Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế vỉa hè tại TP. Hà Nội
Nghiên cứu này nhằm khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế vỉa hè tại TP. Hà Nội. Dữ liệu được thu thập từ 227 đối tượng liên quan và mô hình hồi quy đa biến được sử dụng để kiểm định các giả thuyết. Kết quả nghiên cứu cho thấy, quá trình phát triển kinh tế vỉa hè tại TP. Hà Nội bị ảnh hưởng bởi 5 yếu tố: Không gian vỉa hè, Phương tiện giao thông, Thói quen, Nhu cầu khách du lịch và An toàn vệ sinh thực phẩm.
Đặt vấn đề
Ở nhiều nước trên thế giới, phần không gian vỉa hè được sử dụng cho người đi bộ, đi xe đạp hoặc là nơi nghỉ ngơi, thư giãn cho người dân. Tại nhiều quốc gia trên thế giới như: Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Hàn Quốc… vỉa hè được cho thuê một phần để tổ chức kinh doanh. Trong đó, tại các khu vực được tổ chức cho thuê vỉa hè, các trường hợp kinh doanh phải có trách nhiệm bảo đảm vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị và điều quan trọng nhất là phải dành một phần vỉa hè cho người đi bộ. Ngoài ra, phí thuê vỉa hè ở các nước rất cao, được tính tùy theo khu vực, khu vực càng đông đúc, có thế mạnh về văn hóa, du lịch… phí càng cao và ngược lại (Văn Nhi, 2024).
Tại Việt Nam, không gian vỉa hè được tận dụng làm nơi kinh doanh của người dân đô thị. Những nhà dân tận dụng vỉa hè làm nơi đậu xe cho khách hàng của mình, hoặc kê bàn ghế cho hoạt động mua bán. Vỉa hè trở thành nơi tạo ra việc làm và thu nhập của số lớn cư dân nghèo đô thị. Điều đó cho thấy, mô hình kinh tế vỉa hè là loại hình kinh tế mang lại nhiều lợi ích, mang lại công ăn việc làm cho người dân, mang lại nguồn thu nhập cho họ, giảm bớt gánh nặng cho Nhà nước và còn mang lại nét độc đáo cho đô thị. Dần dần, hoạt động kinh doanh trên vỉa hè trở thành một phần văn hóa đặc thù trong nét văn hóa của người Việt Nam nói chung và nhiều thành phố lớn như TP. Hà Nội nói riêng.
Tuy nhiên, kinh tế vỉa hè cũng mang lại không ít bất lợi cho hoạt động lưu thông của người đi bộ, gây ảnh hưởng đến trật tự, an ninh, gây mất mỹ quan đô thị… Không chỉ riêng tại TP. Hà Nội, loại hình kinh tế vỉa hè vẫn đang hiện hữu và rất phát triển tại các thành phố ở Việt Nam. Do đó, việc nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế vỉa hè có ý nghĩa quan trọng đối với chính sách quản lý của các cơ quan chính quyền nói chung và hoạt động quản lý kinh doanh vỉa hè của người dân tại TP. Hà Nội, hướng đến phát triển nền kinh tế vỉa hè hiện đại, văn minh và hướng đến cải thiện đời sống người dân.
Khái niệm và đề xuất mô hình nghiên cứu
Theo Bromley (2000), Bhowmik (2005), kinh tế vỉa hè là loại hình kinh doanh trên đường phố, có lịch sử lâu dài, hàm chứa những giá trị kinh tế và văn hoá được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Tại Việt Nam, nghiên cứu của Giang Lê An (2016), Vũ Trường (2021) chỉ ra rằng: “Kinh tế vỉa hè là một bộ phận của khu vực kinh tế phi chính thức, với sự phát triển tự nhiên từ lối sống, phương thức buôn bán thương mại nhỏ lẻ tồn tại từ lâu đời”.
Về khía cạnh pháp lý, kinh tế vỉa hè chưa được thừa nhận với khung pháp lý chặt chẽ, tuy nhiên, kinh tế vỉa hè luôn tồn tại dựa trên nhu cầu thực tế của người dân và khẳng định những giá trị nó mang lại về mặt kinh tế và văn hoá. Các hoạt động kinh tế vỉa hè mang lại sự tiện lợi trong việc đáp ứng nhu cầu người dân, tiết kiệm thời gian, giá cả thường rẻ hơn so với các loại hình kinh doanh thu mặt bằng, việc kinh doanh không dựa trên khung thời gian nhất định, vì thế tiện lợi và đáp ứng tốt nhu cầu của người mua.
Qua lược khảo các tài liệu liên quan kết hợp với khảo sát thực tế diễn ra, nghiên cứu đã lựa chọn và đề xuất các yếu tố như Hình 1 và Bảng 1.
Hình 1: Mô hình nghiên cứu đề xuất

Bảng 1: Các yếu tố đề xuất trong mô hình nghiên cứu |
||
Các yếu tố |
Nội dung |
Chiều ảnh hưởng |
Không gian vỉa hè |
Vỉa hè chứa đựng không gian xã hội, chứa đựng không gian nghệ thuật và chứa đựng không gian ký ức. Vỉa hè cần có diện tích hay độ rộng đủ lớn để không những dành cho người đi bộ, mà còn là nơi diễn ra được nhiều hoạt động |
(+) |
Phương tiện giao thông |
Hiện nay phương tiện giao thông chủ yếu là xe máy nên việc di chuyển trở nên linh hoạt, thuận tiện dừng đỗ để mua sắm, mua sắm tại những gánh hàng rong hoặc các địa điểm kinh doanh lưu động trên vỉa hè |
(+) |
Thói quen |
Thông lệ mua hàng ở những hàng quán vỉa hè có sự ưu tiên với lợi thế về sự tiện lợi và nhanh chóng xuất hiện từ thành thị cho đến các làng quê. Hơn nữa, giá cả trên vỉa hè có xu hướng rẻ hơn vì tối ưu về chi phí mặt bằng, chi phí thuê nhân viên và một số chi phí khác |
(+) |
Nhu cầu khách du lịch |
Đa phần các mặt hàng được bán trên vỉa hè là đồ ăn, thức uống, những đặc sản mang nét đặc trưng truyền thống, đậm chất quê hương và giá cả phải chăng. Khi thưởng thức tại các hàng quán vỉa hè, du khách có cơ hội được tận hưởng những nét đặc trưng và văn hoá bản địa |
(+) |
An toàn vệ sinh thực phẩm |
Tâm lý khách hàng lo ngại khi sử dụng các loại thực phẩm vỉa hè và lo ngại này dễ dàng được thấu hiểu khi những gánh hàng rong không có thương hiệu, không rõ nguồn gốc nguyên xuất xứ và là loại hình kinh tế tự phát nên việc kiểm soát, kiểm chứng an toàn thực phẩm khó có thể được đảm bảo |
(-) |
Nguồn: Đề xuất của nhóm tác giả |
Mô hình nghiên cứu được xác định dưới dạng phương trình:
PT = β0 + β1*KG + β2*PTGT + β3*TQ + β4*LĐ +
β5*NC - β6*ATVS
Trong đó:
Biến phụ thuộc: Quá trình phát triển kinh tế vỉa hè (PT).
Các biến độc lập bao gồm (Xi): Không gian vỉa hè (KG); Phương tiện giao thông (PTGT); Thói quen (TQ); Nhu cầu khách du lịch (NC); An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVS).
βk: Hệ số hồi quy (k = 0, 1, 2,...,5).
Phương pháp nghiên cứu
Thang đo được đề xuất từ các nghiên cứu trước đây kết hợp với quá trình phỏng vấn chuyên gia để điều chỉnh thang đo cho phù hợp với thực tế đang xảy ra tại TP. Hà Nội. Nghiên cứu khảo sát thực tế với 270 mẫu tuân thủ theo tỷ lệ tính cỡ mẫu tốt nhất khi phân tích nhân tố khám phá đối với ba đối tượng bao gồm: các cấp quản lý địa phương tại tuyến đường có vỉa hè; khách du lịch; người dân tham gia buôn bán tại vỉa hè. Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS26 để kiểm chứng các giả thuyết của mô hình nghiên cứu đề xuất. Quá trình khảo sát được diễn ra từ tháng 3 đến tháng 5/2024 tại các tuyến phố chính tại TP. Hà Nội và thu về 227 phiếu hợp lệ.
Kết quả phân tích
Kết quả Bảng 2 cho thấy, các yếu tố độc lập và yếu tố phụ thuộc đều có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,7. Tiếp đến hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,4 và các kết quả này đã chứng minh thang đo đều đạt độ tin cậy, giá trị phân biệt phù hợp để tiến hành phân tích các bước tiếp theo (Hair và cộng sự, 2010).
Bảng 2: Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha; hệ số EFA; hệ số tương quan Pearson |
|||||
Thang đo |
Số biến |
Cronbach’s Alpha |
Tương quan biến tổng nhỏ nhất |
Tải nhân tố nhỏ nhất |
Tương quan Pearson |
KG |
5 |
0,812 |
0,465 |
0,736 |
0,610** |
PTGT |
5 |
0,803 |
0,428 |
0,752 |
0,487** |
TQ |
5 |
0,820 |
0,449 |
0,787 |
0,508** |
NC |
4 |
0,775 |
0,483 |
0,754 |
0,369** |
ATVS |
5 |
0,791 |
0,436 |
0,729 |
- 0,426** |
KMO = 0,726 |
|||||
Kiểm định |
Giá trị Chi bình phương xấp xỉ df Sig. |
7215,604 546 0,000 |
|||
Tổng phương sai trích |
73,403% |
||||
PT |
3 |
0,811 |
0,463 |
0,779 |
1,00** |
Hệ số KMO = 0,841 |
|||||
Kiểm định |
Giá trị Chi bình phương xấp xỉ df Sig. |
312,215 3 0,000 |
|||
Tổng phương sai trích |
82,134% |
||||
Ghi chú: * và ** tương quan có mức ý nghĩa nhỏ hơn 0,05 và 0,01 |
|||||
Nguồn: Xử lý số liệu của nhóm tác giả |
Bảng 3: Kết quả phân tích hệ số hồi quy tuyến tính |
||||||||
Mô hình |
Hệ số hồi quy chưa chuẩn hoá |
Hệ số hồi quy chuẩn hoá |
t |
Sig. |
Thống kê đa cộng tuyến |
|||
B |
Độ lệch chuẩn |
B chuẩn hoá |
Dung sai điều chỉnh |
VIF |
||||
1 |
Hằng số |
0,575 |
0,437 |
5,324 |
0,000 |
|||
KG |
0,327 |
0,016 |
0,317 |
3,981 |
0,000 |
0,621 |
1,776 |
|
PTGT |
0,086 |
0,013 |
0,083 |
4,115 |
0,002 |
0,573 |
1,356 |
|
TQ |
0,496 |
0,015 |
0,479 |
2,476 |
0,000 |
0,502 |
1,541 |
|
NC |
0,302 |
0,015 |
0,289 |
- 3,452 |
0,005 |
0,379 |
1,667 |
|
ATVS |
- 0,417 |
0,016 |
- 0,407 |
2,228 |
0,000 |
0,574 |
1,890 |
|
Giá trị F = 86,731; Sig. = 0,000 R2 = 0,718; R2 hiệu chỉnh = 0,694; Durbin-Watson = 1,693 a. Biến phụ thuộc: PT |
||||||||
Nguồn: Xử lý số liệu của nhóm tác giả |
Phân tích nhân tố khám phá (EFA) của các yếu tố độc lập cho thấy hệ số tải nhân tố nhỏ nhất của các biến quan sát đều lớn hơn 0,7; hệ số KMO lớn hơn 0,7; hệ số Sig. của kiểm định Bartlett’s nhỏ hơn 0,001; tại giá trị Eigenvalue đạt 1,236, có tổng phương sai trích lớn hơn 73,403% đã cho thấy 24 biến quan sát được trích xuất đầy đủ vào 5 yếu tố đúng như dự đoán ban đầu, tức là 5 yếu tố đã giải thích được 73,403% dữ liệu nghiên cứu thu thập (lớn hơn 50%) phù hợp với tiêu chuẩn khi phân tích EFA của Hair và cộng sự (2010). Đối với yếu tố phụ thuộc các hệ số tải nhân tố, hệ số KMO, hệ số Sig. của kiểm định Bartlett’s, giá trị Eigenvalue và tổng phương sai trích đều thoả mãn các điều kiện đặt ra của Hair và cộng sự (2010) khi phân tích EFA. Tóm lại, thang đo đã đáp ứng được giá trị hội tụ và giá trị phân biệt.
Phân tích tương quan giữa các yếu tố độc lập và yếu tố phụ thuộc đã cho thấy hệ số Sig. nhỏ hơn 0,01 và hệ số tương quan đều lớn hơn 0,3 đã chỉ ra mối tương quan mạnh mẽ giữa các yếu tố độc lập đến yếu tố phụ thuộc và không xuất hiện hiện tượng đa cộng tuyến (Hair và cộng sự, 2010).
Kết quả Bảng 3 cho thấy, phân tích hồi quy tuyến tính bằng phương pháp Enter có hệ số Sig của kiểm định F nhỏ hơn 0,001 đã chuẩn hoá mô hình hồi quy (Hair và cộng sự, 2010). Trong đó, hệ số R2 hiệu chỉnh là 0,694 hay 5 yếu tố độc lập có ảnh hưởng đến 69,4% sự biến thiên của yếu tố phụ thuộc; hệ số Durbin-Watson lớn hơn 1 cho thấy mô hình không vi phạm giả định tự tương quan chuỗi bậc nhất. Hệ số Sig. của kiểm định t đều nhỏ hơn 0.01 và hệ số VIF nhỏ hơn 2 đã chắc chắn không có sự xuất hiện hiện tượng đa cộng tuyến. Do đó, 5 giả thuyết nghiên cứu đều được chấp nhận và phương trình hồi quy theo hệ số Beta chuẩn hóa như sau:
PT = 0,496*TQ - 0,417*ATVS + 0,327*KG + 0,302*NC + 0,086*PTGT
Như vậy, phương trình hồi quy cho thấy 4 yếu tố độc lập (TQ, KG, NC, PTGT) đều có ảnh hưởng thuận chiều dương đến yếu tố phụ thuộc và một yếu tố độc lập (ATVS) có ảnh hưởng ngược chiều đến yếu tố độc lập. Nghĩa là, các giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5 trong mô hình nghiên cứu đều được chấp nhận và đúng với dự đoán ban đầu.
Đề xuất một số giải pháp
Theo Hội Cầu đường Hà Nội (2023), không thể xem nhẹ vai trò của vỉa hè trong phát triển kinh tế đô thị. Trên thế giới, đặc biệt là các nước khu vực châu Á, khối ASEAN, không đô thị nào không có kinh tế vỉa hè. Kinh tế vỉa hè là sinh kế của hàng triệu gia đình, là tất yếu trong xã hội hiện đại cần phải được thừa nhận chính thức và có kịch bản quản lý, có định hướng phát triển rõ ràng, ngăn nắp. Tại Hà Nội, nhiều năm qua, vỉa hè nằm trong thế “giằng co”. Một bên là cơ quan chức năng nỗ lực ngăn cấm các hoạt động lấn chiếm, kinh doanh trên vỉa hè mà luật không cho phép và một bên là người dân, doanh nghiệp bằng mọi cách “cố tình” kinh doanh, kiếm sống trên vỉa hè. Cuộc “giằng co” chưa hồi kết đó mang đến cho Hà Nội nhiều hệ luỵ lâu dài và phức tạp, trong đó, đáng tiếc nhất là nguồn lợi kinh tế chảy vào túi các cá nhân, còn Thành phố phải bỏ tiền duy tu, bảo trì, sửa chữa, xây dựng hạ tầng. Hầu hết người dân kiếm sống trên vỉa hè đều sẵn sàng nộp thuế, xin thuê vỉa hè để kinh doanh ổn định, nhưng chính quyền đô thị lại không dám thu, không dám tổ chức cho buôn bán (Ngọc Hải, 2023).
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế vỉa hè tại TP. Hà Nội, nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp như sau:
Một là, chính quyền địa phương nói chung và TP. Hà Nội nói riêng cần quan tâm đến việc xác định được các đoạn đường có thể sử dụng ngoài mục đích giao thông. Một số đoạn đường, vỉa hè rộng có thể tận dụng để tổ chức một vài hoạt động kinh doanh, giải trí. Tận dụng khoảng rộng để tổ chức nhiều loại hình đa năng đáp ứng nhu cầu của các đối tượng. Cần sắp xếp lại hoạt động của các gánh hàng rong, hàng quán vỉa hè để đảm bảo trật tự lòng lề đường và nâng cao mỹ quan đô thị. Để thực hiện được điều này, cần phải xác định được những vỉa hè nào có thể bố trí hàng rong và những vỉa hè nào không đủ điều kiện để bố trí. Đối với các vỉa hè không đủ điều kiện bố trí hàng rong, cần quan tâm đến lưu lượng giao thông trung bình vào những giờ cao điểm, độ rộng của vỉa hè.
Hai là, để nâng cao kiến thức kinh doanh, người chủ kinh doanh cần tìm hiểu về nhu cầu của khách hàng, tìm hiểu về giá cả, nguồn hàng và cách ứng xử, giao tiếp và tìm cách thu hút khách hàng. Triển khai các chương trình dùng thử sản phẩm hoặc giảm giá đối với những mặt hàng mới, thực hiện khảo sát và xin ý kiến đánh giá của khách hàng là những giải pháp dễ dàng để thấu hiểu tâm lý khách hàng...
Ba là, chính quyền địa phương cần đưa ra một vài quy định về việc trưng bày hàng hóa, bàn ghế trên vỉa hè để có khoảng rộng cho người đi bộ. Điều này sẽ giúp cho người đi bộ được an toàn, tuyến đường trở nên đẹp và sinh động hơn. Đồng thời, cần triển khai đăng ký bán hàng trên vỉa hè, trong đó nội dung đăng kí phải nêu được ai bán, bán gì, ở đâu, bán như thế nào… Tổ chức các đoàn kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm ngẫu nhiên trên các tuyến phố, qua đó kiểm soát phần nào vấn đề an toàn thực phẩm, giúp cho khách hàng an tâm hơn khi dùng các sản phẩm trên vỉa hè.
Tài liệu tham khảo:
- Giang Lê An (2016), Kinh tế vỉa hè-Kinh tế đô thị. Tạp chí Kiến trúc Việt Nam, số 200;
- Vân Nhi (2024), Tạo sức sống mới cho vỉa hè Hà Nội. Báo Kinh tế và Đô thị. https://kinhtedothi.vn/tao-suc-song-moi-cho-via-he-ha-noi.html;
- Ngọc Hải (2023), Kinh tế vỉa hè: Cần được thừa nhận và quản lý chặt chẽ. Báo Kinh tế và Đô thị. https://kinhtedothi.vn/kinh-te-via-he-can-duoc-thua-nhan-va-quan-ly-chat-che.html;
- Vũ Trường (2021), Kinh tế phi chính thức ở Việt Nam và hàm ý chính sách. The Saigon Times;
- Bromley, R. (2000), Street vending and public policy: A global review. International Journal of Sociology and Social Policy, 20(1/2), 1-28;
- Bhowmik, S.K. (2005), Street Vendors in Asia : A Review. Economic and Political Weekly, 40(22/23), 2256-2264.