòng Nghiên cứu năng suất (VNPI) cho hay: Ý tưởng của mô hình TPI là tác động đồng thời các khía cạnh khác nhau trong một tổ chức gồm: Phát triển tổ chức định hướng khách hàng; cải tiến, đổi mới công nghệ; tổ chức quản lý sản xuất hiệu quả; giảm lãng phí trong quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ và nâng cao kiến thức, kỹ năng nhân sự cải tiến năng suất.

“Áp dụng từng phương pháp cải tiến riêng biệt như 5S, Kaizen, Lean Six Sigma sẽ giúp giải quyết được từng vấn đề cụ thể, tuy nhiên, hiện nay doanh nghiệp đăng gặp khá nhiều thách thức như về chăm sóc khách hàng khách hàng, nâng cao năng suất lao động... Do vậy, mô hình cải tiến năng suất tổng thể là bài toán cần tính đến đối với các doanh nghiệp ngành công nghiệp, nhất là trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0.

Tại Hội thảo, các chuyên gia, đại diện của các doanh nghiệp đã tập trung thảo luận đánh giá hoạt động quản lý năng suất tại doanh nghiệp và sự sẵn sàng với chuyển đổi số trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0; Cách tiếp cận và giải pháp xây dựng lộ trình chuyển đổi số và sản xuất kinh doanh thông minh…

Đồng thời, cung cấp thêm thông tin, kiến thức để các doanh nghiệp ngành Công thương tiếp cận, xây dựng lộ trình chuyển đổi số và sản xuất thông minh nhằm tạo ra những đột phá về năng suất; Chia sẻ kinh nghiệm trong tiếp cận và triển khai hiệu quả mô hình cải tiến năng suất tổng thể…