Những dấu hiệu nhận diện tội phạm tài chính

Hoàng Lan

Tội phạm tài chính được hiểu là các hành vi vi phạm liên quan đến chuyển đổi bất hợp pháp quyền sở hữu tài sản, gian lận, phạm tội máy tính, rửa tiền… Tội phạm tài chính có thể được thực hiện bởi các cá nhân, các nhóm tội phạm có tổ chức gây thiệt hại nghiêm trọng không chỉ cho cá nhân, tập đoàn kinh tế, chính phủ và toàn bộ nền kinh tế.

Tội phạm tài chính đã trở thành mối quan tâm của tất cả các chính phủ trên thế giới vì tác động của tội phạm tài chính thay đổi theo ngữ cảnh khác nhau và là mối đe dọa đáng kể cho phát triển kinh tế và ổn định tài chính tiền tệ. Tội phạm tài chính được nhận diện qua các đặc điểm cụ thể sau:

Thứ nhất, gian lận: Thế mạnh của Bitcoin hay các tiền ảo là sự bất biến của Blockchain - một khi giao dịch được, nó không thể được đảo ngược hoặc chấm dứt theo cách ngân hàng có thể hủy bỏ hoặc đảo ngược các giao dịch. Trong giao dịch tiền ảo, người mua không phải lúc nào cũng được bảo vệ chống lại việc không giao hàng hoặc nhận hàng giả hay bị lỗi.

Thứ hai, tội phạm mạng: Với tính bảo mật cao, tiền ảo trở thành công cụ ưa thích của tin tặc và kẻ trộm trực tuyến. Tiền ảo khiến tội phạm tài chính thay đổi ngày càng tinh vi, tiệm cận dần đến các dòng tài chính bất hợp pháp thuận tiện hơn.

Thứ ba, ẩn danh: Quyền riêng tư luôn là mục tiêu trọng tâm của các nhà phát triển tiền ảo hướng đến, tuy nhiên tiền ảo không hoàn toàn đồng nhất vô danh mà thay vào đó chúng có mức ẩn danh khác nhau, người dùng có thể nhận diện trên toàn mạng bằng các phím chữ và số. Tiền ảo với khả năng để tích hợp và cân bằng, nâng cao tính minh bạch và quyền riêng tư làm hạn chế những nỗ lực thực hiện các quy định phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố truyền thống.

Thứ tư, thúc đẩy thanh toán giao dịch quốc tế: Giao dịch thanh toán tiền ảo được thực hiện gần với thời gian thực mà chi phí lại thấp hơn các phương thức khác. Đổi mới của Nakamoto cho phép người dùng thực hiện thanh toán tiền ảo tương đối nhanh chóng trên toàn thế giới, khiến tiền ảo được sử dụng thanh toán vi mô cũng như chuyển tiền đến các nước kém phát triển với chi phí hiệu quả. Khả năng thực hiện giao dịch nhanh chóng và hiệu quả là môi trường hoạt động tốt để rửa tiền.

Thứ năm, rửa tiền: Là hành vi của cá nhân hay tổ chức tìm cách chuyển đổi các khoản lợi nhuận hoặc tài sản khác có được từ hành vi phạm tội hoặc tham nhũng trở thành các tài sản được coi là "hợp pháp".

Thứ sáu, tài trợ cho khủng bố: Sử dụng tiền hoặc tài sản trực tiếp hay gián tiếp, các nguồn tài chính cho mục đích sử dụng để hỗ trợ hoặc thực hiện các hoạt động khủng bố. Các hoạt động khủng bố cũng có thể được tài trợ bằng những khoản thu nhập hợp pháp.