Mối quan hệ giữa năng lực quản trị tri thức, đổi mới với kết quả kinh doanh của các DNNVV ngành Xây dựng
Bài viết nghiên cứu mối quan hệ quan hệ giữa năng lực quản trị tri thức và năng lực đổi mới với kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNVVN) ngành Xây dựng tại TP. Hồ Chí Minh bằng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp từ 400 giám đốc điều hành (CEO) các DNVVN trong lĩnh vực xây dựng tại TP. Hồ Chí Minh. Nhóm tác giả ứng dụng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) để kiểm định mối quan hệ này. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có sự tác động của năng lực quản trị và năng lực đổi mới đến kết quả kinh doanh của các DNVVN trong lĩnh vực xây dựng tại TP. Hồ Chí Minh.
Đặt vấn đề
DNVVN đóng một vai trò “then chốt” trong phát triển kinh tế vì đây là một trong những lực lượng đóng góp chính vào sự tăng trưởng kinh tế (Saad và cộng sự, 2017).
Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh khốc liệt, đổi mới là rất quan trọng không chỉ để tồn tại mà còn để nắm bắt cơ hội mới, tìm cách bảo vệ tài sản tri thức và cố gắng đạt được lợi thế cạnh tranh trên thị trường (Hurmelinna- Laukkanen và cộng sự, 2008; Teece, 2000; Samson và Gloet, 2014). Khả năng phát triển cũng như tung ra các sản phẩm mới sáng tạo sử dụng công nghệ tiên tiến trước hoặc sau các đối thủ cạnh tranh là rất quan trọng để đạt được lợi thế đi đầu, đạt được thành công về sản phẩm, giành được thị phần, lợi nhuận tăng đều và phát triển bền vững (Allocca và Kessler, 2006; Cakar và Ertürk, 2010).
Vì tầm quan trọng của năng lực đổi mới (NLĐM), các nhà nghiên cứu đã tìm cách xác định các động lực khác nhau của đổi mới (Kim và cộng sự, 2012). Quản lý chất lượng và đổi mới là những hoạt động gia tăng hiệu quả kinh doanh nhanh chóng cho tất cả các loại hình DN và chúng thường gắn liền với việc đạt được lợi thế cạnh tranh (López-Mielgo và cộng sự, 2009; Kumar và Sharma, 2017; Psomas và cộng sự. 2018).
Cùng với đó thì quản trị tri thức cũng giúp tạo ra tri thức, chúng có thể kích thích việc tiếp thu tri thức, lưu trữ tri thức, bảo vệ tri thức và chia sẻ tri thức trong một tổ chức (Gold và cộng sự, 2001). Quản trị tri thức nhấn mạnh nhu cầu thiết lập kho lưu trữ kiến thức và tạo ra môi trường chia sẻ kiến thức để cải tiến nhiều hơn cho tổ chức. Các công ty sản xuất muốn thành công cần phải hiểu rõ cách hình thành, quản lý và kiểm soát sự hợp tác, phối hợp giữa các tổ chức và mối quan hệ hợp tác với các đối tác thông qua quản trị tri thức (Lee và cộng sự, 2005; Pisano và Verganti, 2008).
Lược khảo tài liệu
Mối quan hệ giữa năng lực quản trị tri thức với năng lực đổi mới
Mô hình quản lý chiến lược thông thường không có khả năng giải quyết các câu hỏi khác nhau về quản trị tổ chức trong một môi trường năng động (Tseng & Lee, 2014). Để có được sự thăm dò tốt nhất về năng lực quản trị tri thức (NLQTTT), năng lực động và kết quả của tổ chức, bảng câu hỏi và kỹ thuật phân tích thống kê đã được sử dụng (Tseng và Lee, 2014). Kết quả chỉ ra rằng năng lực động có vai trò trung gian quan trọng mà qua đó lợi ích của NLQTTT được chuyển thành hiệu quả kinh doanh của tổ chức (Tseng và Lee, 2014). Cụ thể là NLQTTT có tác động trực tiếp tích cực đến kết quả kinh doanh của tổ chức và quan trọng hơn là NLQTTT nâng cao năng lực động của các tổ chức (Tseng và Lee, 2014). Cụ thể:
Nghiên cứu của Migdadi (2022) nhằm giới thiệu một khuôn khổ thống nhất tích hợp các quy trình quản trị kiến thức (tạo, chia sẻ, lưu trữ và tài liệu hóa và thu nhận kiến thức), NLĐM (sản phẩm, quy trình, tiếp thị và hiệu suất của tổ chức và tổ chức (hoạt động, tài chính và chất lượng sản phẩm).
Sau đó, kiểm tra thực nghiệm tác động của các quy trình quản trị tri thức đến NLĐM (Innovation Capital - IC), ảnh hưởng của NLĐM đối với KQHĐ của tổ chức và tác động của quy trình NLQTTT đối với kết quả kinh doanh thông qua trung gian hiệu quả hoạt động NLĐM. Một bảng câu hỏi đã được thiết kế và gửi tới các giám đốc điều hành của các công ty Jordan.
Các kỹ thuật thống kê được sử dụng bao gồm phân tích nhân tố khẳng định và lập mô hình SEM bằng cách dùng AMOS 24 để kiểm định các giả thuyết. Kết quả cho thấy, quy trình NLQTTT ảnh hưởng đến NLĐM, NLĐM ảnh hưởng đến KQHĐ của tổ chức và quy trình NLQTTT ảnh hưởng đến KQHĐ của tổ chức qua vai trò trung gian của NLĐM .
Bảng 1: Phân tích nhân tố khám phá EFA |
|||
Biến quan sát |
Yếu tố |
||
KMC |
IC |
RB |
|
KMC1 |
.940 |
||
KMC2 |
.884 |
||
KMC3 |
.848 |
||
IC1 |
.925 |
||
IC2 |
.943 |
||
IC3 |
.926 |
||
IC4 |
.909 |
||
RB1 |
.840 |
||
RB2 |
.845 |
||
RB3 |
.855 |
||
RB4 |
.853 |
||
Phương sai trích (%) |
14.282 |
33.418 |
20.519 |
Tổng Phương sai trích (%) |
79.352 |
Nguồn: Kết quả nghiên cứu
H1: NLQTTT tác động cùng chiều đến NLĐM.
Mối quan hệ của NLQTTT và kết quả kinh doanh
Theo Baker và Chasalow (2015), năng lực quản trị dần dần được đánh dấu và đánh giá cao bởi hầu hết các DNVVN. Trong một nghiên cứu nhằm xác định năng lực, Eisenhardt và Martin (2000) gọi năng lực quản trị của công ty là “các quy trình để tích hợp, cấu trúc lại, đạt được và phát triển nguồn lực để phù hợp và thậm chí tạo ra sự thay đổi của thị trường”. Trong cùng một lĩnh vực, Eisenhardt và Martin (2000) lưu ý rằng, năng lực động đòi hỏi mức năng lực của công ty để nhanh chóng tích hợp và cấu trúc lại nguồn lực để phù hợp với lĩnh vực kinh doanh năng động và đầy biến động. Theo ghi nhận của Katkalo và cộng sự (2010), năng lực động phải đa dạng hóa/phát triển cơ sở nguồn lực của công ty.
H2: NLQTTT tác động cùng chiều đến kết quả kinh doanh
Mối quan hệ giữa năng lực đổi mới và kết quả kinh doanh
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng có mối liên hệ giữa đổi mới và kết quả kinh doanh, đảm bảo cải tiến trong hiệu quả hoạt động của công ty do tính sáng tạo cao (Marchington & Wilkinson, 2002; Lin và cộng sự, 2013; Atalay và cộng sự, 2013; Uzkurt và cộng sự, 2013; Camisón & Villar-López, 2014; Bolaji Bello & Adeoye, 2018).
Ngoài ra, một số nhà nghiên cứu cũng đã điều tra trực tiếp sự kết hợp tích cực của các loại hình đổi mới và tổ chức. Theo đó, bất cứ khi nào đổi mới được sử dụng, nó luôn dẫn đến tăng lợi nhuận (Aragón Correa & ctg, 2007; Atalay & ctg, 2013). Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu như Atalay & cộng sự (2013) và Jayaram & cộng sự (2014) đã đề cập đến sự đổi mới công nghệ (sản phẩm và đổi mới quy trình) liên kết tích cực với hiệu suất của tổ chức.
H3: NLĐM tác động cùng chiều đến kết quả kinh doanh.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu: kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và loại bỏ các biến có hệ số tương quan giữa biến - tổng nhỏ; Sử dụng phân tích nhân tố khám phá (EFA) loại bỏ các biến có thông số nhỏ bằng cách kiểm tra các hệ số tải nhân tố (factor loading) và các phương sai trích; Sau đó, tiến hành phân tích nhân tố khẳng định CFA để xác định những biến quan sát chung nhất của từng yếu tố; Sau cùng, tiến hành phân tích kiểm định mô hình bằng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM.
Bảng 2: Kết quả phân tích SEM mô hình nghiên cứu |
|||||
Regression Weights: (Group number 1 - Default model) |
|||||
Estimate |
S.E. |
C.R. |
P |
Label |
|
IC <--- KMC |
,227 |
,047 |
4,890 |
*** |
par_30 |
RB <--- KMC |
,308 |
,050 |
6,170 |
*** |
par_31 |
RB <--- IC |
,239 |
,051 |
4,721 |
*** |
par_32 |
IC2 <--- IC |
,888 |
,016 |
56,157 |
*** |
par_14 |
IC3 <--- IC |
,893 |
,016 |
55,669 |
*** |
par_15 |
IC4 <--- IC |
,876 |
,016 |
53,582 |
*** |
par_16 |
IC5 <--- IC |
,909 |
,016 |
57,870 |
*** |
par_17 |
IC6 <--- IC |
,904 |
,015 |
58,416 |
*** |
par_18 |
IC7 <--- IC |
,904 |
,015 |
58,399 |
*** |
par_19 |
IC8 <--- IC |
,881 |
,017 |
53,188 |
*** |
par_20 |
IC9 <--- IC |
,853 |
,017 |
49,194 |
*** |
par_21 |
IC10 <--- IC |
,893 |
,016 |
55,669 |
*** |
par_22 |
IC11 <--- IC |
,916 |
,015 |
61,477 |
*** |
par_23 |
IC12 <--- IC |
,898 |
,016 |
55,187 |
*** |
par_24 |
IC13 <--- IC |
,904 |
,015 |
58,443 |
*** |
par_25 |
RB1 <--- RB |
1,000 |
||||
RB2 <--- RB |
,938 |
,010 |
89,755 |
*** |
par_26 |
RB3 <--- RB |
,934 |
,010 |
91,913 |
*** |
par_27 |
RB4 <--- RB |
,909 |
,012 |
76,724 |
*** |
par_28 |
RB5 <--- RB |
,928 |
,010 |
94,320 |
*** |
par_29 |
Nguồn: Chiết xuất từ kết quả nghiên cứu
Nghiên cứu chính thức (định lượng) được tiến hành ngay khi bảng câu hỏi được chỉnh sửa từ kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ. Nghiên cứu này được thực hiện bằng phương pháp phân tầng; cụ thể phỏng vấn trực tiếp 400/700 các CEO đang điều hành DNNVV lĩnh vực xây dựng. Trong nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích khám phá (EFA). Dựa vào số biến quan sát trong nghiên cứu này thì số lượng cần thiết là từ 400 quan sát trở lên bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên.
Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Kết quả phân tích EFA trong bảng 1 của thang đo kết quả kinh doanh và NLĐM rõ ràng cho thấy rằng, hệ số KMO = 0.971 > 0.5 và Sig. trong kiểm định Bartlett = 0,000 < 0,05.
Điều này cho thấy, phân tích EFA là phù hợp với thang đo. Các biến của khái niệm NLĐM và kết quả kinh doanh được phân tán thành 2 nhân tố tách biệt nhau, có tổng phương sai trích là 84.192% > 50%. Với kết quả trên, các thang đo đều đạt yêu cầu.
Qua phân tích CFA cho thấy, nhân tố NLQTTT có tác động trực tiếp đến kết quả kinh doanh và tác động gián tiếp đến kết quả kinh doanh thông qua trung gian NLĐM vì kết quả đã thỏa mãn các điều kiện cụ thể sau TLI = 0.917 > 0.9; CFI = 0.923 > 0.9 và RMSEA = 0.077 < 0.08; CMIN/df = 3.278 < 5
Qua phân tích nhân tố khẳng định (CFA) cho thấy, 4 nhân tố NLQTTT, kết quả kinh doanh và NLĐM đều có mối quan hệ với nhau vì kết quả phân tích CFA những chỉ số đều thỏa mãn điều kiện, cụ thể là TLI = 0.973 > 0.9; CFI = 0.975 > 0.9 và RMSEA = 0.044 < 0.08; CMIN/df = 1,729 < 5
Boostrap là phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên có hoàn lại từ mẫu gốc ban đầu. Sử dụng phương pháp Boostrap dùng để ước lượng, kiểm tra lại độ tin cậy của các tham số trong mô hình. Kết quả ước lượng ML (Maximum Likelihood) để kiểm định lại các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu. Nghiên cứu này tác giả sử dụng số lượng mẫu lặp lại 5000 lần bởi vì với số lượng mẫu lớn kết quả boostrap sẽ tốt hơn .
Bảng 3: Kết quả ước lượng bằng boostrap |
||||||
Parameter |
SE |
SE-SE |
Mean |
Bias |
SE-Bias |
CR |
IC <--- KMC |
0,042 |
0,001 |
0,187 |
-0,014 |
0,001 |
-14 |
RB <--- KMC |
0,028 |
0,001 |
0,284 |
-0,01 |
0,001 |
-10 |
RB <---IC |
0,044 |
0,001 |
0,15 |
-0,003 |
0,001 |
-3 |
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả nghiên cứu
Kết luận: Mô hình đo lường hợp phù hợp với dữ liệu thực tế và có tác động trực tiếp thông qua bảng 4.
Bảng 4: Bảng số liệu phân tích tác động trực tiếp |
||||||
Giả thuyết |
Tác động trực tiếp |
Ước lượng |
S.E |
C.R |
P |
Kết quả giả thuyết |
Estimate |
||||||
H1 |
IC <--- KMC |
0,227 |
0,047 |
4,890 |
0,000 |
Chấp nhận |
H2 |
RB <--- KMC |
0,308 |
0,050 |
6,170 |
0,000 |
Chấp nhận |
H3 |
RB <--- IC |
0,239 |
,051 |
4,721 |
0,000 |
Chấp nhận |
Nguồn: Chiết xuất từ kết quả nghiên cứu
Bảng 3 cho thấy, với loại hình DN tư nhân, trọng số hồi quy của nhân tố NLQTTT có ảnh hưởng đến NLĐM, R2 của NLĐM ở mức là 0,066. Các nhân tố năng lực quản trị tri thức có ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, R2 của kết quả kinh doanh ở mức 0,120. NLĐM có ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, R2 của nhân tố kết quả kinh doanh ở mức 0,248.
Hàm ý quản trị
Kết quả nghiên cứu cho thấy, NLQTTT tác động đến NLĐM, điều này chứng minh rằng năng lực tiếp thu tri thức, lưu trữ, chia sẻ và bảo hộ tri thức có ảnh hưởng trực tiếp đến NLĐM của các nhà quản trị điều hành DN. Một DN có những nhà lãnh đạo có năng lực nêu trên sẽ làm cho DN có thể làm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Cụ thể, thể hiện qua cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, các nhà quản trị điều hành DN có tư duy đổi mới sẽ làm cho DN có thể cạnh tranh và phát triển bền vững thông qua công nghệ sản xuất mới và tư duy lãnh đạo chuyển đổi.
Tiếp đến, NLQTTT có tác động trực tiếp đến kết quả kinh doanh. Điều này khẳng định rằng với năng lực của các nhà quản trị thông qua việc tiếp thu, lưu trữ, chia sẻ và bảo hộ tri thức tốt sẽ làm tăng hiệu quả kinh doanh trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo và khốc liệt như hiện nay.
Ngoài ra, NLĐM có tác động đến kết quả kinh doanh được thể hiện trong kết quả phân tích trên cho thấy, NLĐM có tác động trực tiếp đến kết quả kinh doanh, điều này chứng minh rằng các nhà quản trị cần đổi mới tư duy về chiến lược, sản phẩm, quy trình sản xuất, định hướng thị trường để từ đó tạo ra kết quả kinh doanh tốt hơn.
Hơn nữa, tác động gián tiếp của NLQTTT đến kết quả kinh doanh thông qua vai trò trung gian của NLĐM cho thấy, các nhà quản trị nên tập trung xem xét vai trò trung gian của NLĐM nhằm làm cho DN phát triển tốt và bền vững.
Qua phân tích về loại hình và quy mô doanh nghiệp cho thấy, loại hình và quy mô doanh nghiệp có tác động điều tiết đến ảnh hưởng của NLQTTT, NLĐM vào kết quả kinh doanh, vì vậy, các nhà quản trị cần phát huy thêm NLQTTT và NLĐM dù là doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp cổ phần và nếu gia tăng NLQTTT và NLĐM thì tạo ra kết quả kinh doanh tốt hơn.
Tài liệu tham khảo:
- Adler, P. S., & Kwon, S. W. (2002), Social capital: Prospects for a new concept. In Academy of Management Review, 27(1), 17–40.
- Agyapong, F. O., Agyapong, A., & Poku, K. (2017), Nexus between social capital and performance of micro and small firms in an emerging economy: The mediating role of innovation. Cogent Business and Management, 4(1), 1–20.
- Ahmed, U., Khalid, N., Ahmed, A., & Shah, M. H. (2017), Assessing Moderation of Employee Engagement on the Relationship between Work Discretion, Job Clarity and Business Performance in the Banking Sector of Pakistan. Asian Economic and Financial Review, 7(12), 1197–1210.
- Aidoo, S. O., Agyapong, A., & Mensah, H. K. (2020), Social capital and performance of SMEs: The role of entrepreneurial orientation and managerial capability. Africa Journal of Management, 6(4), 377–406.
- Andjarwati, T. (2020), Impact of innovation capabilities on firm performance of pharmaceutical industry in Indonesia. Systematic Reviews in Pharmacy, 11(1), 244–253.
- Ar, I. M., & Baki, B. (2011), Antecedents and performance impacts of product versus process innovation: Empirical evidence from SMEs located in Turkish science and technology parks. European Journal of Innovation Management, 14(2), 172–206.
- Bahta, D., Yun, J., Islam, M. R., & Bikanyi, K. J. (2020), How does CSR enhance the financial performance of SMEs? The mediating role of firm reputation. Economic Research-Ekonomska Istrazivanja , 0(0), 1–24
- Bañales, D. L. G., & Andrade, H. P. B. (2011), Exploring Business Competitiveness in High technology Sectors An Empirical Analysis of the Mexican Software Industry. Journal of Information Systems and Technology Management, 8(2), 269-290.
- Barney, J. B., & Clark, D. N. (2007), Resource Based Theory: creating and sustaining competitive advantage. Oxford University Press
- Bharadwaj, S. S., Chauhan, S., & Raman, A. (2015), Impact of Knowledge Management Capabilities on Knowledge Management Effectiveness in Indian Organizations. The Journal for Decision Makers, 40(4), 421-434.