Nâng cao khả năng khởi nghiệp của sinh viên trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0


Cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ, đã và đang thúc đẩy mạnh mẽ tinh thần khởi nghiệp lan rộng trong nền kinh tế quốc gia và toàn cầu.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Một trong những yêu cầu cấp thiết hiện nay là phải nâng cao khả năng cho sinh viên trong quá trình khởi nghiệp, từ việc củng cố tinh thần kinh doanh, hình thành ý tưởng khởi nghiệp cho tới việc xây dựng văn hóa khởi nghiệp. Kết quả khảo sát hơn 400 sinh viên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cho thấy, cần có những tác động mạnh mẽ hơn nữa nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong sinh viên.

Đo lường khả năng thực hiện khởi sự, khởi nghiệp

Khởi nghiệp là một định chế/con người được thiết kế nhằm mục đích tạo ra những sản phẩm mới trong các điều kiện cực kỳ không chắc chắn (Eric Ries, 2011). Có thể nói, khởi nghiệp không chỉ dành cho những ai được đào tạo về kinh doanh, người đã có kinh nghiệm… mà nó ảnh hưởng sâu rộng tới toàn thể các bạn trẻ.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, cần có thêm những kỹ năng, năng lực mới để thực hiện hoạt động khởi nghiệp trong thời đại Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 như:

- Yếu tố hình thành ý định khởi nghiệp: YĐ1- Thái độ (Fishbein và Ajzen, 1975): Thái độ hướng đến khởi nghiệp, thái độ tích cực đối với khởi nghiệp; YĐ2 - Tư duy khởi nghiệp (Haynie & cs (2010, tr 218): Khả năng trở nên năng động, linh hoạt và tự điều chỉnh trong nhận thức của một người để thích ứng với môi trường không chắc chắn và năng động; YĐ3 - Niềm tin (Armitage & Corner, 2001): Niềm tin vào năng lực bản thân; YĐ4 - Động cơ (Shane & cộng sự 2003): Có nhu cầu thành đạt; YĐ5 - Tính cách (Shane & cộng sự, 2003): Có sự đam mê, nỗ lực không ngừng, sẵn sàng đổi mới; YĐ6 - Nhận thức kiểm soát hành vi (Armitage & Corner, 2001): Lập kế hoạch, cân nhắc chi phí cơ hội, kiểm soát các vấn đề; YĐ7 - Môi trường khởi nghiệp (định khởi nghiệp Pruett & cộng sự, 2009): Được tiếp cận với các thông tin kinh doanh, môi trường kinh doanh, được gia đình, bạn bè ủng hộ;

Bảng 1: Phân bố mẫu khảo sát

Ðối tượng

Quan sát

Tỷ lệ (%)

Sinh viên đang học tập

375

79,8

Sinh viên đang thực hiện hoạt động khởi nghiệp

75

15,95

Sinh viên đã tốt nghiệp đang thực hiện hoạt động khởi nghiệp

20

4,25

Tổng

470

100

 

- Yếu tố thúc đẩy ý định khởi nghiệp thành hành động: HĐ1 - Tư duy hành động (Mathisen & Arnulf, 2013): Tư duy xác định mục tiêu, đề ra chiến lược/kế hoạch và các bước tiến hành để thực hiện mục tiêu; HĐ2 - Thành lập mục tiêu tốt hơn giúp người đó hành động đạt được mục tiêu cao hơn (Dholakia và Bagozzi 2003); HĐ3 - Cường độ mong muốn đạt được mục tiêu cao dẫn tới quyết định hành động (Edelman và cộng sự 2010).

- Yếu tố cần thiết để khởi nghiệp thành công trong kỷ nguyên số: YT1 - Kỹ năng quản lý; YT2 - Kỹ năng ra quyết định; YT3 - Kinh nghiệm; YT4 - Tầm nhìn; YT5 - Kỹ năng huy động và quản lý vốn (Howard A. Tullman, 2016); YT6 - Kỹ năng công nghệ (Howard A. Tullman, 2016); YT7 - Sự đam mê; YT8 - Lý thuyết “Đổ mồ hôi” - Sự kiên trì (Howard A. Tullman, 2014); YT9 - Sự chuẩn bị (Howard A. Tullman, 2016); YT10 - Những nguyên tắc căn bản; YT11 - Kỹ năng marketing và bán hàng (Howard A. Tullman, 2016).

Khung đo lường khả năng thực hiện khởi sự, khởi nghiệp

Qua nghiên cứu lý thuyết và các tài liệu lược khảo, nghiên cứu đề xuất khung năng lực khởi nghiệp cho sinh viên cần phải nâng cao trong bối cảnh CMCN 4.0 với 3 giai đoạn: Giai đoạn hình thành ý định gồm 7 yếu tố (YĐ1-YĐ7); Giai đoạn thúc đẩy ý định thành hành động gồm 3 yếu tố (HĐ1-HĐ3); Giai đoạn hoạt động khởi nghiệp gồm 11 yếu tố (YT1-YT11), trong đó có khá nhiều yếu tố thuộc về kỹ năng và thuộc tính con người của sinh viên. Đây là những yếu tố rất cần thiết đối với sinh viên đã, đang thực hiện hoạt động khởi nghiệp trong thời đại công nghiệp hiện nay. Nghiên cứu được thực hiện điều tra với 3 đối tượng sinh viên gồm: Sinh viên đang học tập, sinh viên đang thực hiện hoạt động khởi nghiệp, sinh viên đã tốt nghiệp đang thực hiện hoạt động khởi nghiệp.

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu tiến hành khảo sát lấy ý kiến 470 sinh viên cao đẳng, đại học trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Năng lực khởi nghiệp được đánh giá phổ biến từ nhiều quan điểm khác nhau như: Cơ sở đào tạo, bản thân người khởi nghiệp, sinh viên mới ra trường, sinh viên đang học tập tại các trường.

Bảng 2: Kết quả đánh giá các yếu tố hình thành ý định khởi nghiệp

Yếu tố hình thành ý định

YÐ1

YÐ 2

YÐ 3

YÐ 4

YÐ5

YÐ6

YÐ7

Mức TB

Sinh viên đang học tập

3,15

4,23

3,01

4,37

4,21

3,39

4,87

3,89

Sinh viên đang thực hiện hoạt động khởi nghiệp

3,22

4,73

4,23

4,56

4,27

3,31

4,35

4,1

Sinh viên đã tốt nghiệp đang thực hiện hoạt động khởi nghiệp

4,26

3,56

4,81

4,28

4,42

4,69

4,28

4,33

 

Để tiếp cận các yếu tố, thang đo 5 mức độ (Rất không cần thiết; Không cần thiết; Phân vân; Cần thiết; Rất cần thiết) được sử dụng trong nghiên cứu này để đánh giá mức độ quan trọng các yếu tố cấu thành nên ý định khởi nghiệp, yếu tố thúc đẩy khởi nghiệp và yếu tố khởi nghiệp thành công trong kỷ nguyên số.

Ý nghĩa của từng giá trị trung bình thang đo khoảng: Giá trị khoảng cách = (max – min)/5 = (5-1)/5 = 0,8

Các yếu tố thuộc tính thể hiện khả năng khởi nghiệp được sử dụng công cụ thống kế mô tả để phản ánh mức độ cần thiết của các yếu tố cấu thành trong từng giai đoạn.

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

- Về các yếu tố hình thành ý định khởi nghiệp: Kết quả khảo sát đối với các đối tượng về các yếu tố hình thành ý định khởi nghiệp của sinh viên thể hiện trong Bảng 2.

- Về các yếu tố thúc đẩy ý định thành hành động: Các sinh viên tham gia khảo sát đều cho rằng, các yếu tố thúc đẩy ý định thành hành động được khảo sát là cần thiết và rất cần thiết, với mức đánh giá trung bình là từ 3,48 đến 4,45 (Bảng 3).

Bảng 3: Kết quả đánh giá các yếu tố thúc đẩy ý định thành hành động

Yếu tố thúc đẩy ý định thành hành động

HÐ1

HÐ 2

HÐ 3

Mức TB

Sinh viên đang học tập

4,18

2,81

3,45

3,48

Sinh viên đang thực hiện hoạt động khởi nghiệp

4,38

3,19

4,59

4,05

Sinh viên đã tốt nghiệp đang thực hiện hoạt động khởi nghiệp

4,72

4,43

4,21

4,45

 

- Về các yếu tố khởi nghiệp thành công trong kỷ nguyên số: Các sinh viên đã tốt nghiệp đang thực hiện hoạt động khởi nghiệp tham gia khảo sát đều cho rằng, các yếu tố năng lực khởi nghiệp được khảo sát là cần thiết và rất cần thiết, với mức đánh giá trung bình là 4,40 (Bảng 4).

Qua khảo sát cho thấy, các sinh viên đã nhận thức được sự thay đổi của khởi nghiệp giai đoạn mới nhưng vẫn còn phân vân, do dự ở khá nhiều yếu tố, đặc biệt là về những kỹ năng chuẩn bị cho khởi nghiệp, tâm lý cho việc khởi nghiệp, tận dụng công nghệ, kinh nghiệm dẫn tới những do dự trong việc khởi nghiệp. Các sinh viên đã tốt nghiệp đang thực hiện hoạt động khởi nghiệp đánh giá cao các yếu tố trên sau khi gặp phải những vấn đề như tìm kiếm việc làm, kinh doanh. Các sinh viên này cũng cho biết, sau khi ra trường thường thiếu nhiều yếu tố thuộc về kinh doanh khiến cho họ gặp phải nhiều khó khăn trong khi thực hiện các ý định khởi nghiệp.

Giải pháp nâng cao khả năng khởi nghiệp của sinh viên thời  kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0

Kết quả nghiên cứu đã phản ánh phần nào thực trạng nhận thức của sinh viên về sự cần thiết của các yếu tố trong quá trình hình thành ý định, biến ý định thành hành động khởi nghiệp và vận hành nó đạt được mục tiêu vừa sức và khả thi mà vẫn mang tính phát triển. Nghiên cứu cũng cho thấy, những yếu tố cần thiết phải hoàn thiện cho sinh viên, thúc đẩy họ khởi nghiệp trong cuộc CMCN 4.0.

Từ kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đưa ra một số kiến nghị để nâng cao khả năng khởi nghiệp trong thời kỳ CMCN 4.0 thông qua việc nâng cao khả năng hình thành ý định khởi nghiệp, biến ý định khởi nghiệp thành hành động và tận dụng lợi thế để khởi nghiệp trong kỷ nguyên số của sinh viên.

Một là, nhà trường cần phải nâng cao nhận thức của sinh viên về sự cần thiết của khởi nghiệp đối với chính bản thân sinh viên, nhất là trong thời đại CMCN 4.0 thông qua các buổi tư vấn, tọa đàm, thảo luận vừa mang tính hướng nghiệp. Từ đó, sinh viên có thể quan tâm và tự ý thức phải nâng cao khả năng của bản thân.

Hai là, nhà trường cần thiết lập kênh thông tin (Fanpage, link tư vấn...)  giải đáp cho sinh viên những vướng mắc có thể gặp phải khi khởi nghiệp, giúp ổn định tâm lý, tìm hướng giải quyết khi khó khăn, cũng như chia sẻ kinh nghiệp kinh doanh. Thêm vào đó, nhà trường có thể đưa những đường link kết nối giúp các sinh viên nghiên cứu hành lang pháp lý liên quan đến khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh, sở hữu trí tuệ…

 Bảng 4: Kết quả đánh giá các yếu tố khởi nghiệp thành công trong kỷ nguyên số

Yếu tố

YT 1

YT 2

YT 3

YT 4

YT 5

YT 6

YT 7

YT 8

YT 9

YT 10

YT 11

Mức TB

Sinh viên đang học tập

4,73

4,82

4,56

2,81

4,36

3,23

3,35

4,37

2,87

3,53

4,96

3,96

Sinh viên đang thực hiện hoạt động khởi nghiệp

4,66

4,87

4,22

2,89

4,76

3,52

3,88

4,91

3,36

4,69

4,84

4,24

Sinh viên đã tốt nghiệp đang thực hiện hoạt động khởi nghiệp

4,74

3,59

4,58

4,92

4,23

4,77

4,55

4,72

4,57

4,24

3,51

4,40

 

Ba là, nhà trường cần xây dựng các tình huống khởi nghiệp mô phỏng dựa trên kiến thức kinh doanh cơ bản và các tình huống sưu tầm từ các start-up, các chuyên gia, các doanh nhân trẻ, có thể xây dựng bằng các học liệu hoặc ứng dụng tại bài giảng e-learning để thuận tiện cho sinh viên có thể tham gia bất cứ lúc nào khi đã đăng ký tài khoản hoạt động và có thể kiểm tra đầu ra bằng các biện pháp xử lý tình huống, giải quyết vấn đề.

Bốn là, nâng cao các kỹ năng chuẩn bị, tạo lập mục tiêu và biện pháp hướng đến mục tiêu. Việc hướng dẫn sinh viên tạo lập mục tiêu khởi nghiệp vừa sức nhưng vẫn mang hướng phát triển là điều cần thiết. Điều này cần sự trợ giúp của các nhà kinh tế, sự liên kết giữa các trường đào tạo khối ngành kinh tế và khối ngành không phải kinh tế thông qua các buổi giao lưu sinh viên khởi nghiệp giữa các trường, các tổ chức hiệp hội…

Năm là, nâng cao kỹ năng công nghệ trong thời kỳ CMCN 4.0. cho sinh viên để họ làm chủ công nghệ và tận dụng lợi thế từ sự phát triển của thời đại. Nhà trường cần tạo điều kiện để sinh viên tiếp cận công nghệ, cung cấp các tài liệu số để sinh viên tìm hiểu và vận dụng khởi nghiệp sau khi ra trường. Việc tận dụng lợi thế từ mạng xã hội, các công cụ tìm kiếm… sẽ giúp việc marketing, bán hàng… trong giai đoạn khởi nghiệp của sinh viên gặp nhiều thuận lợi.  

Sáu là, thiết lập các phương thức tiếp cận các kiến thức kinh doanh, có thể dưới dạng tiếp cận một start-up hoặc kho sách, hoặc giới thiệu đầu sách, nội dung sách, ebook… giúp sinh viên tiếp cận mọi lúc mọi nơi, mọi đối tượng trên cơ sở tài khoản đăng ký. Điều này không chỉ trang bị kiến thức khởi nghiệp mà còn nâng cao nhận thức, tiếp cận bài học về sự kiên trì nỗ lực, cũng như hứng thú, đam mê thúc đẩy sinh viên khởi nghiệp. Đây là yếu tố quan trọng tạo động lực thúc đẩy việc học tập và tự nâng cao năng lực bản thân sinh viên trong khởi nghiệp…

Tài liệu tham khảo:

  1. Ðoàn Thị Thu Trang, Lê Hiếu Học (2018), Các nhân tố ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp sinh viên ngành kỹ thuật: Nghiên cứu trường hợp Ðại học Bách khoa Hà Nội, Tạp chí Kinh tế Ðối ngoại, 1/2018 số 97;
  2. Nguyễn Quang Thu, Trần Thế Hoàng, Hà Kiên Tân(2017), Vai trò gắn kết trong mối quan hệ giữa ý định và hành vi khởi nghiệp của sinh viên, Tạp chí Phát triển Kinh tế, 11/2017, 04-25;
  3. Phan Anh Tú, Giang Thị Cẩm Tiên (2015), Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp: Trường hợp sinh viên Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh Ðại học Cần Thơ, Tạp chí Khoa học Ðại học Cần Thơ, 6/2015, 59-66;
  4. Phan Anh Tú, Nguyễn Thanh Sơn (2015), Các nhân tố ảnh hưởng đến khởi sự doanh nghiệp của sinh viên kinh tế đã tốt nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ, Tạp chí Khoa học Ðại học Cần Thơ, 10/2015, 39-49;
  5. Mark Conner, Christopher J. Armitage (2011), Extending the Theory of Planned Behavior: A Review and Avenues for Further Research, United Kingdom, 1429-1453;
  6. Klaus Schwab (2018), Diễn đàn khởi nghiệp sáng tạo trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN, Hà Nội, Việt Nam, ngày 11/9/2017.