Nhiều chính sách từ Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ người nghèo và nông nghiệp
Trả lời phỏng vấn bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Tài chính toàn diện khu vực Châu Á – Thái Bình Dương diễn ra trong hai ngày (21-22/3), Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng cho biết đơn vị này đã và đang có nhiều chính sách hỗ trợ người nghèo nông thôn và lĩnh vực nông nghiệp.
Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, để khuyến khích phát triển nông nghiệp, nôngthôn, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương và chính sách quan trọng: Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương về nông nghiệp, nông dân, nông thôn để chỉ đạo cả hệ thống chính trị tham gia vào phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống của người nông dân; Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững”; Quyết định số 1600/QĐ-TTg về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 nhằm xây dựng nông thôn theo hướng hiện đại, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân…
Các chính sách cụ thể như sau: Thứ nhất, NHNN đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng cân đối vốn để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn, trong đó có những hỗ trợ như ưu tiên về lãi suất, tăng tỷ trọng dư nợ cho vay…
Thứ hai, các hình thức cho vay được thực hiện đa dạng, như thông qua hệ thống quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô, tổ vay vốn (TW Hội Nông dân Việt Nam và TW Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam)…
Thứ ba, thực hiện một số chính sách tín dụng đối với ngành, lĩnh vực nông nghiệp đặc thù như: Chính sách tín dụng hỗ trợ ngư dân đánh bắt xa bờ, cho vay tái canh cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên, cho vay giảm tổn thất trong nông nghiệp…
Ngoài ra, thực hiện các chương trình tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội, bao gồm: chương trình cho vay hộ nghèo, cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, cho vay thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn, cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, cho vay đối với hộ cận nghèo, cho vay hộ mới thoát nghèo…
Mới đây, Thủ Tướng Chính Phủ đã đề nghị ngành ngân hàng cần dành riêng một gói tín dụng 100.000 tỷ đồng để hỗ trợ vay vốn cho các doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch, qua đó khuyến khích khởi nghiệp và ứng dụng khoa học công nghệ mạnh mẽ trong nông nghiệp để có một nền nông nghiệp thông minh ở Việt Nam. NHNN sẽ khẩn trương phối hợp các Bộ ngành nghiên cứu xem xét đề xuất trên trong thời gian tới.
Các chính sách cụ thể như sau: Thứ nhất, NHNN đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng cân đối vốn để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn, trong đó có những hỗ trợ như ưu tiên về lãi suất, tăng tỷ trọng dư nợ cho vay…
Thứ hai, các hình thức cho vay được thực hiện đa dạng, như thông qua hệ thống quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô, tổ vay vốn (TW Hội Nông dân Việt Nam và TW Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam)…
Thứ ba, thực hiện một số chính sách tín dụng đối với ngành, lĩnh vực nông nghiệp đặc thù như: Chính sách tín dụng hỗ trợ ngư dân đánh bắt xa bờ, cho vay tái canh cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên, cho vay giảm tổn thất trong nông nghiệp…
Ngoài ra, thực hiện các chương trình tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội, bao gồm: chương trình cho vay hộ nghèo, cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, cho vay thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn, cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, cho vay đối với hộ cận nghèo, cho vay hộ mới thoát nghèo…
Mới đây, Thủ Tướng Chính Phủ đã đề nghị ngành ngân hàng cần dành riêng một gói tín dụng 100.000 tỷ đồng để hỗ trợ vay vốn cho các doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch, qua đó khuyến khích khởi nghiệp và ứng dụng khoa học công nghệ mạnh mẽ trong nông nghiệp để có một nền nông nghiệp thông minh ở Việt Nam. NHNN sẽ khẩn trương phối hợp các Bộ ngành nghiên cứu xem xét đề xuất trên trong thời gian tới.