Nỗi lo chuẩn bị hành trang cho thế hệ kế thừa doanh nghiệp
Các doanh nghiệp gia đình ở Việt Nam đang bước vào thời kỳ chuyển giao thế hệ. Thách thức được đặt ra cho các lãnh đạo hiện tại là làm sao để chuẩn bị thật tốt cho thế hệ kế nghiệp tương lai?
Khác với nhiều quốc gia trên thế giới có nền kinh tế đã phát triển từ lâu, Việt Nam chỉ vừa bước ra khỏi nền kinh tế bao cấp hơn 30 năm trở lại đây và các doanh nghiệp tư nhân thời kỳ đầu cũng có cùng độ tuổi ấy.
Thời điểm hiện tại, nhiều doanh nghiệp gia đình đang bước vào giai đoạn chuyển giao sau 25-30 năm hình thành, thế hệ lãnh đạo 6X, 7X cũng đã bước vào độ tuổi cần sự nghỉ ngơi. Vậy làm thế nào để đào tạo một thế hệ kế thừa doanh nghiệp tương lai, từ đó giúp các doanh nghiệp gia đình phát triển bền vững trước làn sóng chuyển giao?
Chuyển giao thế hệ là một quá trình kéo dài ít nhất 5-10 năm nếu thế hệ kế nghiệp đã được chuẩn bị tốt. Với nền kinh tế còn non trẻ, Việt Nam chưa có những môi trường đào tạo dành riêng cho đối tượng con em của chủ doanh nghiệp. Giải pháp được nhiều gia đình lựa chọn là để thế hệ trẻ đi du học. Tuy nhiên đi du học chưa hẳn là giải pháp tối ưu vì những lý do:
- Chưa tối ưu về kiến thức: Mỗi quốc gia có những đặc thù riêng về thị trường, những kiến thức bậc Đại học ở nước ngoài đều rất tốt nhưng chưa chắc đã áp dụng được tại môi trường Việt Nam. Thế hệ kế nghiệp vẫn cần nhiều trải nghiệm thực tế và sự giáo dục tại quê nhà.
- Chưa tối ưu về thời gian: Quá trình học tập tại nước ngoài mất không ít thời gian nếu không nói là “tiêu tốn” của các bạn trẻ và gia đình khá nhiều tháng ngày khi thường phải mất 1-2 năm để chuẩn bị hồ sơ và học dự bị, 4 năm học tập sau đó là 1 số năm làm việc tại nước ngoài sau khi ra trường.
- Chưa tối ưu về các mối quan hệ: Thế hệ kế nghiệp cần có môi trường để tạo dựng mối quan hệ và kết nối với nhau ngay từ giai đoạn đầu tiên của sự nghiệp. Nếu như mỗi cá nhân đều lựa chọn cho mình một ngôi trường, đất nước riêng để theo học thì thời điểm nào mới là thời điểm để những chủ doanh nghiệp tương lai kết nối với nhau?
Cuối cùng, nỗi lo lớn hơn không chỉ nằm ở các doanh nghiệp gia đình mà còn thuộc về cả xã hội là tình trạng chảy máu chất xám. Thực tế cho thấy, nhiều bạn trẻ dù có điều kiện gia đình khá giả tại Việt Nam nhưng vẫn không “mặn mà” việc quay trở lại mà lựa chọn làm việc luôn tại nước ngoài sau khi học xong.
Hơn nữa, thế hệ kế thừa doanh nghiệp cần được đào tạo rất nhiều yếu tố chuyên biệt mà ngay cả ở những nước có nền giáo dục phát triển cũng chưa chắc đã có chương trình dành riêng cho đối tượng này. Một CEO tương lai cần được trang bị một số khung năng lực như:
- Cần có kỷ luật bản thân và nỗ lực không ngừng: điều này đã có sẵn trong máu của người Việt Nam và cần môi trường để khai phá.
- Cần có khung năng lực về chiến lược để huy động và tổ chức con người vận hành cho doanh nghiệp, cơ hội cho kinh doanh và pháp lý cho hoạt động,…
- Cần có khung năng lực về nhân sự để phân công công việc, để kiểm soát hiệu quả, trả lương thỏa đáng nhân sự…
- Cần có khung năng lực về tài chính để huy động vốn. Đây là vấn đề luôn trở thành rào cản lớn đối với mỗi người trẻ khi bắt đầu kiểm soát tài chính cho doanh nghiệp,…
- Cần có khung năng lực về kinh doanh để phân tích và nắm bắt cơ hội của thị trường.
- Cần có đạo đức trong kinh doanh để phát triển và tạo nên một hệ sinh thái lớn.
Chính vì những lý do đó mà nhiều gia đình đã lựa chọn ngành học Business Boss của Trường Doanh nhân CEO Việt Nam. Đây là chương trình huấn luyện các chủ doanh nghiệp tương lai ngay từ độ tuổi tốt nghiệp THPT, được xây dựng dựa trên cơ sở Tập đoàn CEO Việt Nam Holdings vận hành thành công Học viện Doanh nhân CEO Việt Nam và tạo ra một hệ sinh thái quy tụ hàng ngàn CEO, doanh nhân khắp cả nước.
Chính những CEO này sẽ là các giảng viên giảng dạy trực tiếp cho sinh viên của ngành Bussiness Boss. Giờ đây, các doanh nhân là phụ huynh muốn chuẩn bị hành trang cho con tiếp bước phát triển đã có nơi để an tâm gửi gắm. Những chủ doanh nghiệp cũng đã có môi trường kết nối tới thế hệ kế nghiệp để được chia sẻ giá trị quý báu.
Với sứ mệnh “Kiến tạo chủ doanh nghiệp tương lai”, điểm đặc biệt ở ngôi trường này chính là chương trình học được thiết kế riêng cho đối tượng kế thừa doanh nghiệp hoặc mong muốn khởi nghiệp. Các môn học sát với nhu cầu thực tế của thị trường và xã hội, trang bị cho sinh viên đầy đủ các khung năng lực như kể trên.
Bên cạnh đó, Trường còn sử dụng mô hình quân đội để rèn luyện sức khỏe và kỷ luật bản thân cho sinh viên. Trong 5 năm vừa qua, Trường đã quy tụ hàng ngàn sinh viên có có định hướng kế thừa doanh nghiệp hoặc có khát vọng làm chủ, tạo nên một cộng đồng những doanh nhân trẻ tài năng của quốc gia.
Trường Doanh nhân CEO Việt Nam thành lập từ năm 2015 được sáng lập bởi Ông Ngô Minh Tuấn – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn CEO Việt Nam Holdings, người sở hữu hệ thống 10 công ty thành viên hoạt động đa ngành trên nhiều lĩnh vực. Năm học 2021 – 2022, Trường tuyển sinh 4 chuyên ngành: Huấn luyện khởi nghiệp – Business Boss; Quản trị kinh doanh – Business One; Quản trị nhân sự - CHR; Quản trị dịch vụ du lịch & lữ hành – CEO Tourist.
Thông tin tuyển sinh Trường Doanh nhân CEO Việt Nam: https://truongdoanhnhanceovietnam.edu.vn/