Mô hình kinh tế tuần hoàn của Heineken Việt Nam

Khánh Chi

Đến nay, 5 trong số 6 nhà máy của Heiniken Việt Nam sử dụng năng lượng nhiệt tái tạo, không phát thải carbon; sử dụng xe tải đạt chuẩn và tận dụng vận chuyển bằng xe lửa giúp giảm 2.000 tấn khí thải CO2; Sử dụng quạt tiết kiệm năng lượng, đèn LED chiếu sáng, môi chất hydrocarbon và được trang bị hệ thống quản lý năng lượng...

Đến năm 2025, Heineken Việt Nam tiến tới việc bù hoàn 100% nước sử dụng trong quá trình sản xuất, sử dụng 100% năng lượng tái tạo và 100% rác thải được tái chế, tái sử dụng .
Đến năm 2025, Heineken Việt Nam tiến tới việc bù hoàn 100% nước sử dụng trong quá trình sản xuất, sử dụng 100% năng lượng tái tạo và 100% rác thải được tái chế, tái sử dụng .

Được thành lập vào năm 1991, đến nay Heineken Việt Nam vận hành 6 nhà máy bia tại TP. Hà Nội, Đà Nẵng, Quảng Nam, TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Tiền Giang và 11 văn phòng trên khắp Việt Nam.

Sở hữu 26 nhà máy trải dài từ Bắc vào Nam, đóng góp tới gần 1% GDP mỗi năm, Heineken là một trong những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất đang hoạt động tại Việt Nam.

Theo đánh giá của Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), trong suốt quá trình hoạt động, bên cạnh mục tiêu lợi nhuận, phát triển bền vững luôn là trọng tâm được Heineken đặt lên hàng đầu. Đây cũng là doanh nghiệp nhiều năm giữ vững vị trí Top 3 các doanh nghiệp phát triển bền vững của Việt Nam.

Heineken được đánh giá là một trong số ít các doanh nghiệp đạt được những thành công nhất định trong việc theo đuổi mục tiêu phát triển bền vững nói chung và phát triển kinh doanh theo hướng tuần hoàn nói riêng.

Theo Theo Báo cáo “Mô hình kinh doanh tuần hoàn: Kinh nghiệm quốc tế và áp dụng tại Việt Nam” của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Heineken đã từng bước chuyển đổi hoạt động theo định hướng tuần hoàn.

Heineken Việt Nam đã ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn RESOLVE (REgenerate - Tái tạo; Share - Chia sẻ; Optimize - Tối ưu hóa; Loop - Tái sử dụng/ Tái chế; Virtualize - Số hóa và Exchange - Chuyển đổi).

Kinh tế tuần hoàn hiện diện ở Heineken từ khâu sản xuất tại nhà máy cho tới hoạt động trên văn phòng. Tinh thần tuần hoàn cũng được Heineken lan tỏa tới các nhà cung ứng, phân phối của công ty.

Cụ thể, tại nhà máy, phụ phẩm bã bia sau quá trình sản xuất được sử dụng để làm thức ăn cho gia súc. Nước thải cũng được xử lý triệt để, có thể dùng để tưới cây hoặc nuôi cá. Đối với năng lượng sử dụng trong nhà máy, Heineken thành lập đơn vị thứ ba mua lại vỏtrấu, mùn cưa, xử lý để tạo ra nhiên liệu sinh khối.

Đối với các loại bao bì như vỏlon, vỏchai, nắp chai, két bia, Heineken tiến hành thu gom trực tiếp tại hàng quán, siêu thị để tiến hành tái chế, tái sử dụng. Riêng nắp chai được công ty thu gom, xử lý thành thép để xây dựng cầu.

Tại các văn phòng, đội ngũ cán bộ công nhân viên của Heineken cũng được quán triệt tư duy hạn chế xả thải, tích cực tái chế thông qua những chương trình nội bộ như cuộc thi trang trí cây thông từ vật liệu tái chế hay chương trình trao đổi, mua bán đồ cũ thu tiền từ thiện.

Tại các sự kiện được Heineken tổ chức, người tham dự được khuyến khích sử dụng bình nước cá nhân thay thế cho cốc nhựa dùng một lần. Những sản phẩm dùng cho sự kiện như mũ, áo được bọc trong các gói giấy tái chế thân thiện với môi trường thay cho túi nhựa, túi nilon.

5 trong số 6 nhà máy của Heiniken Việt Nam hiện đang sử dụng năng lượng nhiệt tái tạo, không phát thải carbon; sử dụng xe tải đạt chuẩn và tận dụng vận chuyển bằng xe lửa giúp giảm 2.000 tấn khí thải CO2; chuyển sang lắp đặt 100% tủ lạnh xanh thân thiện với môi trường, sử dụng quạt tiết kiệm năng lượng, đèn LED chiếu sáng, môi chất hydrocarbon và được trang bị hệ thống quản lý năng lượng.

Đến năm 2025, Heineken Việt Nam tiến tới việc bù hoàn 100% nước sử dụng trong quá trình sản xuất, sử dụng 100% năng lượng tái tạo và 100% rác thải được tái chế, tái sử dụng hoặc xử lý đúng cách thay vì chôn lấp, thải bỏ ra môi trường.