Một số hoạt động hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền
(Tài chính) Trong tuần từ ngày 29/9 – 03/10/2014, tại Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã diễn ra một số hoạt động hợp tác quốc tế liên quan đến đào tạo và trao đổi thông tin trong lĩnh vực phòng, chống rửa tiền giữa Cục Phòng, chống rửa tiền và một số Đơn vị tình báo tài chính (FIU) trên thế giới.
Về hoạt động đào tạo
Với vai trò là các đơn vị hỗ trợ cho Việt Nam trong tiến trình gia nhập Nhóm Đơn vị tình báo tài chính Egmont (Nhóm Egmont), Đơn vị tình báo tài chính Cộng hòa Pháp (TRACFIN) và Đài Loan (AMLD Đài Loan) đã phối hợp tổ chức khóa đào tạo về công tác phòng, chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố nói chung, về chức năng, quyền hạn của FIU và quy trình gia nhập Nhóm Egmont nói riêng cho các cán bộ Cục Phòng, chống rửa tiền, một số đơn vị thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, một số vụ, cục thuộc Ngân hàng Nhà nước, bộ, ngành khác có liên quan từ ngày 29/9 – 03/10/2014. Theo đó:
Đại diện AMLD Đài Loan đã có các bài trình bày giới thiệu về AMLD Đài Loan, về các vụ việc liên quan đến rửa tiền và tài trợ khủng bố đã được AMLD Đài Loan phối hợp với các cơ quan chức năng của Đài Loan phát hiện và xử lý.
Đại điện TRACFIN đã giới thiệu về các chức năng cơ bản theo chuẩn mực quốc tế của một Đơn vị tình báo tài chính; các nguyên tắc, phương thức hợp tác quốc tế; các điều kiện, tiêu chuẩn và các bước gia nhập Nhóm Egmont.
Khóa đào tạo của TRACFIN và AMLD Đài Loan dành cho Việt Nam đã thành công tốt đẹp và mang lại hiệu quả tích cực, giúp cho các cơ quan quản lý Việt Nam hiểu rõ những yêu cầu liên quan đến vị trí, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của một Đơn vị tình báo tài chính, từ đó đặt ra cho cơ quan chức năng của Việt Nam nhiệm vụ nghiên cứu, có giải pháp nhằm củng cố và tăng cường công tác phòng, chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố đáp ứng các chuẩn mực quốc tế về FIU của Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (FATF) và điều kiện gia nhập Nhóm Egmont.
Các hoạt động trao đổi thông tin
Trên cơ sở Bản ghi nhớ trao đổi thông tin về phòng, chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố đã được ký kết giữa Việt Nam và Nhật Bản, ngày 03/10/2014, Đơn vị tình báo tài chính Nhật Bản (JAFIC) đã có buổi làm việc với Cục Phòng, chống rửa tiền về hợp tác, trao đổi thông tin trong việc xử lý các báo cáo giao dịch đáng ngờ. Tại buổi làm việc, đại diện của JAFIC đã đánh giá cao sự hỗ trợ từ phía Việt Nam và cam kết sẽ cùng với Cục Phòng, chống rửa tiền tích cực hơn nữa trong quá trình trao đổi thông tin nhằm ngăn chặn kịp thời tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố.
Bên lề các buổi làm việc chính thức, FIU của 04 quốc gia (Pháp, Nhật Bản, Đài Loan và Việt Nam) đã có cuộc gặp gỡ, trao đổi và cam kết tiếp tục hỗ trợ lẫn nhau trong công tác phòng, chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố.
Với vai trò là các đơn vị hỗ trợ cho Việt Nam trong tiến trình gia nhập Nhóm Đơn vị tình báo tài chính Egmont (Nhóm Egmont), Đơn vị tình báo tài chính Cộng hòa Pháp (TRACFIN) và Đài Loan (AMLD Đài Loan) đã phối hợp tổ chức khóa đào tạo về công tác phòng, chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố nói chung, về chức năng, quyền hạn của FIU và quy trình gia nhập Nhóm Egmont nói riêng cho các cán bộ Cục Phòng, chống rửa tiền, một số đơn vị thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, một số vụ, cục thuộc Ngân hàng Nhà nước, bộ, ngành khác có liên quan từ ngày 29/9 – 03/10/2014. Theo đó:
Đại diện AMLD Đài Loan đã có các bài trình bày giới thiệu về AMLD Đài Loan, về các vụ việc liên quan đến rửa tiền và tài trợ khủng bố đã được AMLD Đài Loan phối hợp với các cơ quan chức năng của Đài Loan phát hiện và xử lý.
Đại điện TRACFIN đã giới thiệu về các chức năng cơ bản theo chuẩn mực quốc tế của một Đơn vị tình báo tài chính; các nguyên tắc, phương thức hợp tác quốc tế; các điều kiện, tiêu chuẩn và các bước gia nhập Nhóm Egmont.
Khóa đào tạo của TRACFIN và AMLD Đài Loan dành cho Việt Nam đã thành công tốt đẹp và mang lại hiệu quả tích cực, giúp cho các cơ quan quản lý Việt Nam hiểu rõ những yêu cầu liên quan đến vị trí, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của một Đơn vị tình báo tài chính, từ đó đặt ra cho cơ quan chức năng của Việt Nam nhiệm vụ nghiên cứu, có giải pháp nhằm củng cố và tăng cường công tác phòng, chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố đáp ứng các chuẩn mực quốc tế về FIU của Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (FATF) và điều kiện gia nhập Nhóm Egmont.
Các hoạt động trao đổi thông tin
Trên cơ sở Bản ghi nhớ trao đổi thông tin về phòng, chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố đã được ký kết giữa Việt Nam và Nhật Bản, ngày 03/10/2014, Đơn vị tình báo tài chính Nhật Bản (JAFIC) đã có buổi làm việc với Cục Phòng, chống rửa tiền về hợp tác, trao đổi thông tin trong việc xử lý các báo cáo giao dịch đáng ngờ. Tại buổi làm việc, đại diện của JAFIC đã đánh giá cao sự hỗ trợ từ phía Việt Nam và cam kết sẽ cùng với Cục Phòng, chống rửa tiền tích cực hơn nữa trong quá trình trao đổi thông tin nhằm ngăn chặn kịp thời tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố.
Bên lề các buổi làm việc chính thức, FIU của 04 quốc gia (Pháp, Nhật Bản, Đài Loan và Việt Nam) đã có cuộc gặp gỡ, trao đổi và cam kết tiếp tục hỗ trợ lẫn nhau trong công tác phòng, chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố.