Mua nợ xấu: Khối ngoại e dè vì luật chưa rõ

Theo dddn.com.vn

(Tài chính) Trái ngược với những dự báo khá sáng sủa về Công ty quản lí tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) khi tổ chức này đang tỏ rõ động thái bắt tay với các nhà đầu tư nước ngoài để tiến hành bán lại nợ, nhiều tổ chức đầu tư nước ngoài “có máu mặt” trên thị trường có vẻ không hay biết và cũng chưa biết có nên hy vọng vào câu chuyên mua bán này không?.

Diễn biến nợ xấu từ năm 2007-2013. Nguồn: internet
Diễn biến nợ xấu từ năm 2007-2013. Nguồn: internet

Xoay quanh khối nợ mà VAMC đã mua và đang tìm cách xử lí thời gian qua, tạm thời có 3 thông tin được cho là mang đến tín hiệu tích cực trên thị trường này:

Tín hiệu tốt ?

Thứ nhất, theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Chủ tịch Hội đồng Thành viên VAMC đã cho biết hiện có một số DN tiềm năng quan tâm mong muốn mua lại nợ xấu của Việt Nam và thực tế VACM đang xem xét hợp tác với một số DN tiềm năng, đồng thời đã kí kết hợp đồng bảo mật thông tin với hai Công ty là Cushman & Wakerfield (C&W) và Alvarez and Marsal (A&M). Hai Công ty này đang tiến hành khảo sát thực tế.

C&W và A&M được biết là hai trong số ít những Công ty tư nhân tư vấn Bất động sản lớn nhất thế giới, chuyên nghiệp về các dịch vụ quản lí và xử lí tài sản, đặc biệt bất động sản. Thông tin này cho thấy VAMC đã xác định trọng tâm số tài sản đáng được xử lí trong khối tài sản nợ xấu hiện nay của hệ thống ngân hang nói chung, và VAMC nói riêng đã mua được, chính là bất động sản.

Bên cạnh đó, thông tin thứ hai chính là danh mục 10 tài sản đảm bảo tại các tỉnh Hài Dương, Hảo Phòng, Đà Năng và TP. Hồ Chí Minh với tổng trị gía 7.800 tỷ đồng, tương đương 1/6 tổng giá trị nợ xấu mà VAMC đã mua được thời gian vừa qua. Tuy giá trị danh mục tài sản đầu tiên dự kiến chào bán khá nhỏ, so với giá trị VAMC đang nắm giữ và đặc biệt càng bé hạt tiêu so với tổng nợ xấu của hệ thống ngân hang, song ít nhiều thị trường bao gồm các nhà đầu tư quan tâm và muốn mua nợ xấu cũng không còn phải “lò mò” không biết những tài sản có khả năng chào bán là có… hình dạng gì (!), nó nằm ở đâu, thuộc khu vực nào...

Thứ ba là thông tin về thời điểm chính thức bán những khoản nợ đầu tiên của VAMC: Quí III năm nay. Chỉ còn non mười ngày là bước sang quí III, VAMC chỉ còn rất ít thời gian hoặc, trước khi có thông tin dự kiến, mọi thứ đã sẵn sang trên vạch xuất phát?!

Mơ hồ cơ chế

Mặc dù các thông tin kể trên có vẻ khá là cụ thể, song thực tế nhiều nhà đầu tư ngoại lại không hề nghĩ vậy. Một giám đốc đầu tư của một Quỹ đầu tư ngoại nói, thực ra, ông hoàn toàn chưa hình dung được tín hiệu hoàn toàn tích cực từ các thông tin kể trên. “Với thông tin thứ nhất, VAMC chưa công bố rõ họ kí kết hợp tác với hai Công ty tư nhân C&vW và A&M với những nội dung gì. Phải chăng hai Công ty này sẽ khảo sát và tìm kiếm các nhà đầu tư nước ngoài, thông qua họ như một môi giới trung gian để tiếp cận mua nợ xấu? Nói như vậy là những công ty muốn “nộp đơn” mua nợ xấu lên VAMC, nếu không qua hai Công ty này thì sẽ không… có cửa? Còn nếu ngược lại đúng là phải qua hai Công ty này, thì bên nào chịu phí?

Ngoài ra, danh mục 10 tài sản đảm bảo gồm gồm các dự án mà VMAC đã lên là chung cư, cao ốc, bệnh viện, nhà xưởng, khu công nghiệp… cụ thể là những dự án nào, trị giá như thế nào, hiện vẫn rất mơ hồ chung chung. Tại sao VAMC không công bố danh mục này ở website của Công ty hay các phương tiện thông tin đại chúng? Hoặc giả ngược lại, chúng tôi vẫn biết rằng nhiều dự án trong đó liên quan đến vận mệnh và danh tiếng các DN đang gắn bó sản xuất kinh doanh với các dự án đó, thì tại sao VMAC không làm mã số các dự án, mô tả chi tiết dự án để chào bán, như cách nhiều tổ chức đang chào bán các DN mà không hề gây đánh động đến DN với thị trường và vẫn đạt hiệu quả công khai, thu hút người quan tâm tham gia?”, ông này đặt một loạt câu hỏi.

Ông Don Lam, Tổng giám đốc VinaCapital chia sẻ điều mà nhà đầu tư nước ngoài quan tâm nhất đối với việc mua nợ khó đòi tại Việt Nam hiện nay có thể gói gọn trong hai chữ “rõ ràng”. “Phải rất rõ ràng thì nhà đầu tư nước ngoài mới có thể tham gia mua bán nợ xấu, mặc dù họ - những nhà đầu tư nước ngoài lớn – đang rất quan tâm vấn đề mua lại nợ khó đòi.

Ai cũng muốn được mua, cơ cấu lại và bán trực tiếp cho nhà đầu tư trong nước hoặc các đơn vị đầu tư khác. Song nợ khó đòi là một sản phẩm. Sản phẩm phải rõ ràng, phải trả lời được các câu hỏi người mua muốn mua thì bằng cách nào, hình thức ra sao, ai sẽ đi thu hồi nợ… thì họ mới mua. Nhà đầu tư nước ngoài cũng rất quan tâm đến vấn đề Luật. Chưa rõ ràng thì họ sẽ khó thúc đẩy sự quan tâm đó, ông Don Lam nói.